288
20 Tháng 08 5:31 pm

Tomo Koizumi, John Galliano cùng sáng tạo với thời trang bền vững

 Tomo Koizumi thu hút sự chú ý toàn cầu với BST Thu Đông 2019 được trình diễn tại New York. Thừa nhận bản thân hâm mộ John Galliano, không có gì đáng ngạc nhiên khi những mẫu thiết kế của anh mang hiệu ứng phô trương đầy tính nghệ thuật. Họ đã chứng minh thời trang cao cấp và tính bền vững có thể song hành thông qua những BST của mình.

Đôi nét về Tomo Koizumi
 

Anh bắt đầu sự nghiệp của mình khi vẫn còn đang học đại học và tạo ra trang phục sân khấu cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, nhà thiết kế tiên tiến này có những kỹ năng được ca ngợi ngay từ khi mới vào nghề. Kể từ khi bắt đầu kinh doanh trang phục khi đang theo học ngành nghệ thuật tại Đại học Quốc gia Chiba, nhà thiết kế Nhật Bản đã dần trở thành một trong những tài năng được săn đón nhất trong ngành thời trang. Ngoài việc được trình diễn tại Tuần lễ thời trang New York, Koizumi đã giành được giải thưởng LVMH 2020 và gần đây nhất giới thiệu BST phiên bản giới hạn hợp tác với Pucci tại Tuần lễ thời trang Milan. Tuy nhiên, sự nổi tiếng toàn cầu chưa bao giờ là một tham vọng đối với người đàn ông 32 tuổi này, khi anh khi lớn lên ở ngoại ô Tokyo. Mục tiêu của anh chỉ đơn giản là có cuộc sống không căng thẳng, tạo ra những chiếc áo choàng và trang phục lộng lẫy với điểm nhấn là những lớp vải xếp nếp phồng cho các khách hàng tư nhân.

 

 

Sự phô trương đậm tính nghệ thuật, đặc trưng trong trang phục Tomo Koizumi

 

Qua một cuộc gọi Zoom trước buổi thuyết trình cho Pucci, anh bày tỏ tình yêu của mình với các bộ sưu tập của John Galliano tại Christian Dior, chính điều này đã khơi dậy sự đam mê của anh với thời trang — cách Galliano chơi đùa với sự hào nhoáng và tạo ra những mẫu thiết kế giống như trong truyện cổ tích. Do không được đào tạo bài bản, Koizumi đã cố gắng tạo lại năng lượng giống như vậy với các thiết kế của riêng mình, thử nghiệm với các tỷ lệ và màu sắc khác nhau để tạo thành những mảnh vải tuyn độc nhất vô nhị tránh xa những khái niệm về tính thực tiễn. Chính gu thẩm mỹ này đã thu hút sự chú ý của Lady Gaga, người đã đưa anh vào tầm ngắm của ngành thời trang khi cô mặc trang phục đặc trưng của anh khi quảng bá album Joanne tại Nhật Bản. 

 

Việc tái thiết kế trang phục của John Galliano và Tomo Koizumi

 

Khi Rihanna bước lên thảm đỏ tại MET Gala 2018, với chủ đề “Heavenly Bodies”, cô mặc bộ trang phục truyền tải tinh thần Công giáo trong một chiếc váy nhỏ nạm ngọc trai và pha lê lộng lẫy, cùng chiếc áo choàng dài được thiết kế bởi John Galliano cho Maison Margiela Artisanal. Điểm nhấn cho trang phục là chiếc mũ do Stephen Jones tạo kiểu. Rihanna đã lý giải việc “tại sao cô tiếp tục truyền cảm hứng cho các tín đồ thời trang” thông qua bộ trang phục đó. Nhà thiết kế Tomo Koizumi, một người ngưỡng mộ Galliano từ năm 14 tuổi khi lần đầu tiên nhìn những thiết kế của Galliano cho Dior, đã nhớ lại sự ngạc nhiên thích thú của mình trước sự xuất hiện của Rihanna. Anh hồi tưởng: “Đó là một trang phục rất tinh vi, trái ngược với kỳ vọng của tôi theo hướng rất tích cực, vì vậy anh vừa vui mừng vừa lo lắng khi Galliano giao lại thiết kế thô của bộ trang phục cho một dự án của Vogue tài trợ để khuyến khích các nhà thiết kế giao tiếp với nhau thông qua thiết kế của họ.

 

Người mẫu Lulu Tenney mặc chiếc váy Tomo Koizumi do John Galliano tái thiết kế cho Maison Margiela Artisanal. Túi Maison Margiela Glam Slam và bốt Recicla. Tạo kiểu tóc, Eugene Souleiman; trang điểm, Marianne Agbadouma. Biên tập viên thời trang: Tonne Goodman. Chụp ảnh bởi Maciek Pozoga, Vogue, tháng 9 năm 2021

 

Ý tưởng ban đầu của Koizumi khi nhìn thấy tấm vải thêu hoa văn thô của Margiela là “sẽ vẽ tấm vải như dạng canvas (vải bạt) bằng cách sử dụng kỹ thuật sơn cho vải xếp nếp được phát triển cho bộ sưu tập tiếp theo của mình,” anh nói. “Tôi đã cố gắng tạo ra một tổng thể hài hòa khi ba tác phẩm được ghép lại với nhau, đồng thời đảm bảo từng tác phẩm có tính cá nhân”. Anh đã nới rộng tay áo để lộ cánh tay của người mặc, khiến chiếc váy trở nên bồng bềnh hơn - “lấy cảm hứng từ thiết kế Rococo của thế kỷ 18” - bằng cách thêm những đường diềm giữa các lớp và, để đáp ứng thử thách về “thiết kế tái cấu trúc” của Maison Margiela, anh đã tái tạo lại chiếc tùng của phần chân váy cưới.

 

Trong tâm thế đó, Koizumi cũng hồi tưởng lại các thử nghiệm khi còn là thanh niên, được truyền cảm hứng từ Galliano. Anh đã thiết kế lại những bộ trang phục vintage để mặc đi club (hộp đêm)— vạt áo được tô điểm bằng những dải ruy băng có màu neon và điểm xuyết bằng những quả bóng phồng có diềm lưới, một kiểu trang phục khôi hài, trăm năm có một. Sau quá trình biến đổi kéo dài ba tuần với sự tham gia của 50 cộng tác viên và xưởng may váy cưới của Treat Maison, trang phục của Rihanna giờ đây đã mang tinh thần kawaii (khả ái, đáng yêu) của Koizumi. “Tôi thích những chiếc váy phồng, đầy màu sắc,” Koizumi giải thích về thiết kế có phần quá độ của mình, “và tôi muốn mang đến cho nó một cảm giác thủ công hơn”

 

“Phản ứng tôi mong chờ chính là sự ngạc nhiên,” anh nói thêm. “Tôi muốn khơi dậy những cảm xúc tích cực, để mọi người có tâm trạng vui vẻ”.

 

Trong khi đó, khi chiếc váy cưới của Koizumi lần đầu tiên được ra mắt tại xưởng may Maison Margiela ở Paris, Galliano nhớ lại, “đó là một ngày thực sự kỳ diệu: ánh sáng của Chúa chiếu qua, và sau đó chiếc váy cưới tuyệt đẹp này đã được giới thiệu cho tôi, Gypsy và Coco” (Gypsy và Coco là những chú chó cưng của Galliano) “Gypsy hoài cổ,” Galliano giải thích, “thích dòng thời trang cao cấp hơn - Gypsy đánh giá cao tác phẩm của Tomo vì sự diêm dúa và độ phồng của tác phẩm. Cô bé đã rất ngạc nhiên - và đó là thời điểm tôi cảm thấy mình có trách nhiệm rất lớn.”

 

Margiela toile: Courtesy of Maison Margiela. Background: Getty Images. Rihanna: Jackson Lee/Getty Images. Koizumi portrait: Tim Walker. Lettering: Jessica Nichols.

Galliano đã suy nghĩ về cách nâng cấp chiếc váy cưới đại diện cho “một trong những ngày trọng đại nhất của cuộc đời” anh nhớ lại những hạn chế trong thời sinh viên, khi John Galliano tái thiết kế những bộ trang phục mà anh tìm được ở các chợ đồ cũ. “Quãng thời gian đó người thầy tuyệt vời nhất, và bây giờ là một niềm vui khi hoài niệm. Khi tôi gia nhập Margiela, tôi đã mất một vài BST để ngừng trau chuốt và nắm lấy cảm giác tự do đó”. John Galliano bắt đầu bằng cách tỉ mỉ bóc tách từng nếp gấp do Koizumi tạo ra - quá trình tốn công sức của 2 người trong vòng 5 ngày làm việc -  sau đó mã hóa màu sắc thành những quả bóng len và đan một chiếc áo len quá khổ để “những ký ức thuộc thế hệ này có thể được mặc lên người. Tôi tưởng tượng ra một cặp đôi dưới ánh trăng,” Galliano giải thích thêm,“ chia sẻ những câu chuyện về quãng thời gian tươi đẹp mà họ đã có với nhau và những ký ức đó xoa dịu tâm hồn phiền muộn của họ — giống như hành động đan len, vì nó gần như mang tính thiền định ”. Cặp đôi mà Galliano nghĩ đến tình cờ là người mẫu của Margiela, Valentine Charasse và Thomas Riguelle. Cả hai người đều thử từng thiết kế do John Galliano tạo ra, và nếu nó phù hợp với cả hai, “thì tôi nghĩ đó là một món đồ tuyệt vời để có trong bộ sưu tập,” Galliano giải thích, “và nó sẽ được tung ra thị trường, bán như những mẫu thiết kế không phân biệt giới tính”

Xưởng may Margiela đã sản xuất một số mẫu đan để đảm bảo độ căng và có thông số cuối cùng thật chính xác, “để nó có cảm xúc, trông không quá hiện đại và có linh hồn,” Galliano nói. “Thật là thoải mái,” anh nói thêm về chiếc áo len đã mất 11 ngày, 90 giờ để đan, “nhưng tôi nghĩ nó là một chiếc áo thanh lịch.”

 

Người mẫu Tsugumi Nakamura mặc một chiếc áo choàng, áo khoác và chiếc váy của Maison Margiela Artisanal do Tomo Koizumi tái thiết kế. Tạo kiểu tóc và trang điểm, Haruka. Nhà tạo mẫu bối cảnh, Shotaro Yamaguchi. Biên tập viên thời trang: Tonne Goodman. Chụp bởi Takashi Homma, Vogue, tháng 9 năm 2021

 

Galliano cũng để ý đến lớp lót. “Tôi phải làm điều gì đó với nó,” anh nhớ lại. “Vì vậy tôi đã thiết kế một chiếc áo phông nhỏ, sau đó tôi đã biến thành một chiếc mũ ca-lô nhỏ. Tôi kết hợp nó với chiếc khăn và túi màu vàng — phù hợp để đi dạo trong công viên. ”

Cảm hứng về bền vững của John Galliano và Tomo Koizumi thông qua upcycling

Martin Margiela, dưới sự dẫn dắt của John Galliano, luôn đi trước thời đại. Như đã nói tới ở trên, kể từ khi còn là thanh niên, Galliano đã luôn tìm đến những chợ đồ cũ để tái cấu trúc và tạo nên những thiết kế mới từ sản phẩm cũ. Bộ sưu tập cao cấp mùa Xuân năm 2020 cũng không phải là một ngoại lệ khi anh lấy cảm hứng từ việc upcycling (tái chế đồ cũ thành những sản phẩm cao cấp hơn). Galliano đã sử dụng các loại vải và quần áo đã qua sử dụng và kết hợp chúng vào bộ sưu tập một cách thống nhất. Bằng cách sử dụng một kỹ thuật mà anh gọi là “Recicla”, khi anh xử lý các mặt hàng thời trang vintage, khôi phục và tái sử dụng chúng thành các sản phẩm may mặc hoặc phụ kiện phiên bản giới hạn. BST mùa Thu năm 2020 bao gồm những chiếc áo khoác được cắt thành cổ áo dài và những chiếc váy được vá lại với nhau. Túi được làm thủ công từ lá khoai môn và túi 5AC được nâng cấp từ da cao cấp là một phần của kỹ thuật mới này. Đối với phụ kiện, Maison Margiela lấy cảm hứng từ buổi trình diễn thời trang cao cấp của tháng trước, đồ trang sức có thể phân hủy sinh học được làm từ trái cây và rau quả tươi.

 

 

Ý tưởng tái thiết kế từ trang phục cũ của John Galliano

Với Tomo Koizumi, thừa nhận rằng bản thân phần lớn dùng vải tơ sống polyester (polyester organza) cho những thiết kế của mình. Bởi hiện nay có một công ty ở Nhật làm polyester tái chế được từ vỏ chai nhựa. Anh đang cố gắng sử dụng chất liệu này như một cách tiếp cận bền vững hơn thay vì sử dụng polyester truyền thống. Thực tế, Koizumi luôn muốn những thiết kế của mình bền vững nhất có thể. Anh chia sẻ: “Những thiết kế của tôi đều được đặt may, vậy nên không có chuyện có hàng tồn kho. Những mẫu váy của tôi đều là những thiết kế mọi người có thể giữ mãi mãi, hoặc được đưa vào viện bảo tàng. Thời trang cao cấp có thể là một phương tiện khả thi để tiến đến sự bền vững”.

Sự kỳ công của trang phục Tomo Koizumi khiến nó được lưu truyền mãi mãi

Bộ sưu tập mới nhất của Koizumi sử dụng nguồn vải deadstock (vải không tiêu thụ được). Giống Galliano, anh cũng thích ý tưởng về upcycling và thích thử nghiệm như một cách để thỏa mãn sự sáng tạo.

Hãy tưởng tượng hiệu ứng tích cực được cộng hưởng khi các nhà thiết kế hàng đầu bắt đầu sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn để thiết kế và nâng cấp sản phẩm của mình. Nó sẽ là kim chỉ nam để các thương hiệu và nhà thiết kế khác học tập, vô hình chung giảm bớt gánh nặng mà ngành thời trang nhanh mang lại cho trái đất.

 

 

Nguồn tham khảo:

1. https://www.teenvogue.com/story/maison-margiela-pfw-2020-sustainability

2. https://www.vogue.com/article/september-issue-2021-tomo-koizumi-john-galliano-upcycle?fbclid=IwAR0XnbUPqizMVhhK-hgi7-ZOcWV0sDhswp50mvXWZxTYtJUt7QKO9sYRo8M

3. https://www.harpersbazaar.com/fashion/designers/a34195967/tomo-koizumi-pucci-collection-interview/

4. https://www.collectibledry.com/fashion-and-beauty/tomo-koizumis-sculpture-dresses/

5. https://www.vogue.com/article/september-issue-2021-tomo-koizumi-john-galliano-upcycle?fbclid=IwAR0XnbUPqizMVhhK-hgi7-ZOcWV0sDhswp50mvXWZxTYtJUt7QKO9sYRo8M

Bài dịch - Nhi Nguyễn . Thuộc bản quyền Fashionnet.vn, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn đăng tải. 

 

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

 

Olafur Eliasson, nghệ thuật của không gian

Olafur Eliasson, nghệ thuật của không gian

Art I Design_Study Olafur Eliasson là một nghệ sĩ người Iceland - Đan Mạch được biết đến với nghệ thuật sắp đặt điêu khắc có quy mô lớn sử dụng các nguyên liệu cơ bản như ánh sáng, nước và nhiệt độ không khí để nâng cao trải nghiệm của người xem

Phần 2: Bước đầu của một giám tuyển nghệ thuật

Phần 2: Bước đầu của một giám tuyển nghệ thuật

Art I Design_Study Về cơ bản, bạn có thể trả lời rằng một giám tuyển nghệ thuật có trách nhiệm trông nom một bộ sưu tập hội họa và tổ chức các buổi triển lãm. Nhưng nếu bạn bị kẹt ở trên một chuyến bay đêm dài 42 tiếng, đây là một bối cảnh mà bạn có thể dùng để mô tả về nghề này.

5 điều bạn chưa biết về chủ nghĩa siêu thực

5 điều bạn chưa biết về chủ nghĩa siêu thực

Art I Design_Study Chủ nghĩa Siêu thực không phải là một phong cách - mà là một trạng thái của tâm trí. Nó muốn lật đổ thực tế, để tìm thấy điều kỳ lạ trong cuộc sống hàng ngày; để khai thác những mong muốn vô thức của chúng ta và mang lại những giấc mơ cho cuộc sống. Và đối với nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới, đó là một cách để thách thức quyền lực và tưởng tượng về một thế giới mới.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us