Bạn có từng bị thao túng?
Opinion Thao túng tâm lý là hiện tượng thường thấy ở nơi làm việc và trong các mối quan hệ gần gũi. Một người thao túng biết cách dùng lời nói, với “chơi” cảm xúc của người khác một cách có chủ ý để đạt được điều mình muốn
Tôi xin giới thiệu với mọi người một bài viết liên quan đến thao túng tâm lý, hiện tượng thường thấy ở nơi làm việc và trong các mối quan hệ gần gũi. Đây là hành vi sử dụng các chiến thuật để gián tiếp kiểm soát hành vi, cảm xúc và các mối quan hệ. Một người thao túng biết cách dùng lời nói, với “chơi” cảm xúc của người khác một cách có chủ ý để đạt được điều mình muốn. Hãy đọc để hiểu bạn có từng hay đang bị thao túng? Nếu bị thao túng, bạn cần làm gì để thoát khỏi tình trạng đó?
Thao túng là gì?
Hầu hết mọi người ít nhiều có những hành vi thao túng người khác. Chẳng hạn ai đó hỏi bạn có ổn không, bạn trả lời “tôi ổn” trong khi bạn đang thực sự chán nản. Về mặt kỹ thuật, đây là một hình thức thao túng vì nó kiểm soát nhận thức và phản ứng của người kia đối với bạn.
Tuy nhiên, những người “thao túng chuyên nghiệp” thường gây ra những hậu quả lớn hơn nhiều và nó thường liên quan đến lạm dụng tình cảm, đặc biệt là trong các mối quan hệ thân mật, thầy-trò, vợ-chồng, bạn bè, cha mẹ-con cái. Thao túng là hành vi tiêu cực, đặc biệt khi nó gây hại cho sức khỏe thể chất, cảm xúc hoặc tinh thần của người bị thao túng.
Những người thao túng người khác thường làm như vậy vì họ cảm thấy cần phải kiểm soát mối quan hệ và môi trường xung quanh, một sự thôi thúc thường bắt nguồn từ nỗi sợ hãi hay lo lắng sâu kín, đó không phải là một hành vi lành mạnh. Người thao túng có thể ngăn người bị thao túng kết nối với con người thật của họ và có thể khiến họ gặp phải một loạt các hiệu ứng xấu.
Hậu quả đối với sức khỏe tâm lý
Nếu không được giải quyết, bị thao túng có thể làm sức khỏe tâm thần của những người bị thao túng kém đi. Thao túng mãn tính trong các mối quan hệ thân thiết cũng có thể là một dấu hiệu lạm dụng tình cảm đang diễn ra. Trong một số trường hợp, có thể có tác động tương tự như chấn thương, đặc biệt là khi nạn nhân bị thao túng cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ.
Nạn nhân của thao túng mãn tính có thể: • Cảm thấy thất vọng về bản thân mình • Tăng sự lo lắng • Tăng các biểu hiện đối phó không lành mạnh
• Không ngừng cố gắng để làm hài lòng người thao túng • Nói dối về cảm xúc của họ • Đặt yêu cầu của người khác lên trước nhu cầu của bản thân.• Khó tin người khác
Trong một số trường hợp, bị thao túng có thể khiến nạn nhân nghi ngờ về nhận thức của chính mình về thực tế. Bộ phim kinh điển Gaslight đã minh họa một câu chuyện như vậy, trong đó một người phụ nữ bị chồng thao túng đến mức cô khôngcòn tin tưởng vào nhận thức của chính mình, người chồng bí mật tắt đèn và thuyết phục vợ rằng ánh sáng mờ ảo nằm trong đầu cô ấy là một ví dụ.
Thao túng và bệnh tâm lý
Hầu hết mọi người đôi lúc có những hành vi thao túng nhưng người có những hành vi thao túng mãn tính có vấn đề về sức khỏe tâm thần đằng sau những hành vi đó.
Thao túng đặc biệt phổ biến với các chẩn đoán rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) và rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD). Đối với nhiều người mắc bệnh BPD, thao túng có thể là một phương tiện để đáp ứng nhu cầu tình cảm của họ hoặc có được xác nhận, và nó thường xảy ra khi người mắc bệnh BPD cảm thấy không an toàn hoặc bị bỏ rơi. Nhiều người mắc bệnh BPD đã chứng kiến hoặc bị lạm dụng, thao túng có thể đã được phát triển như một cơ chế đối phó để nhu cầu được đáp ứng một cách gián tiếp.
Những người bị NPD có thể có các lý do khác nhau để thực hiện hành vi thao túng. Vì những người mắc NPD có thể gặp khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ thân thiết, họ có thể sử dụng các biện pháp thao túng để giữ đối tác của họ trong mối quan hệ. Các đặc điểm của thao túng tự sự có thể bao gồm làm cho xấu hổ, đổ lỗi, chơi trò “nạn nhân” và kiểm soát các vấn đề.
Thao túng trong các mối quan hệ
Thao túng lâu dài có thể có tác động nghiêm trọng đến các mối quan hệ thân thiết: giữa bạn bè, các thành viên gia đình và mối quan hệ tình cảm. Thao túng có thể làm mối quan hệ kém đi và dẫn đến sức khỏe tinh thần của những người trong mối quan hệ suy giảm hoặc thậm chí làm mối quan hệ tan rã.
Trong một cuộc hôn nhân hoặc quan hệ đối tác, thao túng có thể khiến một đối tác cảm thấy bị bắt nạt, cô lập hoặc vô giá trị. Ngay cả trong các mối quan hệ lành mạnh, một bên có thể vô tình thao túng người kia để tránh đối đầu hoặc thậm chí nỗ lực giữ cho đối tác không cảm thấy gánh nặng. Nhiều người thậm chí có thể biết họ đang bị thao túng và chọn bỏ qua hoặc xem thường nó. Thao túng trong các mối quan hệ thân mật có thể có nhiều hình thức, bao gồm cường điệu, cảm thấy có lỗi, tặng quà hoặc thể hiện tình cảm có chọn lọc, giữ bí mật và gây hấn thụ động.
Cha mẹ thao túng con cái có thể khiến con cái họ cảm thấy tội lỗi, trầm cảm, lo lắng, gặp vấn đề ăn uống và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Một nghiên cứu cũng tiết lộ rằng cha mẹ thường xuyên sử dụng các chiến thuật thao túng cho con cái có thể làm tăng khả năng con cái họ cũng sẽ sử dụng hành vi thao túng. Các dấu hiệu thao túng trong mối quan hệ cha mẹ và con cái có thể bao gồm: khiến trẻ cảm thấy tội lỗi, thiếu trách nhiệm từ cha mẹ, hạ thấp thành tích của một đứa trẻ và cần phải tham gia vào mọi mặt trong cuộc sống của con cái.
Mọi người cũng có thể cảm thấy bị thao túng nếu họ ở trong mối quan hệ độc hại. Trong các mối quan hệ bạn bè, thao túng là một người sử dụng người kia để đáp ứng nhu cầu của mình, do người kia chi trả. Một người thao túng có thể dùng cảm giác tội lỗi hoặc ép buộc để nhận được ân huệ, chẳng hạn như cho vay tiền, hoặc họ chỉ tiếp cận với ai đó khi họ cần đáp ứng nhu cầu tình cảm của chính .
Các ví dụ về hành vi thao túng
Đôi khi, người này có thể thao túng người khác một cách vô thức mà không nhận thức đầy đủ về những gì họ làm, trong khi những người khác có thể tích cực thực hiện các chiến thuật thao túng của họ. Một số dấu hiệu thao túng bao gồm: • Hành vi hung hăng thụ động • Các mối đe dọa tiềm ẩn: Cha mẹ nói với con cái: Nếu con không (...) sau này cha mẹ chết đi sẽ (...) • Không trung thực • Chơi trò nạn nhân (kể khổ): Thầy nói với trò: Tôi già yếu bệnh tật tôi còn phải cố gắng hết sức để dạy cho các em...; Cha mẹ nói với con cái: Bố mẹ hy sinh vì con, con phải (...) • Giữ thông tin • Lạm dụng bằng lời nói: Quản lý nói với nhân viên, thầy cười khẩy nói với trò: Sao dễ thế cũng không làm được? Sao mọi người làm được em không làm được?... • Dùng tình dục để đạt được mục tiêu .. Và nhiều cách khác nữa
Động cơ đằng sau sự thao túng có thể thay đổi từ vô thức sang độc hại, điều quan trọng là phải xác định các trường hợp thao túng đang diễn ra. Trong các tình huống bị thao túng, một trị liệu viên có thể giúp người khác học cách đối phó hoặc đối mặt với hành vi thao túng từ người khác.
Cách ứng xử với những người thao túng
Gaslight - Bộ phim kinh điển lên án sự thao túng, lạm dụng đối phương trong một mối quan hệ
Khi thao túng trở nên độc hại, việc đối phó với những hành vi thao túng có thể rất mệt mỏi. Thao túng tại nơi làm việc làm giảm hiệu suất và hành vi thao túng từ những người thân có thể khiến người bị thao túng nghi ngờ cả thực tế. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị thao túng trong bất kỳ mối quan hệ nào, đây là những lời khuyên cho bạn: • Ngừng tham gia: Nếu ai đó đang cố gắng để có được một phản ứng cảm xúc đặc biệt từ bạn, hãy chọn không làm việc đó. Ví dụ: nếu một người thao túng tâng bốc bạn trước khi yêu cầu bạn ủng hộ họ một cách thái quá thì đừng vào hùa với họ, hãy trả lời một cách lịch sự và chuyển cuộc trò chuyện theo hướng khác.
• Hãy tự tin: Đôi khi, thao túng có thể là một người cố gắng khiến người khác nghi ngờ về khả năng và trực giác của mình hoặc thậm chí nghi ngờ cả thực tế. Nếu điều này xảy ra thường xuyên trong một mối quan hệ thân thiết, có lẽ đã đến lúc bạn phải từ bỏ mối quan hệ đó.
• Giải quyết tình hình: Gọi tên các hành vi thao túng. Tập trung vào cách các hành động của người khác ảnh hưởng đến bạn. Lên án các hành động thao túng và nhấn mạnh rằng các chiến thuật thao túng của họ không có tác dụng đối với bạn.
• Tập trung vào chủ đề: Khi bạn chỉ ra một hành vi khiến bạn cảm thấy bị thao túng, người thao túng có thể cố gắng xử lý tình huống bằng cách đưa ra các vấn đề khác làm cho bạn xao lãng. Ghi nhớ điểm chính của bạn và bám vào chủ đề.
Điều trị hành vi thao túng
Điều trị và trị liệu cho hành vi thao túng phần lớn phụ thuộc vào những vấn đề tâm lý tiềm ẩn đang gây ra hành vi này. Ví dụ, nếu sự thao túng được gây ra bởi một vấn đề sức khỏe tâm thần, liệu pháp cá nhân có thể giúp người đó hiểu tại sao hành vi của họ không lành mạnh cho bản thân và những người xung quanh. Một cố vấn cũng có thể giúp người thao túng học các kỹ năng tương tác với người khác trong khi tôn trọng ranh giới của họ và giải quyết những tâm lý bất an góp phần vào hành vi này.
Một số vấn đề sức khỏe tâm thần có thể khiến mọi người cảm thấy lo lắng trong các mối quan hệ khiến họ có hành động thao túng để cảm thấy an toàn. Trong những trường hợp này, một nhân viên trị liệu có thể giúp người bệnh giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần của họ, điều này có thể làm giảm sự lo lắng và giúp họ cảm thấy an toàn trong các mối quan hệ.
Theo Goodtherapy
Ps/ Picture from the Internet. #Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management, #Teal_Unicorn, #Two_Hills
Nguồn Cherry Vũ #Teal_Unicorn
________________________________________________
Art Design Center
vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \
Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)
30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.
HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.