288
06 Tháng 08 10:59 am

Trung Hoa thế kỷ 19: Nhiếp ảnh thuở hồng hoang

 "Nhiếp ảnh là bảo bối vĩ đại nhất của lịch sử. "Trong nhiều năm, chữ viết là cách mà lịch sử được lưu truyền. Nhưng nghệ thuật nhiếp ảnh đời đầu đã bảo tồn văn hóa ở Trung Quốc và các nơi khác nữa. Nghệ thuật nhiếp ảnh đã tồn tại hàng trăm năm vì nó diễn ra cùng lúc với các cuộc cách mạng công nghệ đã thay đổi mọi thứ ."

Trước sự khi có sự xuất hiện của công nghệ nhiếp ảnh, tất cả những gì các nước phương Tây mường tượng về đất nước Trung Quốc đều thông qua những bức tranh vẽ, những nhật ký du lịch viết tay và các vật phẩm gửi từ vùng đất tưởng chừng như xa xôi đó.

Tuy nhiên, từ những năm 1850, một nhóm các nhiếp ảnh gia tiên phong tới từ phương Tây đã tìm cách chụp ảnh phong cảnh, thành phố và con người nơi đây. Chính vì vậy những khán giả ở quê nhà bị thu hút bởi những bức ảnh này và dấy lên phong trào chụp trong nước ở giai đoạn này.

Trong đó phải kể đến nhiếp ảnh gia người Ý, Felice Beato. Anh đã tới Trung Quốc vào những năm 1850 để ghi chép lại các chiến tích của Anh – Pháp trong Chiến tranh Thuốc phiện lần thứ hai. Ngoài ra còn có nhiếp ảnh gia người Scotland tên John Thompson. Anh đã có hành trình ngược dòng sông Mân để mang đến cho người phương Tây một cái nhìn hiếm hoi về phong cách thiết kế nhà cửa ở vùng sâu vùng xa của Trung Hoa.

Nhiếp ảnh gia người Scotland, John Thompson đã ghi chép lại chuyến hành trình ngược dòng sông Mân đã mang tới cái nhìn hiếm hoi về những vùng sâu vùng xa của đất nước Trung Quốc – Credit: Bộ sưu tập nhiếp ảnh về đất nước Trung Hoa của Loewentheil

Đây chỉ là một số nhân vật có tác phẩm nằm trong bộ sưu tập 15,000 bức ảnh do nhà sưu tầm cổ vật người New York tên Stephan Loewentheil tích luỹ được. Những hình ảnh về thế kỷ 19 trong bộ sưu tập của ông trải dài từ những khung cảnh đường phố, những thương nhân, cuộc sống ở ngoại ô và kiến trúc của đất nước này. Bộ sưu tập này bao gồm những chi tiết được chưa từng được biết tới trước đây, từ những người ăn xin mù cho tới những đoàn lữ hành di chuyển bằng lạc đà trên Con Đường Tơ Lụa.

Loewentheil là một nhà buôn sách quý. Ông đã dành 3 thập kỷ qua để mua lại các bức tranh từ các cuộc đấu giá và các nhà sưu tập ở cả trong và ngoài Trung Quốc. Ông tuyên bố sở hữu bộ sưu tập tư nhân lớn nhất thế giới về nhiếp ảnh Trung Quốc thời kỳ đầu. (Tuyên bố này là hoàn toàn hợp lý với số lượng các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật bị mất trong thế kỷ 20 đầy biến động của đất nước - đặc biệt là trong cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông.) Vào năm 2018, ông đã cho trưng bày ở Bắc Kinh lần đầu tiên 120 ấn phẩm từ bộ sưu tập của mình. Phạm vi thời gian của các tác phẩm trong triển lãm kéo dài từ những năm 1850, cho đến những năm 1880. Cuộc triển lãm đã trưng bày những tác phẩm với các hình thức nhiếp ảnh đời đầu như là hình thức in ảnh sử dụng albumen (việc sử dụng lòng trắng trứng để liên kết hóa chất với giấy) và quy trình "tấm ướt", trong đó các âm bản được xử lý trên các tấm kính trong phòng tối di động. 

Bộ sưu tầm 15,000 tấm ảnh có sức ảnh hưởng mãnh liệt đã ghi lại cuộc sống hàng ngày của các thương nhân người Trung Quốc từ giữa thế kỷ 19 như người dệt vải này. Sau khi dự án được phát triển, một vài hình ảnh được tô màu bằng tay bởi các hoạ sỹ – Credit: Bộ sưu tập nhiếp ảnh về đất nước Trung Hoa của Loewentheil

Những phát triển công nghệ này đã báo trước sự ra đời của nhiếp ảnh thương mại ở Trung Quốc, vì lần đầu tiên chúng cho phép hình ảnh nhanh chóng được nhân rộng và lan truyền.

Loewentheil nói: “Mọi người muốn đem về những hình ảnh tuyệt vời mà họ có thể bán ở những nơi khác. "Những người đã đến đó, tất cả mọi người từ các nhà ngoại giao, doanh nhân đến các nhà truyền giáo, tất cả đều muốn mang về nhà một bằng chứng ghi chép lại nền văn hoá đẹp đã và độc đáo của đất nước Trung Quốc.

"Một số người trong số họ đã có thị trường ở quê nhà, nhưng ngay lập tức họ tìm thấy niềm yêu thích nhiếp ảnh của người Trung Quốc và họ đã phát triển một thị trường mạnh mẽ trong nước. Các nhiếp ảnh gia Trung Quốc (thời đó) đã nắm bắt được điểm này và phục vụ cả hai thị trường."

Những nhà tiên phong người Trung Quốc

Bất chấp vai trò nổi bật của người nước ngoài trong nhiếp ảnh Trung Quốc thời kỳ đầu, bộ sưu tập của Loewentheil cũng ghi nhận thành tựu của những nhiếp ảnh gia của đất nước này.

Một số người mua máy ảnh từ những người phương Tây muốn bán thiết bị cồng kềnh của họ để rời khỏi Trung Quốc, trong khi những người khác tận dụng sự đổi mới của Trung Quốc trong lĩnh vực này, chẳng hạn như nhà toán học Zou Boqi, người đã sử dụng các sản phẩm của nước ngoài để thiết kế máy ảnh tấm kính của riêng mình.

Một bức hình của 2 diễn viên được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Trung Quốc tên Lai Afong. Các studio chụp ảnh mọc lên khắp Trung Quốc ở nửa sau của thế kỷ 19 – Credit: Bộ sưu tập nhiếp ảnh về đất nước Trung Hoa của Loewentheil

Sau khi cập bến ở các thành phố cảng, nghệ thuật nhiếp ảnh đã lan rộng khắp Trung Quốc vào nửa sau thế kỷ 19. Điều này đã dẫn tới các studio thương mại chuyên về chụp các chân dung cá nhân và gia đình với rất nhiều bức ảnh về sau này được phục chế màu bởi những hoạ sỹ đã chuyên nghiệp.

Những nhân vật tiên phong, như Lai Afong, đã chụp được những bức chân dung, phong cảnh và cảnh quan thành phố mà trong mắt Loewentheil, có chất lượng ngang bằng với những người cùng thời ở phương Tây.

"Có một sự bình đẳng trong nhiếp ảnh Trung Quốc và các nhiếp ảnh gia Trung Quốc mà điều đó chưa được biết đến rộng rãi", nhà sưu tập nói. "Một số nhiếp ảnh gia đầu tiên của Trung Quốc rất xuất sắc."

Thay vì sao chép các bậc tiền bối nước ngoài, các nhiếp ảnh gia của Trung Quốc thường lấy cảm hứng từ truyền thống nghệ thuật của chính đất nước họ. Loewentheil lấy ví dụ rằng các bức chân dung được xử lý giống như những bức tranh vẽ trong việc sắp xếp bố cục và cách sử dụng ánh sáng. Các bức chân dung thường được chụp khi đứng đối diện với máy ảnh với dáng đứng thẳng và khuôn mặt ít hoặc không có biểu cảm. Những bức ảnh chân dung ban đầu dường như "mô phỏng các bức vẽ chân dung tổ tiên Trung Quốc".

Một bức ảnh chụp chân dung không rõ tác giả về một người phụ nữ trẻ trong khoảng thời gian năm 1860 - Credit: Bộ sưu tập nhiếp ảnh về đất nước Trung Hoa của Loewentheil

Trong khi đó, hình ảnh kiến trúc bao trùm thiên nhiên xung quanh thay vì tập trung vào các tòa nhà biệt lập, một sự khác biệt khác với truyền thống phương Tây.

Loewentheil nói thêm: “Khi chúng tôi có một tác phẩm từ một nhiếp ảnh gia không rõ danh tính, chúng tôi thường nắm khá chắc về việc họ là người Trung Quốc hay người phương Tây."

Bảo tồn lịch sử

Ngoài giá trị nghệ thuật, hình ảnh của Loewentheil còn được quan tâm trong giới học thuật, với cuộc triển lãm năm 2018 của ông diễn ra tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, một trong những trường cao đẳng hàng đầu của Trung Quốc.

Với sự xuất hiện của các công nghệ nước ngoài, bao gồm máy ảnh trong thế kỷ thứ 19 chỉ là một trong những thay đổi căn bản dẫn tới sự kết thúc của thời kỳ Đế Quốc (Trung Quốc trở thành một nước Cộng Hoà vào năm 1912 sau cuộc cách mạng kéo dài 4 tháng). Chính vì vậy những bức ảnh được chụp vào thời đó đã ghi lại được hình ảnh về một thế giới sẽ nhanh chóng biến mất khỏi tầm mắt.

Hãy cùng nhìn vào ví dụ về công trình để đời của nhiếp ảnh gia Thomas Child (một kỹ sư người Anh). Ôn đã ghi lại đường nét phức tạp của kiến trúc truyền thống của đất nước Trung Quốc bằng những bức hình quý giá. Cung điện Mùa Hè ở Bắc Kinh mà ông đã chụp lại được sau đó đã bị quân xâm lược Anh và Pháp thiêu rụi. Những tấm hình của ông đã cung cấp một bộ hồ sơ vô giá về kiến trúc đã mất đi của nó. 

Những bức ảnh chụp bởi Thomas Child đã thể hiện rõ chi tiết về kiến trúc độc đáo của Cung điện Mùa Hè ở Bắc Kinh. Phần lớn của cung điện này đã bị phá huỷ bởi quân xâm lược Anh – Pháp vào năm 1860 - Credit: Bộ sưu tập nhiếp ảnh về đất nước Trung Hoa của Loewentheil

Loewentheil nói: “Nhiếp ảnh là bảo bối vĩ đại nhất của lịch sử. Trong nhiều năm, chữ viết là cách mà lịch sử được lưu truyền. Nhưng nghệ thuật nhiếp ảnh đời đầu đã bảo tồn văn hóa ở Trung Quốc và các nơi khác nữa. Nghệ thuật nhiếp ảnh đã tồn tại hàng trăm năm vì nó diễn ra cùng lúc với các cuộc cách mạng công nghệ đã thay đổi mọi thứ ."

Trong khi Loewentheil thực hiện công việc sưu tầm, ông vẫn khẳng định rằng những hình ảnh đã được tập hợp lại vì lợi ích của hậu thế. Ông coi mình là người quản lý của một kho tàng lịch sử - một kho lưu trữ cuối cùng sẽ trở về nơi mà nó sinh ra. Ông hiện đang số hóa bộ sưu tập với mục đích tạo ra một kho lưu trữ trực tuyến cho các nhà sử học và nhà nghiên cứu.

Ông nói: “Chúng tôi thực sự muốn đây là một tài sản cho người dân Trung Quốc và chúng tôi luôn mở cửa cho các học giả hoặc trí thức muốn học tập. Hy vọng của tôi là bộ sưu tập sẽ trở về với Trung Quốc. Bộ sưu tập này không phải để bán, mà nó cần phải được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa và trí tuệ trung thực: Đó là thứ không thuộc về tôi."

Nguồn: https://edition.cnn.com/style/article/china-photos-19th-century-loewentheil-collection/index.html

Bài dịch - Nhi Nguyễn - bản quyền thuộc Fashionnet.vn, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn đăng tải. 

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

Những cái tên trẻ tuổi đáng chú ý của nhiếp ảnh đương đại

Những cái tên trẻ tuổi đáng chú ý của nhiếp ảnh đương đại

Photography Theo danh sách của Wallpaper, đây là những nhiếp ảnh gia trẻ mới nổi, đã đạt thành công nhất định với vài dự án tiêu biểu và đang dần thu hút sự chú ý từ thế giới, cũng như cống hiến cho cộng đồng nhiếp ảnh gia. Các nghệ sĩ này không chỉ thể hiện sự tận tâm với ngón nghề của mình mà còn thể hiện tinh thần sẵn sàng thử nghiệm, thách thức những giới hạn và xây dựng tên tuổi trong ngành công nghiệp này.

Chuỗi sự kiện khai trương Room of Fotography Hanoi

Chuỗi sự kiện khai trương Room of Fotography Hanoi

Photography Ngày 20 và 21/03/2021 tại MAI Gallery, 113 Hàng Bông, Hà Nội, Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery và MAI Gallery phối hợp khai trương không gian dành riêng cho nghệ thuật nhiếp ảnh với tên gọi Room of Fotography Hanoi (Phòng Nhiếp ảnh Hà Nội). Room of Fotography Hanoi ra đời với mục đích đóng góp trọn vẹn cho sự phát triển tiềm năng của nghệ thuật nhiếp ảnh, là cầu nối giữa nghệ sĩ thực hành nhiếp ảnh, công chúng yêu nghệ thuật, nhà sưu tầm Việt Nam và quốc tế.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Vietnam Color Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us