Thuốc giải u sầu: phương thuốc thế kỷ cho bệnh trầm cảm của Robert Burton
Opinion Phát hiện đi trước thời đại trong khoa học: Bất kể một ai... khi bị lấn át bởi sự cô đơn, hay bị cuốn theo bởi nỗi sầu êm đềm và sự tự phụ vô nghĩa... hay bị chôn vùi trong những nỗi lo vô bờ bến, tôi có thể đưa cho họ một bài thuốc không gì hiệu quả hơn... đó là hãy tự đưa mình vào khuôn khổ của việc học hội họa hay khoa học.
Rất nhiều thời đại trước khi khoa học thần kinh hiện đại sinh ra và tìm ra chìa khóa của ý thức trong cơ thể, rất nhiều thế kỷ trước khi William James đưa ra giải thuyết đầu tiên về cách cơ thể của chúng ta ảnh hưởng đến cảm xúc, Robert Burton (08/02/1577 - 25/01/1640) đã đặt ra những câu hỏi này trong cuốn sách Giải phẫu U sầu của ông ấy vào 1621, quan sát rằng "gần như không có phần nào của cơ thể khi bị quấy rối mà không tạo ra căn bệnh trầm cảm này".
Một cuốn sách tổng hợp kiến thức ấn tượng với gần một nghìn trang giấy được chắp vá bởi tiền thân của siêu văn bản, cuốn sách này tổng hợp hàng loạt các trích dẫn từ những nhà văn trước, từ Seneca đến Solomon, để có thể phác họa nên các ý chính của Burton - đa số là đột phá thời đó, một số vẫn vậy đến tận bây giờ - về một đối tượng mà ông đã nghiên cứu dưới phương diện "triết học, y học, và sử học, một cách phanh phui"; một đối tượng mà ông đã có trải nghiệm đầu tiên và thân mật. "Những thứ mà người khác nghe thấy hay đọc phải," ông ta viết, "Tôi đã tự cảm nhận và luyện tập chúng; họ lấy kiến thức từ sách vở, còn tôi lấy từ việc sầu đời".
Burton vẫn chỉ là một cậu thiếu niên khi ông ấy chìm vào giai đoạn đầu tiên của sự trầm cảm đến suy nhược - một cụm từ còn chưa xuất hiện vào thời bấy giờ, bởi vì sức khỏe tinh thần còn chưa phải là một khái niệm y học. Nỗi "u sầu" này thường để lại cho ông ấy "một trái tim nặng nề và một cái đầu xấu xa", và nó kinh khủng đến mức đã tốn ông hơn một thập kỷ để có thể hoàn thành việc học tại Oxford. Ông ấy cứ cố bỏ đại học và bắt đầu một cuộc sống độc lập, nhưng không bao giờ thực sự làm được, than thở về "những hi vọng dang dở" và cảm giác "bị bỏ rơi, như một con cá heo mắc cạn".
Cuối cùng - hàng thế kỉ trước khi các nhà tâm lý học trình bày rằng thay đổi tường thuật nội tâm của bản thân về một vấn đề là cách duy nhất để cải thiện trải nghiệm của chúng ta với vấn đề đó - Burton đã thay đổi bản thân theo hoàn cảnh, nhận thấy rằng "lối sống tu mục" đã bảo vệ ông ấy "khỏi những bộn bề và lo toan của thế giới". Từ sự cô lập mâu thuẫn này, ông ấy đã viết ra Giải phẫu U sầu, tựa đề Nó là cái gì, với tất cả các thể loại, nguyên nhân, triệu chứng, phỏng đoán, và một vài bài chữa cho nó. Tác phẩm đã chạm tới muôn vàn những mảnh đời như Samuel Johnson, Jorge Luis Borges, và Nick Cave. Keats - có cuộc sống ngắn ngủi và đầy cảm hứng nhưng bị vò xé bởi những đợt tấn công của trần cảm - đã tuyên bố rằng đây là cuốn sách yêu thích của ông.
Giống như Whitman đã làm với tuyển tập thơ Lá cỏ của ông ấy, Burton cũng ám ảnh về việc sửa lại và mở rộng tuyệt tác, phát hành thêm 5 bản trước khi ông ra đi - một thành tích không hề nhỏ cho một cuốn sách ở thế kỉ đầu tiên ngay sau Cuộc Cách Mạng In ấn nói riêng, hay một cuốn sách ở bất cứ thời đại nào nói chung, đặc biệt là một cuốn dài gần một nghìn trang.
Burton sống trong thời kỳ hoàng kim của giải phẫu Phục Hưng, khi các bức vẽ giải phẫu của Leonardo da Vinci nhìn trước vào tương lai sau đó của y học. Nhưng y học lúc bấy giờ thô sơ như một lưỡi dao bằng đá trên cơ thể con người, tới mức loại trừ hoàn toàn khả năng có tâm trí. Tâm lý học còn không mảy may xuất hiện trong trí tưởng tượng của nhân loại. Khoa học thần kinh vẫn còn ba thập kỷ rưỡi nữa trước khi xuất hiện. Việc Burton đã sử dụng một cụm từ sinh lý học cho một khái niệm tâm lý học mà chưa tồn tại đã là một bước tiến đáng kể trong trí tưởng tượng. Nhưng dù ông ấy là người đi trước thời đại lúc bấy giờ, ông ấy - như tất cả những người nhìn xa trông rộng khác - cũng chỉ là một sản phẩm của thời bấy giờ. (Và điều đó không sao cả - như tôi thường nói, kể cả những người giỏi nhất cũng không thể thay đổi góc nhìn của họ để vượt quá sự hiểu biết của thời đại đó; mong chờ điều này xảy ra cho thấy sự ngạo nghễ thiếu hiểu biết về lịch sử và là một hành động tàn ác với những giới hạn của thời đại và thời điểm. Họ cũng đã đưa ra lựa chọn của họ, như chúng ta cũng đã đưa ra lựa chọn của chúng ta.) Burton đồng ý với giả thuyết về thể chất của cơ thể con người, đưa ra quyết định cuộc đời bằng các bài toán chiêm tinh, một mực tin vào một thói quen sinh lý cho trí tuệ vượt trội của đàn ông, hưởng ứng các trò man rợ kiểu săn bắn và săn bằng chim ưng như những môn giải trí về tinh thần, và loại trừ đàn bà ra khỏi mọi môn giải trí cho tâm trí, đưa đàn bà xuống ngang hàng với "ngành may vá kì lạ", việc làm và bày biện các "món bánh kẹo, mứt, rượu, vân vân" và việc chăm non "những bông hoa ngạt ngào hương thơm" trong vườn.
Ấy thế, bỏ qua vốn Tiếng Anh cũ phức tạp và những điểm mù trong thời đại của ông ấy, vẫn tồn tại một sự hiểu biết tường tận và rõ ràng - như một ánh sáng trải dài ngược xuôi trên dòng thời gian, chiếu tới sự khởi đầu của giống loài chúng ta và chiếu tới cả tương lai xa của ngành khoa học, khai sáng về định nghĩa của một con người và những điều chúng ta có thể làm được để phóng đại ánh sáng của lòng nhân đạo dù trong những thời khắc tăm tối nhất.
Đây chính là từ mà Burton rất trân trọng: Rất nhiều thời đại trước khi tôi mượn cụm từ đáng mến mà Patti Smith đã mượn từ William Blake để thể hiện nghị quyết của cuộc đời trong việc tìm ra điều gì phóng đại tâm hồn của bạn, phóng đại là từ Burton đã sử dụng liên tục trong những hoạt động mà ông cho rằng là phương thuốc cho sự trầm cảm - ông ấy viết về cách mà việc đọc sách, đi bộ, và hội họa “phóng đại cực kì” cá thể tham gia những hoạt động đó; bốn thế kỷ trước khi nhà thần kinh học Oliver Sacks đã nghiền ngẫm bốn mươi năm hành nghề y tế để chỉ ra rằng vườn tược là một trong hai thứ đã đóng góp nhiều nhất trong việc phục hồi bệnh nhân của ông, Burton đã viết về một khu vườn hoàng gia “phóng đại cực kì” tâm hồn của những người tham quan.
Đây chính là bản chất của kiến thức của ông - cách mà trải nghiệm sinh lý và trải nghiệm tâm lý của chúng ta có thể phóng đại lẫn nhau. Ông ấy viết rằng:
“Sự bất tiện đó, khởi nguồn từ việc hoạt động không điều độ và không hợp lý ở một phía, quá nhiều sự cô độc và trì trệ ở phía còn lại, phải bị phản đối để tạo thành thuốc giải, cân bằng hợp lý và điều độ… cả cơ thể và tinh thần… để dẫn đến… việc giữ gìn sức khỏe tổng thể của chúng ta.”
Nằm giữa khoảng thời gian xuất hiện y học của Galen và Hippocrates, và chăm sóc sức khỏe toàn diện như chúng ta hiện đang biết, Burton đúc kết lại những gì mà các tiền bối đã đưa ra để có một sức khỏe tốt. Ông quan sát rằng trong những “việc làm, bài tập, và môn giải trí” mà thường được giới thiệu, “một vài thứ phù hợp với cơ thể, một vài lại phù hợp với tinh thần, một vài thứ dễ hơn, một vài thứ khó, một vài thứ vui, một vài thì không, một vài thứ trong nhà, một vài ngoài thiên nhiên, một vài lại nhân tạo.” Sau đó, ông tự đưa ra những giới thiệu về những hoạt động hiệu quả nhất để làm thuốc giải cho nỗi u sầu. Ngoài chạy bộ và nhảy múa, các môn thể thao đồng quê và tập thể lực đô thị, ông ấy đặc biệt chú trọng một hoạt động thể chất được ưa chuộng nhất bởi những bộ não phong phú.
Chính xác một phần tư thiên niên kỷ trước khi Thomas Bernhard đã cho rằng “không có gì rõ ràng hơn việc thấy một người đang nghĩ ngợi đi bộ, cũng như không có gì rõ ràng hơn việc thấy một người đang đi bộ nghĩ ngợi,” và hai thế kỷ trước khi Nietzsche khen ngợi các lợi ích về tinh thần của việc đi bộ, Burton viết rằng:
“Để đi bộ giữa những vườn cây, vườn hoa, bóng râm, ngọn đồi, và cây thông, những khu hoang sơ nhân tạo, rừng già, cổng vườn, lùm cây, bãi cỏ, lạch sông, đài phun nước… những con suối, hồ nước, hồ cá, giữa cây cỏ và nước non, trong một đồng cỏ thơ mộng, ven một con sông… trong một đồng bằng êm dịu, công viên, thi thoảng chạy trên một chiếc dốc thoải, hay ngồi dưới những tán cây… là một thú vui tao nhã.”
Chú thích rằng hoạt động này có thể “làm sảng khoái và đem hạnh phúc đến với một tâm hồn u sầu và ủ rũ,” và nó luôn sẵn sàng để sử dụng ở khắp mọi nơi cho tất cả mọi người, ông ấy viết thêm:
“Tất cả các cung điện, tất cả các thành phố gần như đều có riêng cho họ những con đường, lối đi, sân ngoài trời, lùm cây, nhà hát, cuộc thi, trò chơi, và một vài các trò tiêu khiển; tất cả các đất nước, một số giảng dạy thể dục để giải tỏa tâm trí và rèn luyện cơ thể.”
Từ việc rèn luyện cơ thể, Burton quay sang việc rèn luyện tâm trí, đánh giá vô vàn các đề cử cho liều thuốc giải hoàn hảo cho nỗi u sầu.
Chúng ta có cờ vua, “được sáng chế (một số cho rằng) bởi một đại tướng trong một đội quân đang chết đói, để tránh quân lính nổi loạn” - một hoạt động ông cho rằng “một bài tập tốt và dí dỏm cho tâm trí,” chắc chắn có thể xoa dịu được nỗi u sầu của những ai “trì trệ, và có những suy nghĩ hỗn loạn kinh khủng, hoặc bị muộn phiền bởi những nỗi lo âu, không có gì tốt hơn để làm sao nhãng họ, và thay đổi dòng suy nghĩ của họ.” Nhưng ông ấy cũng nhanh chóng lưu ý rằng cờ vua “có thể hại nhiều hơn lợi” nếu bạn quá tập trung vào việc thành thạo nó - lúc đấy, cờ vua có thể trở nên “quá nhiều lo âu” và trở thành “một trò chơi cực kì khó chịu” gây ra sự bực bội khó tả cho cái tôi mong manh của một kẻ thua cuộc vốn đã đang trong tâm trạng xấu.
Rồi chúng ta đến với các hoạt động từ thiện và nhân văn, “như những trò đùa vô hại, và có nhiều lợi ích,” nhưng mọi người thường làm nó để “giải tỏa bản thân và những người khác” - những hoạt động này thường dùng để tâng bốc cái tôi, với rất ít lợi ích lâu dài cho những người mà họ cho đi. (Burton cũng đã đi trước thời đại vào thời điểm này, cảnh báo trước về sự hiểu biết sau này của chúng ta về các nghịch lý của sự hỗ trợ như “lòng vị tha hiệu quả” và “đầu tư có tác động.”)
Sau cùng, ông đã đi đến kết luận với đơn thuốc tự tin nhất. Hàng thế kỷ trước khi T.H. White mơ về những chuyến phiêu lưu của những hầu cận của Vua Arthur và mượn miệng của Merlyn để truyền đạt sự an ủi vĩ đại nhất cho nỗi sầu, Burton cho rằng:
“Giữa các bài luyện tập, hay các trò giải trí cho tâm trí trong nhà, không có gì khái quát, hợp lý để áp dụng cho tất cả thể loại người, phù hợp và đúng đắn để đánh tan sự trì trệ và nỗi u sầu, hơn là việc học… Liệu một người nào hoàn toàn bị lấn át bởi sự trì trệ, hay bị rơi vào một mê cung của những lo âu, muộn phiền và buồn bực, không thể cảm thấy đầu óc nhẹ nhõm hơn sau khi đọc một vài mẩu chuyện kì thú, thật hay giả, hay quan sát những gì các ông cha ta đã làm, sự khởi đầu, lụi tàn, các thời kỳ của các liên bang, những hoạt động của các người đàn ông kín đáo khi được phơi bày ra, vân vân… Ai mà lại không thể động lòng trước một bài phát biểu tâm huyết, một cuốn sách kì thú, một bài thơ thanh tao, hay một cuộc đàm luận đầy cuốn hút?... Với đa số, học là một niềm vui không tả. Tại sao một biển sách, cùng với tất cả các môn học, nghệ thuật, và khoa học, lại đưa mình cho niềm hân hoan và năng lực của độc giả? Trong toán học, hình học, góc nhìn, quang học, thiên văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa… trong cơ khí và các bí ẩn của chúng, các vấn đề quân sự, định vị, cưỡi ngựa, đấu kiếm, bơi, làm vườn, trồng cây… trong âm nhạc, siêu hình học, triết học tự nhiên và đạo đức, ngữ văn, trong chính trị, biểu tượng hoàng gia, gia phả hoàng gia, sử học… Có gì chính xác, có gì vui?
...
Bất kể một ai... khi bị lấn át bởi sự cô đơn, hay bị cuốn theo bởi nỗi sầu êm đềm và sự tự phụ vô nghĩa... hay bị chôn vùi trong những nỗi lo vô bờ bến, tôi có thể đưa cho họ một bài thuốc không gì hiệu quả hơn... đó là hãy tự đưa mình vào khuôn khổ của việc học hội họa hay khoa học.”
Với một tuyên bố từ chối trách nhiệm nhạy cảm rằng hấp thụ quá nhiều thông tin cho tâm trí cũng có thể trở thành nguồn gốc của u sầu, ông thêm rằng:
“Việc học chỉ được đề xuất cho những ai đang trì trệ, muộn phiền trong đầu, hay bị cuốn đi trong những suy nghĩ và tưởng tượng vẩn vơ, để phá vỡ những mạch suy nghĩ sâu này… và chuyển những mạch suy nghĩ này sang hướng khác. Trong trường hợp này, không có gì tốt hơn việc học… giống như thịt cho cơ thể, và sách cho tâm hồn.”
Trên một con đường mà đặc biệt làm tâm hồn thiên văn học của tôi bay phơi phới, Burton hưởng ứng một bộ môn cụ thể về sự tò mò mang tính chữa lành:
“Về lẽ tự nhiên, có gì đáng kinh ngạc trong việc nghiên cứu và tính toán sự chuyển động của các hành tinh, các kích cỡ, cận điểm quỹ đạo, viễn điểm quỹ đạo, độ lệch tâm của chúng, cách Trái Đất bao xa, độ to, độ dày, la bàn của bầu trời thiên văn, từng ngôi sao, với đường kính và chu vi của chúng, diện tích trông thấy, bề mặt, với sự trợ giúp kì lạ từ kính, thước trắc tinh, kính lục phân, thước góc tư… toán học, hình học, và thậm chí hội họa và âm nhạc?”
Burton quay trở lại với sự cân bằng thiết yếu của việc rèn luyện cơ thể và tâm trí để gỡ bỏ tấm kính mỏng xám xịt của nỗi u sầu:
“Cơ thể và tâm trí phải được rèn luyện, không chỉ một, mà cả hai, và có điều độ; còn không nó sẽ tạo thành một sự bất tiện. Nếu cơ thể quá mệt mỏi, nó cũng sẽ làm tương tự với tâm trí. Tâm trí thì đàn áp cơ thể, thường xảy ra với các học sinh, và không quan tâm đến cơ thể nghĩ gì (như Plutarch đã quan sát).”
Hãy bổ sung những mảnh thông tin từ tượng đài của thời gian và sự tường tận là Giải phẫu U sầu của Burton - cung cấp những bài thuốc cho bệnh mất ngủ, vô cảm, và các biểu hiện khác của căn bệnh vĩnh cửu - với một cuốn sách tổng hợp kiến thức hiện đại của nhiều tác giả vĩ đại về bài thuốc hiệu quả nhất cho trầm cảm, sau đó xem quy trình tập thể dục của Walt Whitman và nhà thần kinh học Antonio Damasio về cách cảm nhận cơ thể để hoàn thiện tâm trí.
________________________________________________
Art Design Center
vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com
Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)
30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.
HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.