Sự "đơn giản" của nhiếp ảnh
Photography Khi nhìn vào tác phẩm của một nhiếp ảnh gia, điều bạn mong đợi nhất từ một bức ảnh là gì? Liệu đó có đơn giản chỉ là “chụp đẹp” hay không?
Platon, hay còn gọi là Platon Antoniou – Là nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh sinh ngày 20 tháng 4 năm 1968. Ông đã theo học thiết kế đồ họa ở trường mỹ thuật Saint Martin và có những tiếp xúc, trải nghiệm đầu tiên với ngành nhiếp ảnh từ đó.
Không có ý định dừng lại, ông tiếp tục học tiếp ở trường đại học Royal College of Art và gặp được thầy giáo kiêm cố vấn của mình, Jonh Hind của tờ Vouge.
Sau khi rời khỏi đại học vào năm 1992, ông bắt đầu trở nên nổi tiếng với việc chụp chân dung và ảnh thời trang. Vậy, điều gì khiến bạn nên chú ý đến Platon khi ông có một thời đi học và tiểu sử như bao nhiếp ảnh gia khác? Ông bị chứng khó đọc ở người lớn (chứng khó đọc hiểu và đánh vần, cho dù trí tuệ phát triển như người bình thường) nên việc nhìn nhận, phân tích thế giới qua chữ nghĩa, hay xem xét mọi thứ từ khía cạnh phức tạp không phải chuyên môn của Platon.
Ông thích mọi thứ được đơn giản hoá, và điều đó mang ông đến với thiết kế, nghệ thuật. Đúng vậy, thiết kế và nghệ thuật giúp bạn hiểu một vấn đề qua một thông điệp đơn giản từ hình ảnh, áp-phích, tranh minh hoạ,... Platon đã nhận ra điều này từ ngay khi ông còn trẻ, và giờ là lúc ông truyền đạt mọi thứ thông qua những bức ảnh mình đã chụp. Điều khác biệt ở tác phẩm của Platon chính là sự đơn giản.
Những bức ảnh không quá màu sắc, không phô trương, tất cả chỉ là ý nghĩa sâu sắc đằng sau những khung hình. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao bức tranh Mona Lisa của Leonardo Da vinci lại lọt vào mắt xanh của hàng trăm nhà sưu tầm tranh, hay gây điên đảo cả thể giới này chưa? Chính là vì cô gái trong tranh có hồn, không thể dùng từ “nó” để miêu tả được nữa, vì như thể có một nàng Mona Lisa sống mãi trong khung tranh ở bảo tàng mỹ thuật Pháp vậy. Platon cũng hướng đến điều đó, những bức ảnh của ông tràn ngập sức sống. Đến mức các tổng thống, hay chính trị gia phải tìm đến ông để chụp ảnh. Với mong muốn một bức ảnh mà mình sống mãi về sau ở trong đó, họ coi ông như phù thủy có phép trong Harry Potter vậy.
Platon từng nói: “ Khi chụp ảnh không biến mình là trung tâm. Thái độ và biểu hiện của nhân vật mình chụp mới là chính. Quan trọng nhất vẫn phải là một bức ảnh có linh hồn.”
Những nhân vật được Platon Antoniou chụp luôn khiến ta phải nhìn sâu vào câu chuyện của họ qua bức hình mà ông ghi lại.
Nguồn Tổng hợp - Bài Giang Lê
FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động, tràn đầy cảm xúc ấm áp, thân tình của những người yêu nghệ thuật, trà, lụa, và nhiều điều đẹp đẽ. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa, thiên nhiên, bảo vệ môi trường, nơi bạn sẽ cảm nhận với một nguồn vui sống tích cực và sinh động. Hotline: 093 406 8088. Email: Huong.color@fashionnet.vn