288
26 Tháng 05 11:54 am

Phải sống! (tiếp theo "Made in Italy" sản xuất bởi công nhân Trung Quốc)

 Nếu bạn có từ ba đến sáu tháng để chờ đợi năm trăm đến một nghìn sản phẩm mà bạn đang rất cần, hãy đến Trung Quốc. Nhưng nếu bạn chỉ có hai tuần và cần tới một trăm sản phẩm, hãy đến Prato

Khung cảnh trung tâm của Prato là một mê cung đẹp đẽ của những đường phố được lát đá và được bao quanh bởi những bức tường có từ thời kỳ Phục Hưng sớm. Một ngày chủ nhật tháng 2, khi ghé thăm đây nhiều dân địa phương làm cái mà người Ý gọi là le vasche (“đi dạo long vòng”), đi dạo từ đầu này đến đầu kia của quận thỉnh thoảng dừng lại để nhìn ngắm qua cửa kính các cửa hàng. Một số người đang đi trên đường, với bữa ăn trưa gia đình trên tay, mang theo bánh biscotti bọc trong giấy bóng đóng dấu tên của những tiệm bánh ngon nhất của thành phố. Đâu đó có những bức bích họa tuyệt vời của Fra Filippo Lippi - Đây chính là những gì đặc trưng của thành phố Prato.

Vừa ra khỏi những bức tường thành phố, trong khu phố Tàu của Prato, những gia đình người Hoa giàu có mang theo những phần ăn tự làm của họ: bánh nhân khoai môn, bánh đậu đỏ. Những người ngoại thị, xuống phố thăm họ hàng. Họ lái những chiếc xe BMWs, AUDIS, MERCEDES. (Có nhiều hơn một người Ý khẳng định rằng không một người Trung Quốc nào ngồi vào một chiếc Fiat Panda, một trong những công ty xe hơi bình dân nhất của Ý). Theo nghiên cứu năm 2015, của một cơ quan kinh tế khu vực, cư dân gốc Hoa đóng góp hơn bảy trăm triệu euro cho nền kinh tế tỉnh Prato, khoảng 11% tổng doanh thu. Khu phố Tàu, dù vậy, trông vẫn nhếch nhác. Trong những con hẻm, tôi thấy nhiều cửa sổ được che chăn. Vài ngày sau, tôi đi cùng các nhà chức trách trong một số cuộc bố ráp và biết rằng có một số xưởng bóc lột công nhân tàn tệ phía sau một số cửa sổ đó. Trong xưởng lạnh cóng, những người mới đến và nghèo nhất, nhiều người trong số họ không có giấy tờ, ngồi cong lưng trên máy may, đính cổ áo lên áo sơ mi hoặc gắn sọc màu sáng cho quần chạy bộ. Những chiếc quần này có thể bán cho các nhà bán lẻ với giá khoảng 8 euro – chỉ bằng một phần năm giá tiền nếu người Ý làm một cách hợp pháp.

Các hoạt động sản xuất quần áo ở khu phố Tàu có xu hướng quy mô nhỏ. Sau khi viếng thăm khu trung tâm, tôi lái xe qua những khu vực xung quanh Prato. Tôi đã vượt qua nhiều dãy nhà xưởng với các ký tự Trung Quốc bên cạnh các cụm từ tiếng Anh: Normcore, Feel Good, Miss & Yes. Các tòa nhà cao tầng, thấp tầng kết hợp các khu vực sản xuất với các phòng trưng bày, nơi người mua có thể kiểm tra mẫu và đặt hàng. Jessica Moloney, một nhà tư vấn và đại lý thương hiệu sinh ra ở London, đã giải thích với tôi: “Nếu bạn có từ ba đến sáu tháng để chờ đợi và bạn cần năm trăm đến một nghìn sản phẩm, bạn hãy đến Trung Quốc. Nhưng nếu bạn chỉ có hai tuần và cần một trăm sản phẩm, hãy đến Prato".

Từ prato có nghĩa là "đồng cỏ", và ngay cả ở đây, giữa những kiến trúc tạo nên sự nối dài bên ngoài sân bay, vẫn luôn có những không gian xanh. Vào tháng 6 năm 2016, trên ô cỏ được bao quanh bởi các cụm cây thông, người dân địa phương người Hoa  đã tổ chức một cuộc biểu tình bạo lực, sau hai năm rưỡi ấp ủ căng thẳng. Vào năm 2013, một chập điện đã gây ra một hỏa hoạn và phá hủy một nhà xưởng gọi là Teresa Moda, giết chết bảy công nhân Trung Quốc. Các nạn nhân kể cả đang làm việc và say ngủ trong các tòa nhà. Một người đã chết trong khi cố gắng chui qua song sắt cửa sổ . “Tôi có thể nghe thấy tiếng kêu cứu của người Hoa bên trong,” một người lính cứu hỏa đã chiến đấu với ngọn lửa thuật lại với Corriere della Sera.

Sau vụ hỏa hoạn, giới chức Prato, với một số lượng không nhỏ người có trách nhiệm, nói rằng họ đã quyết định rằng họ không còn có thể bỏ bê những người lạ sống với họ nữa. Họ sẽ cung cấp cho người nhập cư Trung Quốc các cơ hội bảo vệ nơi làm việc, tiền lương hợp pháp và các tiêu chuẩn vệ sinh. Các quan chức Ý đã thực hiện một cuộc kiểm tra khu vực Prato, và phát hiện ra rất nhiều nhà máy chưa đăng ký. Từ năm 2014 đến năm 2017, họ đã tiến hành kiểm tra hơn tám nghìn doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động. Họ gõ cửa nhà máy vào ban đêm mà không có cảnh báo, phòng trường hợp chủ sở hữu có thể dọn dẹp, hoặc đóng cửa, hoặc mở lại ở đường phố khác dưới một cái tên mới. Nói một cách chính thức, các cuộc bố ráp, một phần của một chương trình Lavoro Sicuro (“Nơi làm việc an toàn”), không tập trung vào bất kỳ chủng tộc nào. Nhưng tất cả mọi người gọi nó là "các cuộc bố ráp người Hoa". Nằm trong nhóm những người đứng đầu kế hoạch, Renzo Berti, giám đốc của đơn vị phòng bệnh tại bộ phận y tế trung tâm Tuscany, nói với tôi rằng nỗ lực đã cải thiện điều kiện làm việc tại các nhà máy thuộc sở hữu của người Hoa. Khi các cuộc bố ráp bắt đầu, ông nói, chín mươi ba phần trăm các doanh nghiệp được kiểm tra đã vi phạm, từ cư trú bất hợp pháp tới sự mất an toàn về điện, cơ sở vật chất. Bây giờ tỷ lệ này là ba mươi lăm phần trăm. "Điều này giống như đạng chẳng đừng," anh nói. "Nhưng nó đang phát huy tác dụng."

Người Ý cũng đã thẳng tay với tội phạm trong cộng đồng người Hoa. Vào tháng Giêng, cảnh sát đã bắt giữ Zhang Naizhong, tên tội phạm cộm cán trong giới mafia Trung Quốc - Ý, họ nói, có một sự thay đổi lớn lao ở An Ninh Prato. Francesco Nannucci, một điều tra viên ở  Prato, nói với tôi rằng Zhang là padrino - bố già. Ông nói thêm, với một tiếng cười, "Họ học cách tổ chức riêng của họ từ người Ý." (Mob của Ý cũng hoạt động trong Prato, nhưng Nannucci nói rằng hai nhóm không tương đồng.) Nannucci ước tính rằng 80% người Hoa của thành phố các nhà máy đã trả tiền bảo kê cho tổ chức của Zhang, cũng liên quan đến ma túy, mại dâm và cờ bạc. Trước khi bắt Zhang, Nannucci nói, cảnh sát đã theo dõi y từ Rome đến Prato. Y đã thay đổi xe tám lần trên đường đi, để ngăn chặn những nỗ lực để theo dõi của cảnh sát. Sau đó hắn đã đến một nhà hàng Trung Hoa, nơi các doanh nhân địa phương người Hoa xếp hàng, chắp tay chào y tại bàn ăn. Và cuối cùng "bố già" đã bị bắt tại một khách sạn ở Prato. Nannucci hài lòng với chiến dịch này, nhưng thất vọng vì anh ta đã nhận được rất ít sự giúp đỡ từ những người Hoa.

Người Hoa nhìn nhận vụ việc bố ráp và bắt giữ Zhang của Ý như một cuộc gây rối. Một chủ nhà máy Trung Quốc thậm chí còn rút súng khi nhân viên cảnh sát đến kiểm tra tòa nhà của ông ta ( Khẩu súng là súng giả). Armando Chang, người sở hữu một công ty du lịch ở khu vực Prato, nói với tôi: “Khi người Ý điều tra, họ làm theo cách tồi tệ, họ bắt trước rồi tìm cách ghép tội sau". Anh ta khẳng địng rằng chưa bao giờ nghe nói về mafia Trung Quốc địa phương. "Tôi chỉ nghe về chúng từ phim Bruce Lee", ông nói. “Tôi chưa bao giờ thấy họ ở đây.” Một nhóm chuyên gia Trung Quốc nói với tôi rằng không phải ngẫu nhiên mà số lượng các cuộc bố ráp đã tăng lên trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử quốc gia ở Ý.

Trong một cuộc bố ráp vào tháng 6 năm 2016, một người đàn ông Trung Quốc lớn tuổi đã cãi vã với một cảnh sát, trong khi cố gắng rời khỏi nhà máy nơi ông làm việc. Người đàn ông đang mang theo một đứa trẻ sơ sinh, được cho là bị xô đẩy, và đứa bé ngã xuống và bị thương. Dư luận lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội, và hàng trăm người Trung Quốc nhanh chóng tụ họp trong quảng trường, la hét và ném đá và chai. Cảnh sát đã trấn áp cuộc biểu tình và chính quyền khu vực hứa hẹn nhiều cuộc bố ráp hơn. Tại thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã vào cuộc và nhẹ nhàng cảnh báo người Ý không nên cư xử như vậy với công dân của mình. (Gần như tất cả người gốc Hoa sinh ra đều là công dân Trung Quốc.) Hai bên hứa sẽ làm việc cùng nhau, nhưng căng thẳng vẫn còn. Luca Zhou, người đứng đầu chi nhánh Ramunion của Ý, một tổ chức từ thiện của Trung Quốc, nói: “Họ cho chúng tôi thuê các nhà máy, nhưng họ không muốn đối thoại với chúng tôi. Chúng ta cần thêm tình bạn. Chúng ta nên giống như anh em”.

Cùng ngày chủ nhật, tôi đi qua quảng trường nơi diễn ra cuộc biểu tình, và đến một tòa nhà công nghiệp khổng lồ có mặt tiền vẫn mang hiệu “BP Studio”, tên của nhà thời trang Florence nổi tiếng đã từng được đặt ở đây. Giặt là, sấy đang được tiến hành. Các nhân viên đứng ở lối vào trông cảnh giác khi thấy tôi, nhưng họ cho phép tôi vào trong. Tòa nhà có nội thất gần bằng kích thước của sân bóng đá, hàng dãy những phụ nữ Hoa kiều, và một vài người đàn ông. Họ khâu và làm đồ da dưới ánh đèn huỳnh quang, mặc dù là chủ nhật. Công việc không có vẻ quá căng thẳng: một số người đã ngủ gật, đầu họ gối trên bàn may. Trẻ em chơi ở góc hoặc xem TV. Áo cánh, túi da giả màu đỏ sáng, và dây chuyền chìa khóa được xếp chồng lên nhau trong những cái cọc gọn gàng, sẵn sàng để được vận chuyển. Đây là một nhà máy sản xuất thời trang cao cấp, có thể sản xuất quần áo và phụ kiện một cách nhanh chóng trong một thời đại mà trong đó các mùa thời trang đã nhường chỗ cho kiếm tiền dễ dàng từ việc lan truyền trên Instagram. Một cửa sổ lớn trong xưởng nhìn ra đồng cỏ dọc triền đồi. Dọc theo một sườn đồi, một cậu bé đang chăn một đàn cừu.

Khi ở Tuscany, một chủ nhà máy Trung Quốc, tôi gọi ông là Enrico - hầu hết những người nhập cư Trung Quốc đều sử dụng tên Ý - ông cho phép tôi đến thăm hoạt động của nhà máy. Ông đã yêu cầu giấu tên vì các công ty thời trang yêu cầu người bán hàng ký các thỏa thuận bảo mật. Năm 1988, khi Enrico mười ba tuổi, ông di cư từ Ôn Châu cùng với mẹ. Ông ta chia sẻ với tôi: "Người dân địa phương lúc đầu rất thân thiện, nhưng sau đó, như nhiều người Ôn Châu đến, những cảm xúc ấm áp đã nhạt dần". Nhưng ông không bao giờ nghiêm túc xem xét việc rời đi. "Chúng tôi, người Trung Quốc có một nền văn hóa thích ứng với thời điểm nhanh chóng". Ông nói với tôi rằng với tư cách là một doanh nhân, ông ấy đã làm mọi thứ theo pháp luật, thậm chí còn có một chương trình trợ cấp cho nhân viên. Nhưng Enrico thừa nhận rằng không phải tất cả các chủ nhà máy Trung Quốc đều làm việc theo cách này. "Nếu bạn sống quá quy tắc, bạn sẽ không bao giờ bắt đầu được" ông nói. Rồi giải thích: “Một người Trung Quốc luôn làm việc chăm chỉ. Cùng một công việc, một người Ý sẽ làm việc từ 7 đến 8 giờ. Một người Trung Quốc, nếu có mục đích, họ sẽ làm việc tới mười hai giờ”.

Hoạt động của Enrico, tập trung vào hàng da, nơi có bầu không khí làm việc dễ chịu hơn nhiều so với các nhà máy mà tôi đã ghé thăm trong khi đi cùng cảnh sát, tham gia vào các cuộc bố ráp. Không hiếm để gặp một người quản lý nhà máy sống một mình trong các phòng ngủ liền kề. Sau đó, cảnh sát sẽ tìm kiếm cơ sở của những công nhân không có giấy tờ, và một thanh tra tài chính sẽ tìm bằng chứng về các khoản thanh toán bằng tiền mặt. (Trong một cuộc đột kích, tôi thấy một thanh tra viên y tế phát hiện một nồi cơm điện ở hành lang và ông ta đã thốt lên với một đồng nghiệp rằng: "Họ đang ăn cái quái gì vậy?"). Cuối cùng, chính quyền sẽ lập bảng phạt tiền, thường là vài trăm euro. Những người nhập cư không có giấy tờ được đưa đến đồn cảnh sát. Việc giam giữ kéo dài là rất hiếm và Ý không thể trục xuất họ sang Trung Quốc nếu không có bằng chứng về quốc tịch Trung Quốc của họ.

Nguồn Newyorker.com 

Bài dịch: Giang Lê - bản quyền thuộc về Fashionnet.vn, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn đăng tải 

___________________________________________________________

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, học tư duy sáng tạo, để đổi mới, hiểu biết, hành trình của tự do. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM

Creative Class PRO: Những buổi học và bài giảng tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng, đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Đây là hành trình của nghệ thuật và tự do, với lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

 
8 thương hiệu thời trang tối giản thành công tại Nhật Bản

8 thương hiệu thời trang tối giản thành công tại Nhật Bản

Fashion Story Nhật bản nổi tiếng với phong cách thời trang tối giản, được biết đến thông qua các thương hiệu phổ biến như Uniqlo hay Muji. Tuy nhiên nếu bạn là người ưa độc quyền hay yêu thích cái mới lạ, dưới đây là tám thương hiệu tối giản khác của đất nước mặt trời mọc mà bạn không nên bỏ qua

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Fashion Story Thế giới thời trang đã ứng dụng một loạt những chủ đề và kĩ thuật đặc sắc từ phong trào Siêu thực để tạo ra một cuộc đối thoại giao thoa giữa hai loại hình nghệ thuật.Đến tận hôm nay, Siêu thực vẫn là một nguồn cảm hứng dồi dào để các nhà mốt hàng đầu như Schiaparelli, Comme des Garcons, Thom Browne... tiếp tục khám phá trong những BST mới.

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Fashion Story Trong những năm 1460, sự khác biệt giữa thời trang của Ý và của Bắc Âu ngày càng sâu sắc. Tại các triều đình của Burgundy và Pháp, phom dáng của nam giới và phụ nữ có hình dáng dài và góc cạnh, có thể thấy qua đỉnh mũ nón của phụ nữ cho đến phần mũi giày của nam giới. Ở Ý, lấy cảm hứng từ nghệ thuật và trang phục của thời cổ đại, tỷ lệ tự nhiên hơn và kiểu dáng xếp nếp bồng bềnh đã thịnh hành.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us