288
16 Tháng 03 4:14 pm

Storytelling I Người kể chuyện phải giữ một cái đầu lạnh

 Kể chuyện với thủ thuật: ‘Show don’t tell”, mấu chốt của thủ thuật này là hạn chế dùng tính từ, hãy sử dụng danh từ, động từ, tình tiết và lời thoại để chứng mình và cho thấy được những gì mình muốn bạn đọc thấy.

Ngày 13/3 vừa qua, Fashionnet đã tổ chức buổi học Creative Pro Class đầu tiên về chủ đề Writing / Storytelling 

Buổi học đầu tiên nói về Nghệ thuật kể chuyện (storytelling). Kể chuyện là một hình thức truyền đạt thông tin cơ bản nhất mà ta đã tiếp cận ngay từ khi còn thơ bé với những câu chuyện cổ tích mà mẹ kể. Với hơn 20 năm kinh nghiệm viết, chủ biên, thẩm định nội dung cho các dự án xuất bản, truyền hình và phim chiếu rạp Phương Nam Book, Yeah1 CMG, giảng viên Phạm Tường Vân đã chỉ ra những sai lầm thường gặp khi kể chuyện, và sự quan trọng của việc cân bằng giữa tưởng tượng và logic.

Để chắp bút nên một câu chuyện hay, điều đầu tiên hết phải là xác định mục đích của mình. Với mỗi mục tiêu khác nhau, người kể sẽ chọn cho mình một phương thức dẫn dắt câu chuyện phù hợp. Target là khái niệm đặc biệt quan trọng đối với loại hình kể chuyện nhằm mục đích PR sản phẩm hay xây dựng thương hiệu. Khi ấy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là xác định mình muốn người đọc biết điều gì, đồng thời cũng phải có kiến thức về tâm lí đám đông xem liệu họ có sẵn sàng đón nhận cách thức đó hay không. Nếu như bài viết của bạn không mang lại bất kỳ thông tin hay một điều gì mới mẻ thì nó sẽ không đọng lại lâu trong tâm trí người đọc.

Một lỗi sai cơ bản khi viết bài PR là để cảm xúc lấn át câu chuyện của mình. Nếu như bạn nhận công việc xây dựng hình ảnh đẹp cho một nhân vật nào đó, mà bạn quá say mê họ đến nỗi chỉ nói những lời thêu hoa dệt gấm về họ trong câu chuyện của mình mà quên đặt mình vào vị thế người đọc, thì sẽ phản tác dụng. Người đọc nghe những lời ca tụng một chiều, không chỉ cảm thấy bài viết thiếu khách quan mà còn có thể có phản ứng tiêu cực với nhân vật trên.

Để tạo sự khách quan, một thủ thuật rất hay mà ta nên sử dụng là ‘Show, don’t tell”. Tức là người viết để nhân vật có cơ hội thể hiện phẩm chất chứ ta không vội khẳng định. Thay vì sử dụng những cụm những tính từ rổn rảng vô nghĩa như ‘anh ấy cực kỳ thông minh", "anh ấy là nhà thiết kế giòi nhất", ‘sản phẩm của anh ấy luôn tuyệt mỹ’, hãy chỉ rõ các đột phá, những yếu tố bất ngờ trong thiết kế của anh ấy, phẩm chất sáng tạo trong cách anh ấy lựa chọn và sự kiên quyết, can đảm của anh ấy khi chối từ những thứ đi ngược với tôn chỉ. Điểm mấu chốt của thủ thuật "show, dont tell" này là hạn chế dùng tính từ, hãy sử dụng động từ, đưa ra tình tiết và lời thoại để lột tả tính chất của đối tượng một cách tự nhiên nhất, rồi để độc giả tự cảm nhận và kết luận.


Tác phẩm nổi tiếng Life of Pi được khắc họa qua nét vẽ của nghệ sĩ Israel Tomer Hanuka. Không cần dùng từ ngữ, Hanuka vẫn có thể gợi nên các câu chuyện trong tâm trí người xem qua những màu sắc mạnh mẽ và biểu cảm nhân vật.

Điều quan trọng thứ hai khi viết các bài mang tính thương mại, là bạn phải kể câu chuyện trên góc nhìn của khách hàng. Khách hàng ở đây có 2 nhóm: ông A (người thuê bạn) và bà B (người mua hàng của ông A). Thật ra một bài PR hiệu quả là làm hài lòng cả A lẫn B nhưng B luôn nên được coi trọng hơn A. Nhiều trường hợp, người trả tiền sẽ hài lòng về bài viết về họ, nhưng đối tượng mà họ hướng đến lại không có hứng thú với bài viết đó. Bên cạnh việc tạo ra một câu chuyện làm hài lòng cả hai nhóm đối tượng thì người làm smart PR đừng bao giờ quên rằng mình nhận tiền của A chính là để thu hút  B. Kể câu chuyện về A một cách khách quan, lý thú từ điểm nhìn của B, bạn đang làm Smart PR. Còn nếu viết một bản tụng ca khiến ông A sung sướng phổng mũi, thì đấy là bạn đang làm cái loa cho ông A tự quảng cáo.  

Tóm lại một bài PR tốt là khiến người đọc không nhận ra đó là một bài PR. Hãy thu hút thông qua những câu chuyện đáng tin, giọng điệu khách quan và những thông tin bổ ích cho người đọc.

Và lỗi cuối cùng của người kể chuyện, đó chính là không xác định được vị trí của mình, dẫn đến việc chọn sai ngôi của người kể chuyện. Những câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất của , KOLs, Influencer thu hút bạn đọc bởi vì họ đã thành công và họ xứng đáng với điều đó. Từ ngày xa xưa, những trải nghiệm được kể từ những anh hùng, những vị tù trưởng từng chiến thắng trong các cuộc săn dũng mãnh luôn luôn tạo hứng thú với các thành viên của bộ lạc hơn hẳn câu chuyện của một người mà chẳng chút "số má".

Cũng có trường hợp những người thành công kể chuyện ở ngôi thứ ba để tạo cảm giác gần gũi, đồng cảm với bạn đọc. Tuy nhiên, thông thường, là một nhà báo hay một người PR, ta nên chỉ kể chuyện ở ngôi thứ ba. Cùng một câu chuyện, nhưng tùy vào sự thông minh, duyên dáng và khách quan của người viết mà câu chuyện ấy sẽ trở nên thu hút, gây ấn tượng hay nhạt nhẽo vô vị với người đọc.

Vậy ta đã biết 3 lỗi sai thường gặp của người PR, nhưng làm sao để bạn đọc có thể quan tâm đến một nhân vật mà họ chưa bao giờ biết đến trước đó?

Nếu bạn muốn công chúng quan tâm đến một nhân vật, hay một thương hiệu, thì chắc chắn nhân vật hay thương hiệu đó phải có một hoặc là cả 3 yếu tố này: sự khác biệt, sự gần gũi, hay thỏa mãn giấc mơ của người đọc.

Đương nhiên rồi, nếu không có sự khác biệt hay nghịch lý thì làm sao có thể phân biệt nhân vật của bạn với hàng vạn sa số cá thể khác ngoài kia. Một "ông giáo sư mặc quần đùi" sẽ gây chú ý hơn một ông mặc semi thắt cà vạt, một cựu tù hình sự hoàn lương đi nấu cơm từ thiện vẫn lay động hơn một người tốt đi làm việc tốt.

Thứ hai là sự gần gũi. Con người có thể bị thu hút bởi những điều bí ẩn, mơ hồ nhưng nếu như họ không tìm được sự đồng cảm ở đó thì chẳng lâu sau họ cũng sẽ quên thôi. Tại sao xã hội bỗng nhiên quan tâm đến cô gái bắt chiếc phi cơ 8 tỉ đồng về Việt Nam, trong khi trước đó cô chắc hẳn đã vung hàng núi tiền cho bao nhiêu thứ khác? Bởi vì đối với đại đa số công chúng, thế giới của người giàu luôn đóng kín như nước sông với nước giếng, vui buồn trong thế giới ấy chả liên quan gì đến cuộc sống của họ. Cô gái rich kid kia bắt đầu được chú ý từ khi họ thấy cô ấy là bệnh nhân số 32, cô ấy trở nên gần gũi với cái tagline "người giàu cũng khóc", và họ thấy người dù giàu đến mấy cũng phải sợ hãi, chạy trốn và khổ sở vì bệnh tật như mình.”


Sự xa lạ có thể gây tò mò, nhưng sự đồng cảm, gần gũi mới là yếu tố dễ chạm vào cảm xúc người đọc

Cuối cùng là thỏa mãn giấc mơ của người đọc. Đây là một mô típ quen thuộc trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Có cô gái trẻ nào mà chưa từng mong sẽ gặp được anh bạn trai hay một người chồng "bên ngoài đẹp trai bên trong nhiều tiền", soái ca giỏi giang, đẹp trai, tinh tế, can trường được nhiều người mê nhưng lại chỉ chung tình một một người không? Hay cách đây 3 năm là câu chuyện đầy cảm hứng về đội tuyển U23 Việt Nam. Vì sao Đặng Văn Lâm chưa bao giờ nổi tiếng bằng Bùi Tiến Dũng, dù tài năng và thậm chí diện mạo cũng có phần nhỉnh hơn? Đơn giản vì người đọc tìm thấy mình trong một Bùi Tiến Dũng vươn lên từ nghèo khó, đạt đến đỉnh vinh quang từ sự cố gắng không ngừng nghỉ. Họ được truyền cảm hứng bởi những nút thắt mở của hành trình nỗ lực tìm kiếm vinh quang đó, tạo nên những cảm xúc tích cực trong suy nghĩ của họ và điều đó khiến số followers của Bùi Tiến Dũng luôn vượt trội.

Một điều quan trọng cuối cùng của người kể chuyện là luôn giữ một cái đầu lạnh. Có một nhà văn nói rằng: "muốn khán giả khóc thì bạn đừng rơi nước mắt". Những tình tiết chạm vào trái tim công chúng nhất là khi người kể tiết chế cảm thán và để nhân vật tự nói. Chỉ khi ta không bị cảm xúc lấn át, ta mới có một cái nhìn khách quan nhất và áp dụng kiến thức của mình trong bài viết một cách hiệu quả. Một câu chuyện hay luôn luôn phải có tính logic trong đó, nếu không thì câu chuyện ấy cũng chẳng tạo nên cảm xúc gì trong lòng bạn đọc.

Ghi chép Hồ Thiên Phúc  - Giảng viên Phạm Tường Vân - Ảnh tư liệu lớp Pro Creative 

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy và cách xây dựng những giá trị cốt lõi. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM

Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

 

 

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us