Tại sao nhà thiết kế thời trang phải hiểu quy trình sản xuất?
Fashion Story Một khi không được kiểm soát chặt chẽ, các nhà máy may mặc của các thương hiệu thời trang lớn cũng có thể để lại hậu quả nặng nề cho địa phương, môi trường và chính nhân công làm việc tại đó.
Để trở thành một nhà thiết kế thời trang, ngoài việc sáng kiến ra các mẫu quần áo mới lạ, bạn cần phải hiểu hết quy trình sản xuất để làm ra một sản phẩm.
Kể cả những học sinh ngành thời trang tốt nghiệp từ những ngôi trường danh giá cũng chưa có cơ hội được tham quan trực tiếp các xưởng nhuộm. Nhưng khi bạn trực tiếp trao đổi với nhà cung cấp, bạn có thể mở rộng thêm kiến thức về các loại thuốc nhuộm có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nguồn nước và sức khoẻ của người dân địa phương.
Đoạn phim thời sự về con sông Citarum tại Indonesia của kênh DW Documentary trên Youtube.
Citarum là con sông bị ô nhiễm nhất thế giới và tác nhân chính tàn phá dòng sông này là 500 nhà máy dệt đã xả nước thải trực tiếp xuống sông. Dòng sông Citarum được coi là rất quan trọng đối với người Indonesia vì những nguồn nước này được sử dụng để làm nước uống, nông nghiệp và nuôi cá; Sông Citarum còn là nguồn cung cấp điện cho cho hai đảo Java và Bali. Tuy nhiên, hoá chất độc hại của nước thải có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của 14 triệu người dân địa phương sử dụng nước từ sông Citarum trong cuộc sống hằng ngày.
Tai nạn ở xưởng may Rana Plaza tại Bangladesh được coi là thảm hoạ nhà máy may mặc nguy hiểm nhất trong lịch sử. Chủ sở hữu toà nhà này đã làm lơ những cảnh báo về các vết nứt trên tường và vẫn cho công nhân tiếp tục sản xuất quần áo. Vào ngày 24 tháng 4 năm 2013, xưởng may Rana Plaza bị sụp đổ và đã khiến 1134 công nhân nhà máy thiệt mạng, và khoảng 2 500 người công nhân bị thương nặng. Sự kiện này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các thương hiệu thời trang và yêu cầu họ cần có sự minh bạch hơn để loại bỏ sự bóc lột các công nhân nhà máy và cải thiện môi trường làm việc an toàn hơn. Vì vậy, các nhà thiết kế cần phải quan tâm hơn đến nhà máy sản xuất cho thương hiệu của mình, để có thể hiểu rõ thêm về nhà cung cấp và những người công nhân tại nhà máy.
Phó hiệu trưởng chương trình giảng dạy và học tập tại trường đại học Parsons School of Design, Yvonne Watson, nhận xét rằng các học sinh đã thay đổi cách suy nghĩ về ngành thời trang sau khi được trải nghiệm một chuyến tham quan tại nhà máy - điều này tác động mạnh mẽ đến các nhà thiết kế trẻ. Bởi vì một khi họ có cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về cách nhà cung cấp hoạt động và chứng kiến những áp lực đối với công nhân nhà máy; Họ sẽ có thể thay đổi cách mà họ thiết kế sản phẩm và tầm nhìn cho quy trình chuỗi cung ứng một cách hiệu quả lâu dài và thân thiện với môi trường hơn.
Sinh viên Nghệ thuật tại Cao đẳng California và Trường Parson ghé thăm các nghệ nhân tại Oaxaca, Mexico và tại Khu nhà tập thể của công nhân may ở Sri Lanka
Sự kết họp chặt chẽ giữa các nhà thiết kế và nhà cung cấp không những giúp giải quyết những vấn đề thiết kế nhanh hơn, mà còn có thể cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong quá trình sản xuất như là các chuẩn mực đạo đức, mức lương công nhân và môi trường làm việc trong chuỗi cung ứng.
Một chi tiết thiết kế nhỏ có thể tạo ra ảnh hưởng lớn
Một nhà máy sản xuất may mặc tại Dhaka.
Ioli Tzouka là một trong những học sinh của trường Parsons đã đến thăm các nhà cung cấp ở Sri Lanka vào năm 2017. Tại đó, Ioli Tzouka đã chứng kiến các mảnh vải vụn chất thành đống, khi vải phải cắt để phù hợp với các hoạ tiết thiết kế nhỏ nhặt; Điều này đòi hỏi các công nhân phải dành thêm nhiều thời gian để có thể làm ra chi tiết nhỏ cho mỗi đơn hàng và đồng thời là thải ra một lượng lớn vải thừa khác. Chính vì vậy, các nhà thiết kế khi muốn tạo ra một sản phẩm nào đó, chính bản thân họ cần phải nhận biết là sản phẩm đó sẽ tốn bao nhiêu nguyên liệu và thời gian, và những ảnh hưởng mà tác phẩm của họ sẽ để lại cho môi trường.
Ioli Tzouka hiện đang cố gắng để giữ lượng vải vụn ở mức tối thiểu trong thiết kế và luôn xem xét mọi chi tiết của các đơn hàng có ảnh hưởng tới các công nhân ở nhà máy hay không. Ví dụ như việc lựa chọn chất liệu không độc hại có thể mang lại lợi ích gấp đôi, vừa giảm đi sự ô nhiễm môi trường vừa đảm bảo an toàn sức khoẻ hơn cho những người công nhân sản xuất.
Nguồn Tổng hợp từ Vogue + ABC News + New York Times - Bài Irina Pham
Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM.
Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.