288
31 Tháng 12 3:00 pm

Năm 1450-1459: Thời trang nam thế kỷ 15

 Tiếp nối những thay đổi đáng kể của thập kỷ trước, những năm 1450 là thời kỳ tương đối ổn định của thời trang. Các tỷ lệ và xu hướng mới của những năm 1440 đã phát triển thêm và được tinh chỉnh. Trang phục bên ngoài của nam giới ngày càng ngắn, còn kiểu tóc của nữ giới ngày càng cao, cho đến khi chúng trở thành những chiếc nón nhọn cao với mạng che treo lơ lửng, thu hút trí tưởng tượng của mỗi người kể từ đó.

Trang phục Nam

Hình 1 - Piero della Francesca (người Ý, 1415-1492). Chi tiết từ Việc tìm thấy Thập tự giá đích thực, năm 1452-66. Fresco; 336 x 747 cm. Arezzo: Cappella Maggiore, San Francesco. Nguồn: Wikimedia

Lớp lót của nam giới trong những năm 1450 tiếp tục là áo sơ mi vải lanh và một cặp quần bằng vải lanh, chúng ta có thể nhìn thấy chúng trong một trong những bức bích họa Truyền thuyết về Thập giá đích thực của Piero della Francesca (Hình 1),  một người đàn ông đang đào bới đã tháo chiếc doublet của mình ( được gọi là farsetto ở Ý) , và quần ôm ống mềm (calze) ở một nơi khác để di chuyển tự do hơn. Chiếc quần ôm ống mềm như chiếc legging/ quần tất, giống như chiếc doublet được thợ may làm để vừa với vặn với từng người. Trong bức bích họa, chúng ta có thể thấy dải vải lanh ở đầu chiếc quần ôm, mục đích để xuyên qua các khoen, nối chiếc quần legging đến đường viền của chiếc doublet. Vì chiếc doublet khá ngắn và chiếc quần ôm là hai mảnh riêng biệt, chúng ta có thể nhìn thấy quần lót ở khoảng trống ở giữa, cả ở phía trước và phía sau, như được thấy trong một cảnh khác trong chu trình bích họa (Hình 2). Ở đó, mỗi chiếc ống mềm có một màu khác nhau, một cách gọi là nhuộm màu bắt nguồn từ việc nghiên cứu huy hiệu. Tuy nhiên, một bộ trang phục hoặc phụ kiện cũng có thể phối nhiều màu (adogato trong tiếng Ý) không có ý nghĩa biểu tượng cụ thể. Chiếc quần ống mềm thường được làm bằng len dệt đã cắt, có độ đàn hồi tự nhiên. Chiếc doublet có thể được làm bằng len hoặc lụa. Chiếc doublet trong hình 1 có một đường may xung quanh vòng eo và phần basque đính kèm, basque chính là các mảnh loe tạo thành "váy" của trang phục. Ngược lại, chiếc doublet màu hồng trong hình 2 ngắn hơn và không có basque; những sợi dây màu đỏ treo trên tay áo sẽ được gắn vào phần vai của một bộ áo giáp. Loại doublet cũng sẽ được lót bằng vải lanh để đảm bảo độ mềm mại vừa vặn. Doublet thường có tay áo trên phồng lên và tay áo dưới vừa vặn, theo phong cách "lombard", kiểu tay áo này cũng được thấy trong trang phục của phụ nữ. Người đàn ông trong hình 1 đội một chiếc mũ bonnet đơn giản bằng vải lanh để thấm mồ hôi khi làm việc và đi giày da đen. Một số nhà sử học tuyên bố rằng trong thập kỷ này, nông dân và đàn ông thuộc tầng lớp lao động thành thị lần đầu tiên bắt đầu mặc doublet và quần ống mềm, từ bỏ những chiếc áo chẽn rộng rãi của thời Trung cổ, vẫn được thấy trong hình 1 trong trang phục nữ.

Hình 2 - Piero della Francesca (người Ý, khoảng 1415-1492). Chi tiết từ Truyền thuyết về Thập tự giá có thật: Trận chiến giữa Heraclius và Chosroes, năm 1452-66. Fresco; 336 x 747 cm. Arezzo: Cappella Maggiore, San Francesco. Nguồn: Web Gallery of Art

Hình 3 - Giovanni di ser Giovanni Guidi (người Ý, 1406-1486). Chi tiết về Cassone Adimari, những năm 1450. Màu keo trên gỗ; 88,5 x 303 cm. Florence: Galleria dell'Accademia. Nguồn: Wikimedia

Trong bức tranh Adimari Cassone, chúng ta có thể thấy một loạt các trang phục bên ngoài có thể được mặc bên ngoài những bộ trang phục cơ bản là áo doublet và quần ống mềm. Hầu hết những người đàn ông trẻ tuổi ở ngoài cùng bên phải (Hình 3) mặc áo choàng giornea, chiếc áo choàng không có bên hông mà phụ nữ thường mặc. Giornea của đàn ông thường dừng lại ở đầu gối; ở Ý, người ta thường chỉ thắt đai mặt trước của trang phục, để mặt sau thả tự do. Giornea có thể được làm bằng len hoặc lụa, với một lớp lót tương phản sẽ lộ ra khi người đàn ông di chuyển. Người đàn ông ở phía xa bên phải là người duy nhất mặc áo ngoài khác - cioppa, giống như chiếc houppelande ở Bắc Âu của Ý. Không giống như giornea xếp nếp, cioppa là một loại trang phục được thiết kế riêng với tay áo dài; Chiếc áo này đã được thắt đai ở phần lưng, và nhìn vào cảnh này, chúng ta có thể thấy nó đang trở nên hiếm hoi ở những người đàn ông trẻ tuổi quan tâm đến thời trang trong thập kỷ này. Tuy nhiên, ở những người đàn ông lớn tuổi hơn, nó vẫn tồn tại, như được thấy trong hình 4. Từ lâu, ở Ý, trang phục dài khiến những người đàn ông lớn tuổi đạo mạo hơn. Ở Florence, một chiếc cioppa dài bằng len đỏ, được người đàn ông mặc ở ngoài cùng bên trái, là dấu hiệu của một người đàn ông hoạt động chính trị. Người đàn ông bên phải của anh mặc một chiếc cioppa màu đen, dưới lớp quần áo thứ tư - chiếc mantello, cũng được mặc bởi phụ nữ. Chiếc mantello xanh này có lớp lót trong là màu đỏ hồng; người đàn ông đeo nó quay lên vai phải của mình, theo phong cách alla togata, ám chỉ phần đến xếp nếp của chiếc áo khoác toga La Mã cổ đại.

Hình 4 - Piero della Francesca (người Ý, khoảng 1415-1492). The Legend of True Cross: Lễ rước Nữ hoàng Sheba; Cuộc gặp gỡ của Nữ hoàng Sheba với Vua Solomon, năm 1452-66. Fresco; 336 x 747 cm. Arezzo: Cappella Maggiore, San Francesco. Nguồn: Web Gallery of Art

Ở Bắc Âu, nơi thời trang lan toả từ triều đình Burgundy và Pháp, trang phục bên ngoài của nam giới ngày càng ngắn hơn trong suốt thập kỷ này. Những chiếc houppelande có chiều dài đầy đủ vẫn xuất hiện, như trong hình 5, nhưng chúng ngày càng trang trọng và hiếm, cũng như từ houppelande trong các tài liệu đương thời. Phiên bản dài đến đầu gối, được gọi là haincelin, đã thống trị những năm 1440, nay lại ngắn hơn nữa, hầu như không che được thân vào những năm 1450. Khi bị mất tên gọi nhất quán cho loại trang phục này, một số nhà sử học gọi nó là “áo choàng/ gown”. Những người khác giữ lại từ houppelande nhưng chỉ ra rằng nó hoặc rất dài, hoặc rất ngắn, như trong hình 5. Một số đặc điểm của trang phục, dài hoặc ngắn, vẫn tiếp tục từ thập kỷ trước, chẳng hạn như "nếp gấp ống" được thu hẹp ở vòng eo và chiều rộng ở vai được tạo ra bằng cách xếp nếp phần trên của tay áo và nâng đỡ phần bên trong bằng đệm, gọi là maheutres. Ở Bắc Âu cũng như ở Ý, nam giới có thể lựa chọn mặc quần ống mềm với đế bằng da và đi giày, nhưng ngay cả các đầu của phần ống cũng được làm cứng bằng các dải gỗ hoặc xương, giống như những đôi giày mũi nhọn được gọi là poulaines. Hình 6 cho thấy một nhóm đàn ông đến một lâu đài. Những chiếc houppelandes được biến tấu để cưỡi ngựa, cũng như những chiếc ủng da cao, nhưng mũi chân cực kỳ nhọn dường như thuần tuý được thúc đẩy bởi thời trang.

Hình 5 - Nghệ sĩ vô danh (tiếng Pháp). Chi tiết từ Grandes Chroniques de France, năm 1458. Bản thảo. Paris: Bibliothèque Nationale de France, BNF MS fr. 6465, fol. 166v. Nguồn: Gallica

 

Những chiếc mũ đội đầu của nam giới trong thập kỷ này bao gồm những chiếc mũ chaperons, được gọi là cappucios ở Ý (Hình 3 & 4), nhỏ hơn so với những thập kỷ trước. Những người đàn ông trẻ tuổi của Florence đội chúng với phần đuôi dài, được gọi là beccheto ở Ý và cornet ở phía bắc, treo tự do hoặc thắt vào thắt lưng; ở Pháp và Burgundy, phần cornet được sử dụng để vắt chiếc chaperon qua vai (Hình 5). Trong nhà, nam giới đội mũ trùm ôm sát đầu và mũ cao mô phỏng chiếc turret hình nón của phụ nữ (Hình 4). Ở ngoài trời, những chiếc mũ có vành hẹp có phần đỉnh cao và phồng ở Ý (Hình 3) và phần đỉnh tròn, thấp hơn ở Bắc Âu (Hình 6). Chapel à bec là một chiếc mũ du lịch với vành rộng phía trước và phần đỉnh nhọn, được nhìn thấy ở Bắc Âu. Một ví dụ là khi Nhà vua đội loại mũ này khi được chào đón tại cổng lâu đài trong hình 6, người đã đội thêm vương miện của mình trên đầu. Nhờ ảnh hưởng của Ý, thập kỷ này cũng chứng kiến ​​sự kết thúc của kiểu tóc "bát úp" của người Burgundy, thiên về kiểu tóc dài hơn có thể che tai.

Hình 6 - Nghệ sĩ vô danh (tiếng Pháp). Chi tiết từ Grandes Chroniques de France, năm 1458. Bản thảo. Paris: Bibliothèque Nationale de France, BNF MS fr. 6465, fol. 165v. Nguồn: Gallica

 

Trang phục trẻ em

Hình 1 - Giovanni di ser Giovanni Guidi (người Ý, 1406-1486). Cassone Adimari, những năm 1450. Màu keo trên gỗ; 88,5 x 303 cm. Florence: Galleria dell'Accademia. Nguồn: Wikimedia Commons

Trong thập kỷ này, trẻ nhỏ tiếp tục mặc áo chẽn bằng vải lanh hoặc len, thành nhiều lớp tùy theo mùa. Trẻ em của tầng lớp trung lưu và thượng lưu giàu có ngày càng ăn mặc giống người lớn khi chúng lớn lên. Trong bức tranh Adimari cassone, một cậu bé và một cô gái vị thành niên ngồi bên lề, đi cùng với một người phụ nữ trưởng thành (Hình 1). Cô gái chắc đã đến tuổi kết hôn vì cô được ăn mặc rất sang trọng, trong chiếc gamurra đính kim sa vàng và chiếc giornea lụa vàng. Cô đeo một chiếc vòng cổ và một chiếc mũ trùm đính ngọc trai. Cậu bé ăn mặc giống như những thanh niên trong tranh, trong chiếc áo giornea dài đến đầu gối, bên ngoài chiếc doublet và quần ống mềm đỏ tươi. Phong thái của cậu bé cũng lịch thiệp như những người lớn.

 

Nguồn: https://fashionhistory.fitnyc.edu/1450-1459/

 

Bài dịch: Nhi Nguyễn. Bản quyền thuộc về Fashionnet, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép. 

-------------------------------------------------------------------------------

Pro Creative Course I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Pro Creative Course I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Course sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Fashion Story Thế giới thời trang đã ứng dụng một loạt những chủ đề và kĩ thuật đặc sắc từ phong trào Siêu thực để tạo ra một cuộc đối thoại giao thoa giữa hai loại hình nghệ thuật.Đến tận hôm nay, Siêu thực vẫn là một nguồn cảm hứng dồi dào để các nhà mốt hàng đầu như Schiaparelli, Comme des Garcons, Thom Browne... tiếp tục khám phá trong những BST mới.

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Fashion Story Trong những năm 1460, sự khác biệt giữa thời trang của Ý và của Bắc Âu ngày càng sâu sắc. Tại các triều đình của Burgundy và Pháp, phom dáng của nam giới và phụ nữ có hình dáng dài và góc cạnh, có thể thấy qua đỉnh mũ nón của phụ nữ cho đến phần mũi giày của nam giới. Ở Ý, lấy cảm hứng từ nghệ thuật và trang phục của thời cổ đại, tỷ lệ tự nhiên hơn và kiểu dáng xếp nếp bồng bềnh đã thịnh hành.

Năm 1460-1469: Thời trang nữ thế kỷ 15

Năm 1460-1469: Thời trang nữ thế kỷ 15

Fashion Story Trong những năm 1460, sự khác biệt giữa thời trang của Ý và của Bắc Âu ngày càng sâu sắc. Tại các triều đình của Burgundy và Pháp, phom dáng của nam giới và phụ nữ có hình dáng dài và góc cạnh, có thể thấy qua đỉnh mũ nón của phụ nữ cho đến phần mũi giày của nam giới. Ở Ý, lấy cảm hứng từ nghệ thuật và trang phục của thời cổ đại, tỷ lệ tự nhiên hơn và kiểu dáng xếp nếp bồng bềnh đã thịnh hành.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us