288
21 Tháng 05 7:22 pm

"Made in Italy" sản xuất bởi công nhân Trung Quốc

 Từ những năm 1990 tới nay, hàng trăm công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động nhập cư rẻ mạt của Trung Quốc để sản xuất hàng thời trang mang nhãn hiệu Ý. Một đường bay thậm chí được mở trực tiếp giữa Ôn Châu và Rome. Có thể cho rằng người Hoa đã hồi sinh hoàn toàn ngành công nghiệp sản xuất tại vùng đất Prato. Tuy nhiên, những người đại diện Quốc gia tại Ý lại cho rằng người Trung Quốc đang làm hỏng nền kinh tế của họ. Và dưới đây là lý do tại sao

Làn sóng nhập cảnh nổi trội đầu tiên của người Trung quốc tới khu công nghiệp xung quanh Prato, một thành phố cách Florence 15 dặm về phía tây bắc là vào những năm 1990. Gần như tất cả bọn họ đều đến từ Ôn Châu . Đối với người Hoa thì cú sốc văn hóa không nghiêm trọng như người ta tưởng. “Người Ý rất thân thiện”, đó là lời nói của một người nhập cư gốc Hoa đã sống lâu năm tại đây. Giống như người Hoa, họ gọi người khác bằng “Bác”, họ có văn hóa gia đình rất giống ở châu Á. Ở Tuscany, cuộc sống kinh doanh xoay quanh các công ty nhỏ, liên kết, giống như ở Ôn Châu, một thành phố kiên quyết chống lại chiến dịch quốc hữu hóa của Mao. Vùng Prato là trung tâm của các nhà máy và xưởng, một vài trong số đó làm đồ thời trang và đồ da cho những thương hiệu danh tiếng. Nếu bạn thích việc được trả những khoản cố định và nhỏ giọt thì Prato là một nơi có nhiều cơ hội để làm ăn. Nhiều người Ôn Châu đã tìm được việc tại đây. Don Giovanni Momigli, một linh mục ở gần Prato, dòng tu đầu tiên của người Trung Quốc, nói rằng: “Những người Ý ngỡ mình khôn ngoan khi ký hợp đồng thầu phụ với người Trung Quốc. Người Ý đã rất ngạc nhiên khi người Trung Quốc bắt đầu biết tự làm việc đó.”

Vào đầu những thập niên 90, người Ôn Châu bắt đầu kinh doanh ngành may mặc của họ trong những ga ra nhỏ nơi họ sinh sống. Chẳng bao lâu sau, họ thuê những nhà xưởng bỏ trống và trả bằng tiền mặt. Chủ nhà không hỏi han gì nhiều. Kinh doanh ngành kiểu mẫu ở Prato từng bước rơi rụng trước sức ép toàn cầu hóa. Người Ý ngày càng khó khăn trong việc kiếm sống từ việc sản xuất trong ngành may mặc. Vài người trong số họ nhiệt liệt đón chào và yêu thích những khoản thu nhập mà người Hoa mang lại cho nền kinh tế địa phương. Vì nếu bạn không thể là thợ nữa thì bạn có thể trở thành chủ đất cho thuê. Ngày qua tháng lại, người Hoa tăng trưởng liên tục ở Tuscany. Một đường bay thẳng được thiết lập giữa Ôn Châu và Rome. Một số người nhập cư tới bằng visa du lịch và ở lại đây luôn. Một số khác thì phải trả những khoản phí khổng lồ cho đám cò mồi, sau đó phải lao động rất vất vả để trả nợ, đây là một dạng hợp đồng dịch vụ được ký trong tinh thần đe dọa bạo lực.

Số giờ làm việc của người Trung Quốc đã gây ngạc nhiên cho nhiều người Ý - những người đã quen với vài tuần nghỉ phép được trả lương và 5 tháng nghỉ hộ sản trong một năm. Năm 1989, tờ Corriere della Sera, sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc vẫn phổ biến của một số người Ý, đã xuất bản bài báo về một công nhân Trung Quốc dưới tiêu đề “Nhân công da vàng với năng suất cao ở Arno”. Florence được ca tụng về chất lượng đồ da hàng đầu, Prato được biết biết đến như một nơi nổi tiếng về hàng may mặc. Các công nhân Ôn Châu lại chọn đi theo hướng khác. Họ nhập khẩu vải giá rẻ từ Trung Quốc và biến nó thành pronto moda, hoặc “fast fashion” gồm áo sơ mi polyester, quần polyp, áo khoác hiệu. Những mặt hàng này được bán đổ xô cho các nhà bán lẻ cấp thấp và tại các thị trường chợ trời trên toàn thế giới. Các công ty Trung Quốc dần dần mở rộng thị trường, họ làm cả đồ với các thương hiệu tầm trung, như Guess và American Eagle Outfitters.

Trong thập kỷ qua, họ đã trở thành nhà sản xuất cho Gucci, Prada và các nhà thời trang sang trọng khác thường sử dụng lao động nhập cư Trung Quốc rẻ tiền để tạo ra phụ kiện và túi xách đắt tiền mang nhãn hiệu danh tiếng “made in Italy”. Nhiều công ty trong số đó sau này được bán cho nhà tiêu thụ giàu có ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Không chỉ các thương hiệu Ý thu được lợi ích từ sự sắp xếp giữa các nền văn hoá như vậy. Một doanh nhân làm hàng da Trung Quốc gần đây, tôi gặp bên ngoài Prato đã đeo một chiếc đồng hồ hiệu Bulgari bốn mươi nghìn đô la. Hơn 10% trong số 200.000 cư dân hợp pháp ở Prato là người Hoa. Theo Francesco Nannucci, người đứng đầu đơn vị điều tra của cảnh sát ở Prato, thành phố này cũng có khoảng 10.000 người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp. Prato được cho rằng có cộng đồng Hoa kiều lớn thứ 2 ở châu Âu chỉ đứng sau Paris, kể cả cộng đồng Bắc Phi rộng lớn.

Nhiều người bản địa làm việc lâu năm trong lĩnh vực may mặc và đồ da đã giận dữ phàn nàn rằng, dân nhập cư người Hoa chỉ quan tâm đến giá cả và tốc độ sản xuất mà không chú ý đến thẩm mỹ mặt hàng, và không có ý tưởng nào về việc làm ra một bộ quần áo tinh xảo cùng các phụ kiện nếu không có sự chỉ bảo từ các nghệ nhân người Ý. Simona Innocenti, một thợ thủ công nói với tôi rằng chồng của bà mới bị đuổi ra khỏi nghề làm túi xách bởi sự cạnh tranh của túi xách giá rẻ Trung Quốc, bà nói về những kẻ mới tới: “Họ sao chép, nhái hàng và không làm gì chính hãng cả. Họ cứ như bọn khỉ”. Mặc dù có thể nói rằng người Hoa đã hồi sinh nghành công nghiệp sản xuất của Prato nhưng cũng có những phản ứng dữ dội chống lại giới người Hoa tại đây. Những cư dân bản địa cáo buộc dân nhập cư người Hoa đem đến tội phạm, xung đột băng đảng và rác rưởi cho thành phố. Họ phàn nàn rằng những chủ xưởng người Hoa lờ đi các luật về sức khỏe, trốn thuế, họ sử dụng trường học, bệnh viện mà không đóng góp gì cả. Vào đầu những năm chín mươi, một nhóm người Ý làm ​​việc ở những vùng có nhiều người nhập cư đã gửi một lá thư ngỏ lời cho chính phủ Trung Quốc, châm chọc đòi hỏi quốc tịch: “Chúng tôi là sáu trăm công nhân trung thực, cảm thấy như thể chúng tôi đã là công dân trong Đất nước vĩ đại của các bạn.”

Một khám phá kỳ lạ nhất là người Hoa ở Tuscany không bao giờ chết hoặc ít nhất họ không bao giờ bỏ lại cái xác nào cả. Vào năm 1991 chính quyền địa phương bắt đầu điều tra việc tại sao suốt 12 tháng trước không một cái chết chính thứ nào của người Hoa được ghi nhận ở Prato cũng như hai thị trấn lân cận. Năm 2005 chính quyền vẫn còn hoang mang với việc có tới hơn 1000 người Hoa đăng ký chuyển tới trong khi chỉ có 3 người chết. Người dân địa phương nghi ngờ rằng bọn giang hồ người Hoa đã xử lý xác chết và lấy hộ chiếu, sau đó họ bán cho những người Hoa mới đến, một kế hoạch lợi dụng nhập nhằng về giấy tờ từ người khác.

Có một chút ghen tỵ trong sự phàn nàn của người dân Prato cũng như sự khâm phục một cách miễn cưỡng đối với giới người Hoa, những người đã chiến thắng họ ngay trên sân nhà. Elizabeth Krause, một nhà văn hóa nhân chủng học tại Đại học Massachusetts Amherst đã viết về những thay đổi ở Prato. Bà nói: “Khi tôi ở đây, mọi người nói với tôi "Eravamo noi i cinesi" có nghĩa là "chúng tôi đã thành người Hoa". Ngay cả khi nhiều người Ý duy trì sự ngờ vực về người nhập cư Trung Quốc, họ vẫn chỉ trích bản thân họ vì không tham gia tích cực vào một nền kinh tế rộng lớn hơn. Innocenti, nghệ nhân đồ da, phàn nàn rằng: "Người Trung Quốc thậm chí không đến cửa hàng ở đây. Họ có một chiếc xe tải chạy thẳng từ nhà máy đến, bán Band-Aids, băng vệ sinh và gà. Và đằng sau chiếc xe tải đó thì họ vẫn đang thổi cơm”.

Nền kinh tế tiền tươi ngầm của các nhà xưởng người Hoa ở Prato tạo điều kiện thuận lợi cho việc trốn thuế. Năm ngoái, theo kết quả điều tra của Bộ Tài chính Ý về việc chuyển tiền đáng ngờ trị giá 5 tỷ đô la, thì Ngân hàng Trung Quốc và chi nhánh Milan là một nửa trong số đó, họ đã thanh toán hơn 20 triệu USD. Các nhà chức trách cho biết nhiều khoản chuyển tiền xuất phát từ thu nhập không khai báo của các doanh nghiệp Trung Quốc, hoặc tiền kiếm được từ việc kinh doanh thời trang Ý giả. Ở Ý, các loại điều tra này thường để diễn nhiều hơn thực chất, nhiều cư dân Trung Quốc thấy mình là mục tiêu được ưu tiên cho việc này. “Chúng tôi không sáng tạo ra kiểu kinh doanh này” - một chủ xưởng người Hoa nói với tôi . “Nếu bạn đi về phía Nam của thành phố Rome, bạn sẽ thấy vô số người còn tệ hại hơn chúng tôi gấp ngàn lần.” Ông ta nói rằng nhiều người Ý không thích người Hoa chúng tôi vì đã làm việc chăm chỉ hơn họ và thành công hơn. Một số trong 6000 doanh nghiệp đăng ký tại đây được đăng ký bởi công dân Trung Quốc.

Francesco Xia, một đại lý bất động sản đứng đầu một tổ chức xã hội cho thanh niên người Ý gốc Trung Quốc, nói: “Tôi có cảm giác người Trung Quốc như người Do Thái ở thập niên 30. Prato là một thành phố chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn và bây giờ có một tầng lớp giàu có của Trung Quốc lái những chiếc xe xịn, tiêu tiền trong các nhà hàng, và mặc quần áo với xu hướng thời trang mới nhất. Đó là một tình huống rất nguy hiểm”. Vào thời điểm khi châu Âu tràn ngập những lời lẽ chống nhập cư, những kẻ cực đoan chính trị đã chỉ ra những thay đổi nhân khẩu học ở Prato như bằng chứng cho thấy nước Ý đang bị bao vây. Vào tháng 2, Patrizio La Pietra, một thượng nghị sĩ cánh hữu, nói với một tờ báo Prato rằng thành phố cần phải đối đầu với “kinh tế người Hoa bất hợp pháp” và nền kinh tế ngầm này đã "đưa quận này đến đáy, loại bỏ hàng ngàn việc làm, vô số gia đình lâm vào cảnh đói kém”.

Những khẳng định như vậy đã có hiệu quả: trong cuộc bầu cử quốc gia gần đây của Ý, Tuscany, kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đã liên tục ủng hộ các đảng cánh tả, nay đã tăng gấp đôi số phiếu bầu cho các đảng cánh hữu. Giovanni Donzelli, một thành viên của đảng Fratelli d’Italia, người mà tháng trước đã được bầu làm đại diện quốc gia, nói với tôi: “Người Trung Quốc có nhà hàng riêng và ngân hàng của riêng họ, ngay cả lực lượng cảnh sát họ cũng có. Họ làm hỏng nền kinh tế với hai ý do. Một, bởi vì bạn cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác trong khu vực, và thứ hai vì tiền không trở lại vào hầu bao của Tuscan”. Anh nói thêm rằng anh đã từng nói chuyện với một số phụ huynh Trung Quốc tại trường của con mình: “Họ đã ở đây sáu hoặc bảy năm, và họ vẫn không nói tiếng Ý. Bởi vì họ không cần!” – Anh chế nhạo...

Phần tiếp theo: http://fashionnet.vn/arti-phai-song-tiep-theo-made-in-italy-san-xuat-boi-cong-nhan-trung-quoc

Nguồn Newyorker 

Bài dịch: Giang Lê - bản quyền thuộc về Fashionnet.vn, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn đăng tải 

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

 

 

 

8 thương hiệu thời trang tối giản thành công tại Nhật Bản

8 thương hiệu thời trang tối giản thành công tại Nhật Bản

Fashion Story Nhật bản nổi tiếng với phong cách thời trang tối giản, được biết đến thông qua các thương hiệu phổ biến như Uniqlo hay Muji. Tuy nhiên nếu bạn là người ưa độc quyền hay yêu thích cái mới lạ, dưới đây là tám thương hiệu tối giản khác của đất nước mặt trời mọc mà bạn không nên bỏ qua

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Thời trang Siêu thực: Khi thiết kế phá vỡ thực tại

Fashion Story Thế giới thời trang đã ứng dụng một loạt những chủ đề và kĩ thuật đặc sắc từ phong trào Siêu thực để tạo ra một cuộc đối thoại giao thoa giữa hai loại hình nghệ thuật.Đến tận hôm nay, Siêu thực vẫn là một nguồn cảm hứng dồi dào để các nhà mốt hàng đầu như Schiaparelli, Comme des Garcons, Thom Browne... tiếp tục khám phá trong những BST mới.

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Năm 1460-1469: Thời trang nam thế kỷ 15

Fashion Story Trong những năm 1460, sự khác biệt giữa thời trang của Ý và của Bắc Âu ngày càng sâu sắc. Tại các triều đình của Burgundy và Pháp, phom dáng của nam giới và phụ nữ có hình dáng dài và góc cạnh, có thể thấy qua đỉnh mũ nón của phụ nữ cho đến phần mũi giày của nam giới. Ở Ý, lấy cảm hứng từ nghệ thuật và trang phục của thời cổ đại, tỷ lệ tự nhiên hơn và kiểu dáng xếp nếp bồng bềnh đã thịnh hành.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us