288
29 Tháng 08 7:23 pm

Vì sao trang sức mang lại giá trị cảm xúc?

 Tại sao một số loại đá quý lại hàm chứa ý nghĩa cảm xúc lớn đối với nhiều người? Thực tế, ngoài giá trị trang trí của những món đồ trang sức lộng lẫy này, chúng còn có một lịch sử thú vị và hấp dẫn.

Những sức mạnh đặc biệt luôn được gán với đá quý. Con người thời kỳ đầu tin rằng những viên đá sáng kỳ lạ mà họ tìm thấy trên núi và trên lòng sông, được tạo ra bởi các năng lượng bí ẩn dưới lòng đất. Chính vì thế chúng được thần thánh hoá. Vô số truyền thuyết trải dài khắp các nền văn hóa - từ Hy Lạp cổ đại đến văn hoá thổ dân - có cùng quan điểm rằng đồ trang sức có nguồn gốc thần thánh hoặc siêu phàm. Trong truyền thuyết, thạch anh tím được tạo ra từ nước mắt của thần Hy Lạp Dionysus, và mã não có nguồn gốc từ móng tay của thần Vệ nữ, trong khi đối với thổ dân ở miền nam nước Úc, đá opan (opal) được tạo ra khi vị thần tổ tiên của họ đến Trái đất theo dải cầu vồng.

 

Xuyên suốt lịch sử, tính chất cầu may của đá quý rất đáng kể. Moonstone (đá mặt trăng) được cho là một cách để giao tiếp với các vị thần; ngọc bích đã (và đang) được sử dụng để thu hút vận may; hồng ngọc được cho là sự trợ giúp đắc lực trong chiến tranh; ngọc lục bảo có khả năng bảo vệ những người du hành, và kim cương được cho rằng có thể bổ trợ sức mạnh cho tình yêu và sức khỏe - ngoài ra nó cũng có thể được sử dụng như một chất độc. Ngọc trai là biểu tượng quyền lực cho các vị vua, hoàng hậu, Maharajas (hoàng tử Ấn Độ) và Hoàng đế Trung Hoa.

Maharaja Duleep Singh đeo ngọc trai, biểu thị địa vị và quyền lực tối cao (Nguồn: Alamy)

 

Quyền lực mềm của đồ trang sức đã được khai thác không ngừng bởi các nhà ngoại giao, thương nhân và tất nhiên là các cặp đôi đang yêu. Nhà văn và nhà triết học người La Mã Pliny the Elder đã viết rằng, Cleopatra từng hòa tan một viên ngọc trai vô giá trong giấm để gây ấn tượng với người tình, Marc Antony. Ở thời hiện đại, khẩu hiệu quảng cáo nổi tiếng của De Beers, ‘một viên kim cương luôn trường tồn’ đã hình thành quan điểm rằng, các chiếc nhẫn đính hôn đều nên có một viên kim cương.

 

Giá trị tinh thần mà đá quý mang lại cho chúng ta được phản ánh trong mối quan tâm hiện tại, đối với những món đồ trang sức độc đáo và mang tính cá nhân. Harriet Scott của The Goldsmiths Company, một tổ chức đã hỗ trợ thợ bạc và thợ kim hoàn trong bảy thế kỷ, cho biết rằng: “Những món trang sức kim cương đắt tiền giờ không phải là xu hướng, mọi người đang tìm kiếm thứ gì đó cá nhân hơn với mức giá phải chăng”.

Một chiếc nhẫn cocktail đặt làm riêng của Castro Smith có một viên đá quý được tái chế từ một món đồ trang sức khác (Nguồn: Goldsmiths ’Fair)

 

Tái chế đá quý cũng giúp giải quyết những lo ngại ngày càng tăng về vấn đề đạo đức của ngành buôn bán đồ trang sức

 

Có rất nhiều câu chuyện về sự uỷ thác kỳ lạ mang tính cá nhân cao, trong số đó có một chiếc nhẫn do Vicki Ambery-Smith tạo ra, lấy cảm hứng từ kiến ​​trúc có thật và tưởng tượng. “Một trong những chiếc nhẫn tôi tạo ra là để kỷ niệm 10 năm ngày cưới dựa trên những địa điểm có ý nghĩa với cặp đôi: Nhà thờ St Ebbe nơi khách hàng của tôi đã kết hôn, nhà của cô ở Oxford và thậm chí cả chiếc xe hơi của cô ấy”. Sinh viên tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Hoàng gia, Gearry Suen đã biến những tác phẩm gia truyền thành những thiết kế hiện đại, sử dụng mô hình 3D kết hợp với các kỹ thuật cổ xưa như chạm khắc ngọc bích. Castro Smith chuyên làm nhẫn được đặt riêng mang dấu hiệu đặc biệt - một mặt hàng khác đang được hồi sinh.

 

Những trang sức lấp lánh

 

Mặc dù việc tận dụng và tái chế các món đồ gia truyền hiện đang ngày càng phổ biến, nhưng đó không phải là một hiện tượng mới mẻ. Tricia Topping, đại sứ hội chợ Goldsmiths cho biết: “Việc tái chế đá quý đã diễn ra từ thời La Mã, đó là một phần lý do tại sao rất ít đồ trang sức xuất hiện bên ngoài các bộ sưu tập của hoàng gia và bảo tàng”.

Một chiếc vòng cổ bằng vàng và ngọc hồng lựu được cá nhân hóa của Vua Ai Cập cổ đại Senwosret ll (1887-1878 trước Công nguyên) (Nguồn: Alamy)

Một làn sóng tái thiết kế xảy ra sau vụ hành quyết Charles I*, Oliver Cromwell* cho người phá huỷ hoặc tái thiết kế những món đồ trang sức trên vương miện, và những khuôn đúc bằng vàng biến thành đồng xu có đóng dấu ‘Khối thịnh vượng chung của Anh’. Bên cạnh đó, làm mới trang sức là một trong những cách Cartier xây dựng công việc kinh doanh của mình vào đầu thế kỷ 20. Và có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất - và gây tranh cãi nhất - về một viên đá quý được tái thiết kế là Koh-i-Noor. Nó là một trong những viên kim cương lớn nhất trên thế giới, đã được nhượng lại cho Nữ hoàng Victoria sau khi Anh sáp nhập Punjab vào năm 1849, và được trưng bày tại Triển lãm Vĩ đại (Great Exhibition) vào năm 1851. Theo sự quả quyết của Hoàng tử Albert, viên đá đã được đúc lại để trở nên lấp lánh hơn, dù bị giảm kích thước đáng kể nhưng nó đáp ứng được thị hiếu của thời đại.

 

Thông thường các mẫu trang sức cổ đã lỗi thời và vì lẽ đó, nó dễ rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, những viên đá gắn trên đó vẫn rất đáng mơ ước. “Tôi muốn một chiếc nhẫn cocktail (nhẫn quá khổ) có thể đeo được với quần jean,” một khách hàng nói với nhà kim hoàn Maya Selway, người đã giải phóng một viên ngọc lục bảo khỏi khuôn nhẫn lỗi thời của nó.

 

Và câu chuyện đằng sau chiếc trâm cài tóc của Shimell and Madden, được tạo ra cho Annette Austin, một lần nữa chứng tỏ sức mạnh cảm xúc mà trang trức có thể mang lại.

 

Chiếc trâm Lifeline của Shimell and Madden được tạo ra bằng cách sắp xếp lại các viên đá quý từ bộ sưu tập đồ trang sức hiện có của khách hàng (Nguồn: Goldsmiths ’Fair)

 

 

Mỗi viên đá quý trong chiếc trâm kể một câu chuyện về cuộc đời và những chuyến đi của tôi - Annette Austin cho biết

 

“Tôi đã cố gắng đơn giản hóa cuộc sống của mình - bán những món đồ của mình, cho đi hoặc vứt bỏ nữa, và điều này bao gồm việc dọn dẹp hộp trang sức của tôi,” Austin chia sẻ. “Sau khi cho đi tất cả những thứ không còn dùng đến, tôi đã để lại một số viên đá quý được thiết kế theo kiểu cổ điển, mỗi viên đều kể một câu chuyện về cuộc đời và những chuyến đi của tôi. Shimell và Madden ghép lại những viên đá vào chiếc trâm cài mà tôi thường xuyên đeo. Chúng bao gồm một viên ngọc hồng lựu - viên đá khai sinh của tôi - từ một chiếc nhẫn được tặng vào lần sinh nhật thứ 16 của tôi, và một viên thạch anh tím được một người chú tìm thấy khi đi săn đá quý ở một vùng hẻo lánh,  được tặng cho tôi khi tôi 21 tuổi. ”

 

Ellis Mhairi Cameron đã làm lại hai chiếc nhẫn cưới cho một cặp vợ chồng, cả hai đều góa bụa, hai người đều quyết định mang theo kỷ niệm của người bạn đời trước đây của họ bằng cách khảm những viên đá vào khuôn nhẫn vàng cũ. “Tôi đã lấy những viên kim cương gia truyền từ cả hai chiếc nhẫn và sắp xếp lại chúng, thêm một vài viên kim cương nữa để phù hợp với thiết kế mà cô vợ thích.”

Nhẫn cưới của Ellis Mhairi Cameron có những viên kim cương gia truyền được tái thiết kế từ món đồ cặp đôi đang sở hữu (Nguồn: Goldsmiths ’Fair)

 

Nhà kim hoàn Esther Eyre ở London, có những khách hàng nổi tiếng bao gồm Gwyneth Paltrow và Tilda Swinton, cho biết thái độ đối với việc tái tạo những mẫu trang sức đã thay đổi. “Lần đầu tiên tôi được yêu cầu gắn lại một số đồ trang sức… tôi đã rất kinh hãi. Tôi có một quan điểm sâu sắc của người Anh rằng những viên ngọc quý nên được giữ nguyên. Trong mắt các quý cô Trung Đông thì không như vậy - họ có rất nhiều đồ trang sức và sẽ thường xuyên tái thiết kế những món đồ của họ thành thứ gì đó hợp thời hơn. Phần lớn công việc của tôi kể từ đó là giúp khách hàng thiết kế lại những món trang sức của họ thành những món đồ mà họ thực sự muốn đeo”.

 

Tái chế đá quý cũng giúp giải quyết những lo ngại ngày càng tăng về đạo đức của ngành buôn bán đồ trang sức. “Đồ trang sức mang yếu tố đạo đức và công bằng là một lĩnh vực đang phát triển và nhận được nhiều sự giáo dục hơn, nhưng nó không đơn giản như vậy. Có rất nhiều bên đang sử dụng nó như chiêu trò để tiếp thị.” Scott nói.

Những món đồ trang sức có giá trị cao và bền vững, chẳng hạn như chiếc trâm cài vàng Fairtrade này của Ute Decker, ngày càng có nhu cầu sở hữu cao (Nguồn: Goldsmiths ’Fair)

Kim cương nói riêng có một danh tiếng gây tranh cãi, một phần là do bộ phim bom tấn Blood Diamond năm 2006 với sự tham gia của diễn viên đình đám Leonardo DiCaprio, có thông điệp sâu sắc về mặt tối của việc thương mại hoá kim cương. Cũng trong khoảng thời gian trước khi ra mắt phim, Hội đồng Trang sức Trách nhiệm được thành lập để thúc đẩy các hoạt động đạo đức, nhân quyền và môi trường trong chuỗi cung ứng. Scott chia sẻ: “Bộ phim đã làm rất tốt”.

 

Khi phòng trưng bày đồ trang sức của Bảo tàng Victoria & Albert được mở lại vào mùa xuân năm 2019, bảo tàng đã có cơ hội mua được tác phẩm Fairtrade (thương mại công bằng) đầu tiên của mình, một chiếc trâm vàng có tên là The Curling Crest of a Wave của Ute Decker, một nhà chế tác đi đầu trong nỗ lực phát triển bền vững. Fairtrade gold đảm bảo một mức giá hợp lý cũng như thiết lập các tiêu chuẩn về điều kiện lao động, sức khỏe và sự an toàn, lao động trẻ em và môi trường.

Một bức tranh trong đền thờ ở Bihar, Ấn Độ, có hình một người phụ nữ đeo trang sức lộng lẫy bằng vàng (Nguồn: Alamy)

Eyre nói: “Trong một thế giới mà tính bền vững hiện nay là thuật ngữ thông dụng, thì đồ trang sức là ngạch tối ưu trong việc tái chế. "Có một phỏng đoán thú vị rằng các hạt vàng trong các món trang sức hiện đại có thể đã từng được người Ai Cập cổ đại sử dụng.”

 

Chú thích:

 

  1. Charles I: là vua của ba vương quốc Anh, Scotland, và Ireland từ 27 tháng 3 năm 1625 đến khi bị hành quyết vào năm 1649.

  2. Oliver Cromwell: Ông là một trong những chỉ huy của lực lượng quân đội mới đánh bại những người bảo hoàng trong cuộc nội chiến Anh. Sau khi vua Charles I của Anh bị xử tử năm 1649, Cromwell chinh phục Ireland và Scotland rồi cai trị với tư cách bảo hộ công từ năm 1653 cho tới khi ông qua đời năm 1658.

Nguồn: https://www.bbc.com/culture/article/20200928-how-jewellery-got-personal

Bài dịch - Nhi Nguyễn . Thuộc bản quyền Fashionnet.vn, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn đăng tải. 

___________________________________________________________

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, học tư duy sáng tạo, để đổi mới, hiểu biết, hành trình của tự do. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM

Creative Class PRO: Những buổi học và bài giảng tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng, đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Đây là hành trình của nghệ thuật và tự do, với lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

 

 

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Culture Mặc dù vải cotton trở nên phổ biến hơn ở Nhật Bản trong thế kỷ 20, nhưng những người lao động nghèo ở nông thôn vẫn không thể mua được. Do đó, họ bắt đầy lấy những bộ quần áo cũ của mình ra sửa chữa bằng cách thêu các mảnh vải vụn đắp lên, từng lớp từng lớp được kết hợp tạo ra tác phẩm chắp vá mang tên BORO.

Người nghệ sĩ bị lãng quên đằng sau các quân bài Tarot

Người nghệ sĩ bị lãng quên đằng sau các quân bài Tarot

Culture Pamela Colman Smith, được biết đến nhiều nhất dưới danh nghĩa người thiết kế của Rider Waite Tarot, một trong những bộ bài Tarot được nhiều người mới vào nghề sử dụng tìm hiểu những điểm mấu chốt của bộ môn này. Có thể nói, Smith là một nghệ sĩ phóng khoáng, độc đáo, với nguồn kiến thức vô hạn nhờ quá trình đi khắp thế giới và giao lưu, tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ trong ngành.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us