288
08 Tháng 01 2:57 pm

Neri Oxman Material Ecology: Khi loài tằm trở thành kĩ sư

 Từ ngày 22/2 đến 25/5 năm 2020, khách tham quan sẽ có cơ hội được chứng kiến tận mắt 8 tác phẩm để đời của nữ kiến trúc sư đại tài Neri Oxman. Bà đã tiên phong cho rất nhiều ý tưởng đột phá như để các loài sinh vật như ong, tằm tự tạo ra kiến trúc qua hoạt động tự nhiên của mình, tạo ra các công trình tự phân hủy hay thậm chí là sử dụng melanin làm bức tường bảo vệ con người khỏi tia UV.

Museum of Modern Art (MoMA) chính thức công bố buổi triển lãm Neri Oxman: Hệ sinh thái vật liệu tại New York.Từ ngày 22/2 cho đến ngày 25/5,2020, khách tham quan sẽ có cơ hổi chứng kiến tận mắt 8 dự án để đời của kiến trúc sư, nhà thiết kế và nhà sáng tạo Neri Oxman xuyên suốt 20 năm sự nghiệp của mình. Qua những tác phẩm của mình, Oxman đã trở thành người tiên phong cho nhiều ý tưởng về vật liệu, hình khối, quá trình xây dựng, đồng thời xây dựng nên nền tảng cho sự kết hợp liên ngành - hay thậm chí là liên chủng loài.

Tác phẩm Silk Pavilion 1: Một khối vòm khổng lồ được thêu dệt nên bởi hàng nghìn con tằm

Oxman là giáo sư chuyên ngành nghệ thuật và nghiên cứu truyền thông tại Phòng nghiên cứu Truyền thông MIT, nơi cô ấy sáng lập và lãnh đạo tổ chức Mediated Matter. Cô tạo ra cụm từ “hệ sinh thái vật liệu” để giải thích quá trình tổng hợp những vật liệu khoa học, công nghệ chế tạo điện tử và thiết kế hữu cơ để tạo ra những kĩ thuật và vật liệu có cấu trúc, hệ thống và gu thẩm mỹ từ thiên nhiên. Bằng việc kết hợp các công thức máy tính với những nghiên cứu chuyên sâu về những hiện tượng tự nhiên, có thể nói hệ sinh thái vật liệu là sự giao thoa giữa sinh học, kỹ thuật xây dựng, khoa học máy tính và vật liệu. Mọi nhân tố trong thiên nhiên như cành cây bạch dương, cấu tạo của động vật giáp xác, hành vi của loài tằm, những biểu hiện của melanin hay hệ hô hấp của loài người đều giúp Oxman và các cộng sự tìm được những thiết kế hoàn toàn mới lạ. Mỗi dự án đều tạo nên những đột phá nhất định, nhưng khi đứng chung lại với nhau, chúng hình thành nên một nền tảng triết lý của riêng mình về thiết kế và xây dựng. Neri Oxman được mệnh danh là Leonardo Da Vinci thời hiện đại vì cô không ngừng tìm kiếm học hỏi để tạo ra các tác phẩm vô cùng độc đáo, ấn tượng.


Neri Oxman - Người phụ nữ được mệnh danh Leonardo Da Vinci thời hiện đại.

Tiêu điểm của buổi triển lãm lần này là tác phẩm Silk Pavilion II của Oxman, lần đầu ra mắt với công chúng tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại. Kể từ năm 2013, Oxman đã bắt đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa xây dựng điện tử và xây dựng sinh học trên quy mô kiến trúc và Silk Pavilion II chính là đứa con mới nhất từ quá trình này. Bằng cách tận dụng khả năng tạo ra một cái kén 3-D chỉ bằng một đường tơ duy nhất của loài tằm, Oxman và nhóm của cô ấy đã tạo nên được một khối vòm thông qua những thuật toán và sử dụng 6500 con tằm. Chúng sẽ được đặt vào trong một hình khối dựng nên bởi máy móc, và công việc của chúng là lấp đầy khối hình đó và tạo nên một hình vòm hoàn chỉnh. Không như ngành công nghiệp tơ tằm truyền thống phải luộc chín mới lấy được tơ, những con tằm ở đây vẫn có thể trở thành nhộng, đẻ trứng và nảy nở bình thường. Quay trở lại lần này sau gần 7 năm quan sát và thử nghiệm, Oxman muốn cho thấy rằng một loài côn trùng nhỏ bé như vậy thôi cũng có thể ảnh hưởng chứ không đơn thuần là lấp đầy theo một khuôn nhất định. Nói cách khác, loài tằm không chỉ là thợ, mà còn có khả năng làm kĩ sư.


Không chỉ là con vật vô tri vô giác, tằm có khả năng tự quyết định độ dày của khối vòm như một kĩ sư thực thụ.

Một dự án khác góp mặt trong buổi triển lãm lần này là Aguahoja (2018). Với dự án này, cô sử dụng những vật liệu sinh học có ở khắp mọi nơi trên thế giới như cellulose, chitin, calcium carbonate, tinh bột ngô, pectin, sau đó xử lý chúng với kỹ thuật robot, nước và nhuộm màu tự nhiên để tạo ra các kiến trúc vô cùng ấn tượng. Đây chính là cách thiết kế nên các công trình và hình khối có sự nhẹ nhàng và linh hoạt - đồng thời là khả năng phân hủy sinh học- của lá, hay sự cứng cáp của vỏ sò, ở các kích cỡ và độ dài khác nhau từ milimet cho đến mét. Điểm đặc biệt ở các tác phẩm trong Aguahoja là chúng đều có khả năng tự phân hủy, tức là khi không còn cần thiết nữa chúng có thể tự phân hủy và dùng làm nhiên liệu cho những thứ khác.


Aguahoja (2018). Tất cả các tác phẩm này đều được làm từ những vật liệu và chất trong môi trường. Chúng đều có khả năng tự phân hủy và được sử dụng cho nhiều công trình kiến trúc ở các quy mô khác nhau.

Độ lớn ngoạn mục..


Và sự chi tiết đáng nể ở mỗi tác phẩm

Các dự án khác xuất hiện bao gồm Glass I và II ( 2015 và 2017) và Totems ( 2019). Glass I và II là một tác phẩm kính xuyên thấu được in 3-D tạo thành một công trình lấp lánh ấn tượng. Loại kính được sử dụng cũng là loại kính trong những tấm kính mặt trời, hay nói cách khác, Glass là máy in đầu tiên cho loại kính này. Dự án Totems thì khám phá khả năng tổng hợp melanin của các nhà thiết kế và lập trình nó để tương tác trên nhiều quy mô và nhiều chủng loài khác nhau. Cốt lõi của dự án này chính là nghiên cứu về sự kết hợp giữa xây dựng điện tử, thiết kế qua máy tính và những phản ứng hóa học để tạo ra các công trình kiến trúc chứa melanin - thứ có khả năng bảo vệ con người khỏi tia UV. Mỗi vật thể trong dự án được thiết kế như một hình trụ - một cây cột hóa học - sau đó chúng được tiếp xúc với tyrosinase, một loại enzyme có trong nấm giúp tổng hợp melanin.  


Glass I - Dự án này lá chiếc máy in kính trên quy mô kiến trúc đầu tiên trên thế giới

Khác với vẻ ngoài lộng lẫy của Glass I, Glass II có thiên hướng tập trung vào những hình khối thực tế hơn, nhưng cũng không kém phần phức tạp.


Melanin trong Totems 

Totems được trưng bày với công chúng lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2019.

Nguồn Tổng hợp- Bài PD

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

 

Điều gì tạo nên thành công của Takashi Murakami?

Điều gì tạo nên thành công của Takashi Murakami?

Abstract Design Chúng ta luôn muốn ngắm nhìn những điều mới lạ nhất. Đó là bởi vì chúng ta muốn nhìn thấy tương lai, dù chỉ trong giây lát. Ngay cả khi không hoàn toàn hiểu những gì mình đã chứng kiến, chúng ta vẫn cảm động về nó. Đấy là nghệ thuật. —Takashi Murakami


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us