288
15 Tháng 03 2:59 am

Masculinities: Liberation Through Photography - Liệu có một thước đo cho sự nam tính?

 Ngày nay, có vô vàn cách để định nghĩa sự nam tính - hay vẻ ngoài nam tính. Buổi triển lãm 'Masculinities: Liberation Through Photography,' hiện đang diễn ra tại bảo tàng Barbican tại London thách thức những chuẩn mực thông thường của xã hội về sự nam tính ở đàn ông.

 

Trên thảm đỏ và trong các trang tạp chí, thật khó để bỏ qua làn sóng phản đối những khuôn mẫu nam tính truyền thống, như là chiếc bông tai ngọc trai của Harry Styles tại buổi Met Gala 2019 hay Pharrel Williams với chiếc váy Moncler từ nhà Valentino trên trang bìa tạp chí GQ.

Các tuần lễ thời trang cũng bày bán những phong cách mới lạ, độc đáo để các chàng trai đa dạng hóa tủ đồ của mình. Đó có thể là sự lý tưởng, hoa mỹ của Gucci; một Louis Vuitton ảnh hưởng bởi đường phố; hay một Richard Quinn sang trọng, nhà mốt đến từ London cũng vừa ra mắt bộ sưu tập dành cho nam với sự xuất hiện của những viên kim cương đá quý, áo nịt corset và lông vũ.

“Chúng ta đang sống ở thời điểm mà, ở một mức độ nào đó, những định nghĩa chỉ có trắng đen chưa bao giờ bị phai mờ đến vậy,” Alona Pardo, người tổ chức buổi triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Barbican,London phát biểu. Tại đây, họ đang có buổi trưng bày mang tên “Masculinities: Liberation Through Photography,” (Tạm dịch: Sự nam tính: Giải phóng qua Nhiếp ảnh), đây là một buỗi diễn quốc tế bao gồm một số lượng đa dạng hình ảnh những người đàn ông sinh sống trong giai đoạn từ những năm 1950s cho đến thời hiện tại. “Xã hội chúng ta đã dần học được cách thừa nhận và tôn trọng lối sống riêng và cách người khác thể hiện bản thân mình.”

 

Với những tác phẩm đến từ hơn 50 nghệ sĩ khác nhau, trong đó bao gồm những cái tên nổi tiếng như Andy Warhol, Richard Avedon, và Robert Mapplethorpe, buổi triển lãm khiến chúng ta phải tự định hình, suy nghĩ lại về những khái niệm nam tính phổ thông mà xã hội đã lập trình trong bộ não ta.

Ngày nay, những cuộc thảo luận, tranh cãi nảy lửa về vai trò giới tính và ‘nam tính độc hại’ diễn ra liên tục trên các trang mạng xã hội, và được đổ thêm dầu bởi phong trào #MeToo. Pardo cho rằng cô cảm thấy vẫn còn thiếu 1 thứ trong các cuộc tranh luận này.

“Tôi bỗng nhận ra điều này khi đang quan sát những buổi diễn thời trang. Khi nhắc đến vấn đề này, bạn sẽ trong vô thức tự so sánh với một thước đo nam tính. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ thật sự xem xét kỹ lưỡng cái tiêu chuẩn vô hình này,” cô ấy nói.

Buổi diễn bao gồm 6 phần thể hiện cách mà những bậc thầy nhiếp ảnh đưa các quan niệm cổ hủ về sự nam tính ra ánh sáng, đồng thời là hình ảnh những cộng đồng mà trước đây từng bị hắt hủi, phân biệt vì không có sự ‘nam tính’ này.

Những bức ảnh từ tập sách “Gay Semiotics” (Tạm dịch: Ký hiệu học của người đồng tính) ra mắt năm 1977 của Hal Fischer thể hiện rõ nét phong cách thời trang phức tạp đặc trưng của cộng đồng đồng tính tại San Francisco;Trong khi đó, phong cách sân khấu kịch trong bức chân dung của nhiếp ảnh gia người Cameroon Samuel Fosso dường như muốn nói rằng sự nam tính bản thân nó chỉ là một ngã tưởng do con người tạo ra.

Nhìn chung lại, chúng nhấn mạnh cái cách mà sự nam tính bị thu về hình ảnh của một người đàn ông trung lưu, da trắng và bị cuốn hút bởi giới tính nữ. Sunil Gupta, một nhiếp ảnh gia đến từ Ấn Độ, cho biết rằng loạt ảnh chụp cộng đồng thiểu số từ các nhóm giới tính khác nhau là “bằng chúng thép cho thấy rằng có vô vàn loại người tồn tại trên thế giới” , trong đó bao gồm hình của cộng đồng đồng tính nam tại New Delhi.

Cũng trong cùng thời điểm “những hình ảnh người đàn ông, to lớn mạnh mẽ đang trở lại khắp thế giới, đại diện cho hình mẫu nam tính cổ điển” Pardo cho biết. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hay tổng thống Nga Vladimir Putin. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những chàng trai trẻ tuổi đang phải chịu rất nhiều áp lực để thể hiện sự nam tính bản thân, trong đó 2 phần 3 lứa tuổi từ 18-24 cảm thấy bị ép buộc phải thể hiện những hành vi mạnh mẽ, cứng rắn so với chỉ 30% ở lứa tuổi trên 45.

Đôi khi có những trường hợp trọng ‘nam tính’ mà diễn ra thường xuyên trong nền văn hóa của chúng ta đến nỗi mọi người xem nhẹ nó. Buổi trưng bày có loạt ảnh của Karen Knorr chụp bên trong một câu lạc bộ quý ông những năm 80s, nơi chỉ có những gã đàn ông quyền lực nhất tập trung tại đó. Ngoài ra còn có bức hình của cậu trai trẻ mới dậy thì trên sân bóng, và những chàng sinh viên trong bộ sưu tập của Sam Contis.

Phòng thay đồ và các câu lạc bộ cho đàn ông là “những không giàn mà sự nam tính được đề cao nhất,” Sharif Mowlabocus, một giáo sư lĩnh vực mạng xã hội và văn hóa tại Đại học Fordham cho biết. Nhưng đó cũng là nơi xuất hiện sự kì thị, hắt hủi đổi với sự nữ tính, giới LGBT và phân biệt chủng tộc.

“Trong lịch sử, những buổi thảo luận xung quanh giới tính và không gian đều tập trung vào phụ nữ và sự thiệt thòi của họ ,” Mowlabocus cho biết. “Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về những khoảng không gian mà chỉ đàn ông mới có. Nơi hình thành nên những khái niệm về nam tính trong tư tưởng một người con trai.”

Andrew Moisey, một nhiếp ảnh gia và là trợ lý giáo sư tại Đại học Cornell, đã bỏ ra 7 năm để chụp ảnh trong những không gian như vậy, hay nói chính xác là khu ‘hội anh em’ tại Đại học California,Berkeley. Anh đã chụp lại những ‘nghi lễ’ anh em, những buổi nhậu say xỉn, thậm chí là những hình ảnh bạo lực, sự căm ghét nữ tính tại đây.

Trong một bức ảnh gây tranh cãi, một cậu trai say xỉn đã đấm vào mặt một con chó vì nhận lời thách thức của ‘hội anh em’. “Tôi dùng tấm ảnh đó để làm cao trào đồng thời cũng là lời nhắc nhở về những hiểm họa tiềm ẩn của các ‘hội anh em’ này,” Moisey nói.

Bằng cách phản ánh những trải nghiệm ấy ttrong buổi triển lãm, anh hi vọng rằng mọi người có thể nhận ra những ảnh hưởng của các ‘không gian riêng tư của nam’ và những ‘bài học’ mà họ phải nhận tại đây

“Nếu tôi bước vào buổi triển lãm và nói, ‘Đây là hình ảnh của những gã say xỉn,’ chắc hẳn sẽ không ai quan tâm cả. Nhưng nếu tôi nói rằng ‘hãy xem những mầm mống cho văn hóa nam tính nước Mĩ cho tương lai và tại sao ta lại khẳng định đây mới chính là sự nam tính, ‘ như vậy thì mọi người sẽ quan tâm.”

“Mỗi người trong bọn họ đều là một cá thể riêng biệt, cho dù rằng tất cả đều nằm trong ‘hội anh em’ Moisey nói. Có một số người ở lại hội cho đến hết những năm đại học, cũng có những người thoát ra từ trước. Có người coi những năm tháng đó là một chiến tích, còn đối với số còn lại thì đó là một sự xấu hổ, một sai lầm của tuổi trẻ.

Đây cũng chính là thông điệp chính của buổi triển lãm. Cho dù là trong một nhóm, thì mỗi người đều có những trải nghiệm riêng và cách riêng của họ để thể hiện sự nam tính của bản thân. Pardo khuyến khích đàn ông ngày nay học theo lối sống tự do này.

“Buổi diễn không nhằm trả lời câu hỏi sự nam tính là gì. Mà là cách mở đầu những buổi tranh luận và khuyến khích mọi người đào sâu vào chủ đề này,” Pardo giải thích. “Đàn ông cần được giải phóng khỏi những định nghĩa hạn hẹp, cổ hủ về như thế nào là một người đàn ông thành công. Sự thành công không chỉ đến từ sân banh, hay chỗ làm việc, hay phòng ngủ. Có vô vàn cách để bạn thể hiện nó.”

“Masculinities: Liberation through photography” sẽ được trưng bày tại bảo tàng Barbican, London cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2020.

Nguồn CNN - Bài PD

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động, tràn đầy cảm xúc ấm áp, thân tình của những người yêu nghệ thuật, trà, lụa, và nhiều điều đẹp đẽ. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa, thiên nhiên, bảo vệ môi trường, nơi bạn sẽ cảm nhận với một nguồn vui sống tích cực và sinh động. Hotline: 093 406 8088. Email: Huong.color@fashionnet.vn

 

Những cái tên trẻ tuổi đáng chú ý của nhiếp ảnh đương đại

Những cái tên trẻ tuổi đáng chú ý của nhiếp ảnh đương đại

Photography Theo danh sách của Wallpaper, đây là những nhiếp ảnh gia trẻ mới nổi, đã đạt thành công nhất định với vài dự án tiêu biểu và đang dần thu hút sự chú ý từ thế giới, cũng như cống hiến cho cộng đồng nhiếp ảnh gia. Các nghệ sĩ này không chỉ thể hiện sự tận tâm với ngón nghề của mình mà còn thể hiện tinh thần sẵn sàng thử nghiệm, thách thức những giới hạn và xây dựng tên tuổi trong ngành công nghiệp này.

Trung Hoa thế kỷ 19: Nhiếp ảnh thuở hồng hoang

Trung Hoa thế kỷ 19: Nhiếp ảnh thuở hồng hoang

Photography "Nhiếp ảnh là bảo bối vĩ đại nhất của lịch sử. "Trong nhiều năm, chữ viết là cách mà lịch sử được lưu truyền. Nhưng nghệ thuật nhiếp ảnh đời đầu đã bảo tồn văn hóa ở Trung Quốc và các nơi khác nữa. Nghệ thuật nhiếp ảnh đã tồn tại hàng trăm năm vì nó diễn ra cùng lúc với các cuộc cách mạng công nghệ đã thay đổi mọi thứ ."

Chuỗi sự kiện khai trương Room of Fotography Hanoi

Chuỗi sự kiện khai trương Room of Fotography Hanoi

Photography Ngày 20 và 21/03/2021 tại MAI Gallery, 113 Hàng Bông, Hà Nội, Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery và MAI Gallery phối hợp khai trương không gian dành riêng cho nghệ thuật nhiếp ảnh với tên gọi Room of Fotography Hanoi (Phòng Nhiếp ảnh Hà Nội). Room of Fotography Hanoi ra đời với mục đích đóng góp trọn vẹn cho sự phát triển tiềm năng của nghệ thuật nhiếp ảnh, là cầu nối giữa nghệ sĩ thực hành nhiếp ảnh, công chúng yêu nghệ thuật, nhà sưu tầm Việt Nam và quốc tế.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us