288
07 Tháng 02 10:04 am

Sự hoàn hảo trong sáng tạo: Quyết liệt, nhưng có cần thiết?

 Sự tự hoài nghi độc hại giới hạn sức sáng tạo hay sự tự chất vấn cần thiết để tạo ra những tác phẩm để đời?

Những thiên tài sáng tạo thường được khắc họa là những kẻ nóng nảy. Quả thật, nhiều cái tên nổi tiếng gắn liền với danh xưng “thiên tài” xuyên suốt lịch sử đã phải gánh chịu những chứng bệnh tâm lí hay có lối sống không ổn định. Những ví dụ tiêu biểu gần nhất có thể kể đến Alexander McQueen và Kate Spade, cả hai đều đã quyết định tự sát, hay Yves Saint Laurent, nhà thiết kế xuất chúng nhưng đồng thời cũng có tiền sử sử dụng quá liều chất có cồn và ma túy. Có thể coi đây là triệu chứng phụ của những bộ óc sáng tạo kiệt xuất và cũng thường gặp ở những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Trong một xã hội tôn vinh sự hoàn hảo không tì vết và vùi dập không thương tiếc những thất bại, thì chủ nghĩa hoàn hảo đã ảnh hưởng đến sức sáng tạo của một cá nhân như thế nào? Và liệu những tiêu chuẩn do bản thân đặt ra có xứng đáng với những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần từ việc liên tục hoài nghi bản thân?

Chúng ta hãy cùng khám phá sự kết hợp giữa sự sáng tạo và chủ nghĩa hoàn hảo, cũng như cách những người trẻ đối phó với ngành công nghiệp đã luôn ép buộc họ phải chạm đến sự xuất sắc.

Đầu tiên: bất kì ai trên hành tinh này cũng đều sáng tạo ở một mức độ nào đó. Các nghiên cứu chứng minh rằng quá trình suy nghĩ ở một người bình thường không quá khác biệt so với những bộ óc thiên tài như nhà nghiên cứu Charles Darwins. Điểm khác biệt nằm ở tác phẩm sáng tạo, kết quả của những dòng suy nghĩ đó. Chính thái độ đối với những vấn đề đang tồn tại, phần lớn là những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống, sẽ tách biệt người bình thường và người sáng tạo xuất chúng. Đây cũng là khi sự hoàn hảo là cần thiết để tạo ra tác phẩm thành công nhất.

“Tôi luôn có cảm giác rằng mình đã có thể làm nhiều hơn!”

“Tôi theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo” có thể được coi là câu trả lời tuyệt vời khi được hỏi điểm yếu lớn nhất của bản thân trong các cuộc phỏng vấn - ai mà chẳng muốn nhân viên của mình không ngừng cố gắng để đạt kết quả tốt nhất? Tuy nhiên, thuật ngữ “chủ nghĩa hoàn hảo” chủ yếu ám chỉ những cảm giác tiêu cực, đặc biệt là trong ngành sáng tạo. Sự khao khát không ngừng nghỉ để tạo ra cái hoàn hảo nhất đôi khi thực chất là nỗ lực lấp liếm sự tự ti, không tin tưởng vào bản thân. Trong một cuộc khảo sát thực hiện bởi tờ 1granary, với gần 3700 người trả lời, 82% cho rằng mỗi khi kết thúc một dự án, họ chưa bao giờ cảm thấy nó hoàn hảo. Đồng thời, 98% cảm thấy rằng chủ nghĩa hoàn hảo có hại nhiều hơn là có ích. Một nhà sáng tạo theo chủ nghĩa hoàn hảo chỉ đang dọn đường dẫn đến sự thất bại của chính mình.

“Chỉ khi tôi đã khóc cạn nước mắt, mất ngủ nhiều ngày liên tiếp, và cạn kiệt tài sản thì tôi mới cảm thấy bản thân đã làm hết sức.”

Chủ nghĩa hoàn hảo là sự kết hợp giữa những mong đợi cao vô lí ở một cá nhân kết hợp với sự tự đánh giá bản thân cực đoan quá mức. Có thể phân loại xu hướng tâm lí này thành hai dạng: bình thường, và dạng theo đuổi hoàn hảo vì bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn lo âu. Những người thuộc loại thứ hai khó có thể khoan dung cho việc bản thân mắc lỗi hơn.

 Vậy, chủ nghĩa hoàn hảo được ứng dụng như thế nào trong sáng tạo? Theo những học giả, năng lượng, cảm hứng cho sáng tạo đến từ sự khác biệt ở cá nhân, sự khác biệt ở các góc nhìn, và ở những cái không biết đầy rủi ro. Đặc biệt đối với nghệ thuật, hiểu được sự khác biệt giữa những tác phẩm đã tồn tại là điều cần thiết để nghĩ ra một ý tưởng nguyên bản. Một nhà sáng tạo chủ nghĩa hoàn hảo, hay một người không ngừng hoài nghi bản thân, sẽ luôn luôn cố gắng so sánh tác phẩm của mình với bất kì thước đo nào đã tồn tại hoặc tự đặt ra, hay ảo ảnh của sự hoàn hảo trong tâm trí họ. Và vì vậy, họ đã tự giới hạn khả năng đột phá của chính mình.

“Trở thành người tốt nhất nghĩa là tôi sẽ không cảm thấy bản thân bình thường khi so sánh với người khác.”

Đó là lí thuyết. Nhưng cảm giác thật sự khi phải liên tục đấu tranh với những sự hoài nghi của bản thân là như thế nào? Đặc biệt khi chúng ta có thể tiếp nhận mỗi ngày những nguồn thông tin bất tận được chọn lọc trên các trang mạng xã hội, thứ mà sự hoàn hảo dường như không còn là một ảo ảnh nữa? Những phản hồi story của tờ 1granary trên Instagram cho thấy rằng một số lượng đáng kinh ngạc những người làm sáng tạo tin rằng việc làm hết sức mình cũng đồng nghĩa với cảm giác mệt mỏi rã rời. Một người theo dõi còn thừa nhận, “Chỉ khi làm hết 200% sức lực thì tôi mới thừa nhận là đã làm hết sức.” Nếu coi việc làm 100% sức lực là giới hạn tối đa cơ thể chịu được về mặt vật lí, thì câu trả lời trên phản ánh rõ rệt áp lực khổng lồ mà những người làm sáng tạo tự áp đặt lên mình.

Cũng liên quan đến chủ đề này, một nghiên cứu dài hạn bởi Curry và Hilla phân tích sự phát triển của chủ nghĩa hoàn hảo từ những năm 1980 cho đến năm 2016. Họ đã phát hiện rằng những nhóm lứa tuổi được tiếp cận mạng xã hội từ bé có tỉ lệ mắc những vấn đề tâm lí cao ở mức kỉ lục. Bên cạnh trầm cảm và những dạng lo âu, những người tham gia cho thấy sự sợ hãi ở mức độ bệnh lí đối với những phán xét tiêu cực trên mạng xã hội nhắm vào sự năng suất kém cũng như nhạy cảm hơn đối với lời chỉ trích và thất bại. Và thật tình cờ, những đặc tính trên rất giống với những người tự đánh giá bản thân là theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo.

“Tôi thường tìm kiếm sự công nhận thay vì cố gắng làm tác phẩm của mình hoàn hảo.”

Mạng xã hội đã tạo ra một thế hệ theo đuổi sự hoàn hảo ở nhiều phương diện cùng lúc. Vì thế nếu bản chất bạn là một người chủ nghĩa hoàn hảo, các phương tiện truyền thông có thể trở thành kẻ thù lớn nhất đe dọa đến sức khỏe tinh thần cũng như sức sáng tạo của bạn. “Truyền thông nói chung chỉ cho thấy sự hoàn hảo, và nó thúc giục tôi cũng như mọi người hãy trở nên hoàn hảo như vậy,” một người theo dõi phản hồi. Một người khác chia sẻ rằng, “Truyền thông đã hình thành nên một áp lực nặng nề dẫn đến sự lo âu không ngừng nghỉ, và từ đó lại tạo thêm áp lực nhiều hơn nữa cho tất cả chúng ta. Điều này chắc chắn không tốt đối với năng lượng sáng tạo.” Một số khác cho rằng việc đổ lỗi cho mạng xã hội vì những vấn đề trong xã hội là quan điểm đã quá lỗi thời. Suy cho cùng vấn đề không nằm ở mạng xã hội, mà ở cách mọi người sử dụng và tiêu thụ nó đã đặt ra những tiêu chuẩn phi lý cũng như những áp lực để đạt được chúng.

“Nó là một vòng tuần hoàn tàn bạo của sự tự chất vấn bản thân mà tôi có lẽ sẽ không bao giờ thoát được.”

Quay trở lại với khái niệm nhà sáng tạo hoàn hảo, sự không thỏa mãn bất tận đối với một dự án không nhất thiết đồng nghĩa với việc họ không hài lòng với chính mình. Thực chất, việc nỗ lực để đạt được sản phẩm tiệm cận sự hoàn hảo trong tư tưởng là thứ thúc đẩy các nhà sáng tạo đến với những giải pháp đột phá. Suy cho cùng, sự không hoàn hảo và không thỏa mãn là những nhân tố thúc đẩy một cá nhân trở nên sáng tạo ngay từ đầu. Điều đó cho thấy rằng kẻ thù thật sự ở đây không phải chủ nghĩa hoàn hảo mà là cảm giác bản thân không bao giờ đủ tốt. Chính nó đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trí và ngăn cản ta đạt được sự hoàn hảo thật sự.

“Tôi luôn mơ rằng những nhà thiết kế mình ngưỡng mộ sẽ thấy và khen ngợi tác phẩm của tôi."

Một trong những bài học lớn nhất từ bi kịch của các thiên tài vĩ đại là: những tài năng trẻ, hay những người sáng tạo nói chung, nên cho phép bản thân yếu đuối một chút đối với một vài người nhất định. Sẽ luôn luôn có những lời chỉ trích, nhưng những nhà sáng tạo cần biết cách thư giãn bản thân. Sự hoàn hảo mang tính khái quát, và ‘tốt nhất’ sẽ luôn là một đánh giá mang tính chủ quan. Đặt ra những tiêu chuẩn phi lý hay những thước đo sẽ giới hạn tiềm năng sáng tạo của bản thân. Sự tự hoài nghi sẽ cản trở tính nguyên bản bởi vì bạn sẽ luôn phải so sánh tác phẩm của mình với những tác phẩm xuất sắc khác đã tồn tại. Phải chấp nhận rằng ai trong chúng ta cũng có những khoảnh khắc tỏa sáng và thất bại. Ngay cả những tài năng vĩ đại nhất cũng trải qua những giai đoạn tối tăm, khủng hoảng nhất, nhưng điều đó không khiến những gì họ đã cống hiến trở nên kém quan trọng. Vào lần tiếp theo tự hoài nghi bản thân hãy nghĩ đến câu này: Liệu bạn đang theo đuổi sự hoàn hảo, hay tác phẩm của bạn đang bị phụ thuộc vào những sự công nhận từ bên ngoài?

Bài dịch: Phúc Hồ. Bản quyền thuộc về Fashionnet, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép. 

 

________________________________________________

 

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com 

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

Thuốc giải u sầu: phương thuốc thế kỷ cho bệnh trầm cảm của Robert Burton

Thuốc giải u sầu: phương thuốc thế kỷ cho bệnh trầm cảm của Robert Burton

Opinion Phát hiện đi trước thời đại trong khoa học: Bất kể một ai... khi bị lấn át bởi sự cô đơn, hay bị cuốn theo bởi nỗi sầu êm đềm và sự tự phụ vô nghĩa... hay bị chôn vùi trong những nỗi lo vô bờ bến, tôi có thể đưa cho họ một bài thuốc không gì hiệu quả hơn... đó là hãy tự đưa mình vào khuôn khổ của việc học hội họa hay khoa học.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us