288
25 Tháng 10 12:10 pm

Guo Pei: Hành trình ghi tên Trung Hoa lên couture runway thế giới

 Tuy Trung Quốc là đất nước dẫn đầu mức tiêu thụ thời trang cao cấp nhưng nó vẫn còn rất mờ nhạt trên bản đồ thời trang thế giới. Với Guo Pei, khái niệm này đang thay đổi.

Khi nhà couturier người Trung Quốc, Guo Pei, xuất hiện trong lịch trình thời trang cao cấp của Paris với tư cách là thành viên khách mời năm 2016, hãng thời trang này đã thay đổi vô số những quan điểm cổ lỗ trước đây. Người Trung Quốc? Thời trang cao cấp? Khái niệm có vẻ vô lý. Vào thời điểm đó, Trung Quốc được biết đến với hai điều trong ngành - một sự khao khát mãnh liệt đối với hàng hóa xa xỉ của phương Tây, và tiếng tăm về việc hình thành Thời trang Made in China. Công việc thiết kế ở Trung Quốc vẫn ở dạng non trẻ và chủ yếu được thúc đẩy bởi các thương hiệu phái sinh, nhưng Guo Pei đã chứng minh mình là một ngoại lệ.

Công việc của cô là tạo nên những bộ couture xa hoa, tráng lệ, với những chi tiết tinh xảo và nổi bật trên một cảm giác xa xỉ của hoàng gia.




 

Guo Pei sinh năm 1967 tại Bắc Kinh, vào thời điểm khái niệm thời trang cao cấp cùng những trào lưu quốc tế có tác động mạnh đến nền văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nói về những tháng ngày gian khó, Guo Pei kể: “30 năm trước, không có từ ngữ gọi là thời trang ở Trung Quốc. Và 20 năm sau đó, khái niệm ‘thiết kế thời trang’ vẫn chưa là gì cả. Dẫu vậy, suốt 30 năm qua, tầm hiểu biết về cái đẹp đã được nâng cao đáng kể. Giờ đây, ngày càng nhiều người Trung Quốc tìm kiếm một món đồ vừa thể hiện tinh thần quốc gia; mà vẫn toát lên cá tính của riêng họ”.

Khi Rihanna xuất hiện tại Met Gala trong chiếc váy thêu bằng chỉ vàng nặng 25kg để khai mạc triển lãm 2015 ‘China: Through the Looking Glass", tên Guo Pei đã được đưa lên sân khấu quốc tế, xoay quanh nhận thức về thời trang Trung Quốc. Không có gì buồn tẻ hoặc thực dụng ở đây. Triển lãm với số lượng người ghé thăm nhiều nhất trong lịch sử các bảo tàng nghệ thuật. "Đấy là một bước ngoặt trong sự nghiệp của tôi", Guo Pei năm mươi hai tuổi chia sẻ, người sẽ trình diễn tại V&A vào ngày 1 tháng 11, góp phần trong chuỗi sự kiện Fashion in Motion.



Andrew Bolton, người phụ trách chính của Viện trang phục tại Met, ca ngợi sự sáng tạo của Pei về thẩm mỹ phương Tây và phương Đông, kỹ thuật nghệ thuật thời trang cao cấp và lý tưởng làm đẹp - cái mà ông gọi là "Đông Phương học " bí quyết cho sự lãng mạn của sức mạnh Trung Quốc hiện đại, “Guo Pei có trí tưởng tượng rất hoang dã so với các nhà thiết kế haute couture Tây phương khác. Những trải nghiệm cuộc sống của cô ấy đều được đưa vào từng thiết kế. Đặc biệt là cảm xúc và niềm đam mê bất tận với thời trang”.



Khi cả Peiyi và Guo Pei đều lớn lên vào những năm bảy mươi, quần áo Trung Quốc chỉ có màu xanh, nâu và đen và khái niệm thời trang không tồn tại. Chỉ cho đến cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, các nhãn hiệu phương Tây bao gồm Pierre Cardin và Yves Saint Laurent đã tổ chức các buổi trình diễn thời trang ở Bắc Kinh.  Lớn lên trong nền văn hoá xem đồng phục là chuẩn mực, cô đã rất khó khăn để tìm chỗ đứng cho nghệ thuật thêu tay trong haute couture. Nhằm có được mọi kỹ năng thêu thùa, thứ giúp cô đạt đến đỉnh cao sự nghiệp ngày nay, Guo Pei phải tự tìm tòi và học hỏi tất cả.


Công việc của Guo Pei, từ tình yêu sự lỗng lẫy của vàng và khả năng nắm bắt các nghề thủ công, bùa truyền thống như phượng hoàng, rồng và bướm cho đến việc sử dụng các loại lụa, ren guan và jacquards. Bộ sưu tập Xuân Hè 2019 của Guo Pei lấy cảm hứng từ các cung điện cổ xưa và Thu Đông 2019 từ khái niệm 'Vũ trụ thay thế'. Nó mở ra với một chiếc áo choàng panniered siêu thực được làm cho hai cơ thể. Kỹ năng kết hợp các mặt đối lập - kiến ​​trúc cứng cáp nhưng thiết kế mềm mại, táo bạo nhưng thanh lịch, tinh tế - mang đến cho các thiết kế của cô một sự hiện đại rực rỡ, song vẫn giữ được vẻ truyền thống cổ xưa.


Với dòng máu Trung Hoa chảy trong huyết quản, những thiết kế của Guo Pei luôn có cách phối màu sặc sỡ, được thêu, đính hạt và xếp lớp vô cùng vương giả. Với cảm hứng từ những câu chuyện lịch sử phong kiến hay giai tích thần thoại, những bộ váy áo được làm kỹ lưỡng, công phu đến từng chi tiết. Ở đó, biết bao nét đẹp đậm chất Á đông đã được phục dựng, như hoa văn gốm sứ, hoạ tiết rồng phượng hay thậm chí là mấn mão vua chúa.






Trung Quốc đang nổi lên là quốc gia tiêu thụ xa xỉ lớn nhất thế giới, người ta chú ý đến các nhà thiết kế Trung Quốc trong nước, những người cùng nhau ăn mừng và tạo ra động lực cho sự thịnh vượng và phát triển của quốc gia. Và ở đó, có một tinh thần bất diệt mang tên Guo Pei.



Nguồn Vogue - Bài Chip Phan

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

 

8 thương hiệu thời trang tối giản thành công tại Nhật Bản

8 thương hiệu thời trang tối giản thành công tại Nhật Bản

Fashion Story Nhật bản nổi tiếng với phong cách thời trang tối giản, được biết đến thông qua các thương hiệu phổ biến như Uniqlo hay Muji. Tuy nhiên nếu bạn là người ưa độc quyền hay yêu thích cái mới lạ, dưới đây là tám thương hiệu tối giản khác của đất nước mặt trời mọc mà bạn không nên bỏ qua

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Fashion Story Thế giới thời trang đã ứng dụng một loạt những chủ đề và kĩ thuật đặc sắc từ phong trào Siêu thực để tạo ra một cuộc đối thoại giao thoa giữa hai loại hình nghệ thuật.Đến tận hôm nay, Siêu thực vẫn là một nguồn cảm hứng dồi dào để các nhà mốt hàng đầu như Schiaparelli, Comme des Garcons, Thom Browne... tiếp tục khám phá trong những BST mới.

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Fashion Story Trong những năm 1460, sự khác biệt giữa thời trang của Ý và của Bắc Âu ngày càng sâu sắc. Tại các triều đình của Burgundy và Pháp, phom dáng của nam giới và phụ nữ có hình dáng dài và góc cạnh, có thể thấy qua đỉnh mũ nón của phụ nữ cho đến phần mũi giày của nam giới. Ở Ý, lấy cảm hứng từ nghệ thuật và trang phục của thời cổ đại, tỷ lệ tự nhiên hơn và kiểu dáng xếp nếp bồng bềnh đã thịnh hành.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us