Sáng tạo và tại sao bạn nên trở thành nghệ sĩ?
Opinion “Angry, and half in love with her, and tremendously sorry, I turned away.” ― F. Scott Fitzgerald, The Great Gatsby
Điều gì làm chúng ta thích thú với những bức vẽ của Van Gogh, choáng ngợp với mái vòm toà nguyện Sistine, buồn cười với những tạo tác của Salvador Dalí và đau đớn với những cung đoạn trần thuật của Haruki Murakami?
KHÔNG AI BIẾT CẢ.
Ngay cả những nhà sáng tạo, những nghệ sĩ hay chính cha đẻ của tác phẩm. KHÔNG AI BIẾT HAY CÓ MỘT MANH MỐI NÀO VỀ CÔNG TÁC SÁNG TẠO CẢ.
Nếu bạn hỏi họ, tác phẩm này có ý nghĩa gì, muốn nói lên điều gì, làm thế nào để tạo ra được. Họ sẽ trả lời họ không biết, họ chỉ làm theo cảm tính, đó như là một bí mật của riêng họ. Và cái KHÔNG BIẾT này chính là đỉnh cao của nghệ thuật. Vì chính vì cái sự KHÔNG BIẾT, nó phải có cảm giác BÍ MẬT nên tác phẩm mới THÚ VỊ .
Công tác và quá trình sáng tạo là 1 cuộc hành trình. Nếu chúng ta kiểm soát hết cuộc hành trình của mình, lên kế hoạch, gò ép, máy móc thực hiên theo kế hoạch đã định, bất chấp các yếu tố phát sinh bên ngoài khả năng kiểm soát, lẫn những thay đổi nội tại bên trong của bản thân của ta thì tác phẩm của chúng ta có thể sẽ phần nào chỉnh chu, đẹp, nhưng sự thú vị và có hồn thì chắc chắn không còn một chút nào và thay vào đó bạn sẽ có cái mà bạn cố để trở thành: bạn sẽ có được sự thiếu tinh tế. tính cứng nhắc và khả năng rập khuôn ngây thơ, cổ lỗ tới mức đau lòng những người xem.
Càng sáng tạo nhiều tác phẩm ở các mảng tưởng chừng như hết sức đơn giản như tô màu, viết luận, cho tới khó khăn, dài hơi và đòi hỏi nhiều sự cộng tác hơn như làm một bộ phim ngắn rẻ tiền, tôi càng thấy được rằng, mọi người quá đề cao: "Tài Năng" trong công tác làm nghệ thuật.
Tôi nói đừng lo lắng, vì Tài Năng sẽ phát triển qua quá trình thực hành và luyện tập. Nó chỉ là một từ đồng nghĩa với THÓI QUEN không hơn không kém. Không việc gì phải nhặng xị về nó cả. Picasso được cho là tài năng vì vẽ xấp xỉ khoảng 50.000 bức tranh trong cả đời của mình. Lấy ví dụ như trong bộ môn hát: mọi người thường nghĩ hát là môn nghệ thuật cần phải có năng khiếu và chỉ một vài người may mắn sinh ra mới có khả năng này, các chàng trai bán kẹo kéo mưu sinh đều chứng minh các bạn đều ngược lại. Kết cấu cổ họng, môi và lưỡi, lẫn khả năng thẩm âm chúng ta sẽ thay đổi trong quá trình luyện tập, phát âm, lên tông xuống tông, ngân và 90% những người bình thường chúng ta nếu được luyện tập đều sẽ có khả năng hát và thậm chí hay như đa số ca sĩ đang làm nghề. Và chỉ khoảng 5% người là sinh ra hát cực kỳ xuất sắc chỉ cần luyện tập rất ít, và 5% là hoàn toàn không có khả năng cảm âm nên gọi là mù nhạc.
Vì vậy tôi nghĩ cần thiết nhất trong việc sáng tạo nghệ thuật là sự Dũng Cảm không phải là tài năng.
Dũng Cảm đặt bút viết 1 đoạn văn thể hiện cảm giác cảm nhận của mình với 1 món ăn nào đó, Dũng Cảm vẽ 1 bức tranh thể hiện ánh nhìn của mình với thế giới xung quoanh, Dũng Cảm hát lên 1 đoạn nhạc theo cái cách mà ta cho là hay, Dũng Cảm sáng tạo 1 video tik tok với những đoạn nhảy ngộ nghĩnh dễ thương gây tiếng cười cho người xung quanh. Tất cả những gì bạn sáng tạo, tất cả những gì bạn nghĩ tới được, tưởng tượng ra được dù cho nó có mang lại bạn cảm giác đẹp đẽ, ngộ nghĩnh thú vị và tò mò, cho đến kinh hãi, ghê sợ, đau đớn, hay thậm chí xấu hổ; hãy làm ơn đừng giữ lại mà thể hiện nó ra, thể hiện nó ra trang giấy, trên video, trên tượng, trên giấy canvas, trên piano, hay trên cây đàn guitar của mình.
Cần nhắc cho các bạn nhớ. Chúng ta đang sống trong 1 thời đại thiên đường, cực kỳ may mắn, chưa bao trong lịch sữ nhân loại nhu cầu làm/thưởng thức nghệ thuật được tạo nhiều điều kiện và tối ưu hoá tới vậy. Chỉ cách đây gần 300 năm trước, ngay cả những chuyên gia về Mozart cũng chỉ có thể nghe được bản Symphony 40 một vài lần trong đời. Làm nghệ thuật là 1 nhu cầu thiết yếu cho một đời sống lành mạnh nơi con người, vì tiền có thể mang cho chúng ta 1 đời sống vật chất đầy đủ thậm chí dư dả (khi tôi dùng từ dư dả các bạn phải hiểu là nó rất có thể không cần thiết) .
Nhưng để gọi là giàu có thực sự thì khả năng thưởng thức của chúng ta cần phải có và điều đó không thể nào được cải thiện nếu chúng ta quay lưng lại với nghệ thuật vì quy cho cùng mục đích để kiếm được tiền nhiều cũng chỉ để giúp ta có thể thưởng thức được cảm giác sung sướng và thoải mái càng nhiều càng tốt.
Vì vậy sẽ hết sức vô nghĩa khi bạn sở hữu 1 khối tài sản lên cả triệu đô, nhưng đối với bạn tháp Eiffel chỉ là 1 mớ sắt xấu xí xám xịt chọc thẳng bầu trời, cũng trong mắt bạn như cả 1 Paris phồn hoa bạn chỉ gói gọn với diện tích 1,4 m chiều rộng, 1,2 m chiều dài nhìn từ phía cửa sổ 5 sao sang trọng, nơi bạn sẽ dành cả ngày để ngủ, ăn và than vãn về thời tiết tồi tệ ẩm ướt Paris.
Nhưng đối với 1 người có khả năng cảm nhận, những cơn mưa lất phất sẽ tạo thành những tấm phản quang đầy lung linh dưới mặt đất tạo cơ hội cho những chiếc đèn cổ vàng Paris soi mình ngắm nhìn nhan sắc chính nó. Nhắm mắt lại và cảm nhận, 1 cảm giác thật thoải mái lan toã cuốn trôi mọi phiền muôn đúng không nào. "Paris is the most beautiful in the rain" - Midnight in Paris, Woody Allen.
Nguồn: Facebook "Bùi Quốc Thống"
________________________________________________
Art Design Center
vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \
Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)
30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.
HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.