Fashioned From Nature: Sự ích kỉ của thời trang
Fashion Story Buổi triển lãm Fashioned From Nature, diễn ra hồi tháng 1 năm 2019, cho giới mộ điệu có cơ hội chứng kiến những thiết kế đẹp lộng lẫy trong quá khứ từ năm 1600 trở đi và đồng thời truyền đi lời cảnh tỉnh về ảnh hưởng của ngành công nghiệp thời trang nói riêng đến môi trường trong hiện tại và cả tương lai.
'Nó nói về tương lai của ngành thời trang - và của cả thế giới'
-Time Out
Tôi đến xem buổi triển lãm Fashioned by Nature tại V&A ngày hôm qua. Những thiết kế đầu tiên là các mẫu áo gile thêu thùa họa tiết hoa và khỉ rất sinh động, rực rỡ. Bản thân cái áo khoác cũng được làm từ lụa và các chất liệu sợi tự nhiên từ những năm 1780 -89. Độ chi tiết và phức tạp của chúng là không thể nào tin nổi. Những đường chỉ may được sắp xếp một cách liền mạch và bạn có thể cảm nhận được sự tỉ mỉ đến từng chi tiết của người thợ thêu. Kĩ thuật thượng thừa ấy không còn xuất hiện nhiều ngày nay. Sự tinh tế và vẻ đẹp ấy choáng ngợp đến nỗi tôi chỉ dám tưởng tượng nó được trưng bày, giữ gìn cẩn thận trong lồng kính.
Áo gile nam, họa tiết hình khỉ Macaque được thêu hoàn toàn thủ công
Chiếc đầm mang tên 'Mantua', 1760s
Tiếp theo sau đó là những tác phẩm đan len. Một lần nữa, tỉ mỉ đến từng chi tiết và tinh tế vô cùng. Hàng mét vải len được dệt may một cách thủ công, cuộn lại như một cái ruy băng khổng lồ. Trong đầu tôi chợt liên tưởng đến hình ảnh người thợ may, với tấm lưng gần như co lại làm đôi, đôi mắt trợn trừng lên để thấy được lỗ may nhỏ nhoi dưới ánh đèn nến lập lòe.
Chiếc váy vải Muslin được trang trí bằng cánh bọ hung, 1868-1869
Chiếc mũ làm từ da lộn và lông của loài chim Himalayan monal, được thiết kế bởi Lucienne Rabaté, 1946
Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả. Song song với những mẫu trưng bày là các tờ giấy note giải thích quy trình thu thập và xử lý vật liệu nguyên chất. Đây mới là ý nghĩa chính của buổi triển lãm này. Cây lanh và cây bông gòn được thu hoạch bởi những nô lệ. Biết bao nhiêu phụ nữ và trẻ em đã phải lao động kiệt lực ngày qua ngày chỉ để đổi một số tiền ít ỏi mà có lẽ không bằng mức sống tối thiểu của họ. Các nhân công bị bóc lột, những thớ vải được sản xuất tràn lan đến dư thừa, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, người dân địa phương bị bỏ qua và chịu ảnh hưởng, nhiều loài động vật bị giết bỏ và côn trùng bị bắt để thu hoạch, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác vô tội vạ, thậm chí nhiều loài thú hoang dã bị săn bắn chỉ để làm mũ và áo. Những tờ ghi chú đó như những nỗi kinh hoàng giúp tôi mở bừng mắt ra trước viễn cảnh đen tối ngay bây giờ và trong tương lai.
Sự ích kỉ trong ngành công nghiệp thời trang bắt nguồn từ nhu cầu thể hiện sự giàu có và địa vị của mình thông qua trang phục và mong muốn tái tạo vẻ đẹp của tự nhiên đã dẫn tới sự suy giảm không ngừng trong số lượng của nhiều loài sinh vật khác nhau. Sự tôn trọng dành cho động vật, hệ sinh thái và chính những đồng loại của chúng ta đang lung lay hơn bao giờ hết. Điều này ít nhiều cũng liên quan đến sự phân chia giai cấp. Số tiền cần để có được những nguyên liệu này, với số lượng lớn như thế, chắc hẳn phải là một con số khổng lồ. Các loài bọ hung, chó sói, gấu mèo, bông gòn.. tuyệt chủng ở Anh đang được nhấp khẩu liên tục, và với một số tiền cũng không hề nhỏ. Những người khoác lên mình các thiết kế này chắc hẳn cũng không biết nguồn gốc xuất xứ nó từ đâu, hay cái giá mà thiên nhiên phải trả để tạo ra chúng.
Những nô lệ trên một cánh đồng bông gòn, 1850
Ngày nay bạn có thể dễ dàng biết được quần áo của mình được thiết kế và sản xuất ở đâu, nhưng sự thật rằng một mảnh vải có thể đã phải qua hơn một nửa thế giới trước khi đi đến quy trình thiết kế. Và bạn sẽ không bao giờ biết được điều đó, và bạn cũng sẽ chẳng bao giờ biết được nguyên vật liệu tạo ra mảnh vải đó đã được thu hoạch, xử lý như thế nào để tạo ra được thành phẩm.
Những vấn đề trên kêu gọi tính rõ ràng, rành mạch trong ngành công nghiệp thời trang. Họ cần phải ngưng chiều chuộng mọi ý thích của khách hàng như là ngành công nghiệp fast fashion, và quan tâm đến môi trường nhiều hơn. Một số nhà thiết kế tiếng tăm như Stella McCartney đã chính thức gửi lời tuyên chiến đến ngành công nghiệp thời trang không bền vững. Cô ấy từng nói với tờ Vogue rằng : “Nếu anh có một công ty, thì anh phải có nghĩa vụ quản lý nó một cách bền vững và thân thiện với môi trường.” Trang web của Stella McCartmey có các thông tin chi tiết hơn về quan điểm của thương hiệu đối với các vấn đề như môi trường, thiên nhiên và con người.
Ensemble, Stella McCartney, Mùa đông 2017
Một bộ sưu tập của Stella McCartney, được chụp trên một bãi rác thật.
Điều này không nhất thiết phải trở nên quá khó khăn, bởi vì càng nhiều người tham gia, thì chi phí sẽ càng giảm đi. Tôi rất mong rằng chúng ta sẽ sớm tỉnh giấc và nhận ra rằng đống quần áo mà mình mặc hằng ngày có một ảnh hưởng khổng lồ đến Trái đất và bất kì thứ gì đang tồn tại trên nó. Bởi vì tôi tin rằng không một con người bình thường nào sẽ tiếp tục lối tiêu dùng quần áo hoang phí hiện tại một khi họ đã nhận ra mình đang ảnh hưởng như thế nào đến trái đất. Không một ai cả.
Nguồn Madia & Matilda - Bài PD
Ảnh lấy từ trang web của Bảo tàng Victoria & Albert
FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088