288
19 Tháng 03 4:35 pm

Tòa nhà cao nhất thế giới Mjösa & làn sóng nhà chọc trời

 Tòa tháp Mjøstårnet là tòa tháp cao nhất thế giới được xây dựng từ gỗ là vật liệu chủ yếu. Nó và nhiều công trình gỗ khác khắp thế giới là bằng chứng cho thấy rằng gỗ là loại vật liệu hoàn hảo thay thế cho thép và bê tông, không chỉ giá cả tương đương mà còn có nhiều lợi ích đối với môi trường.

Bao quanh bởi nông trại và dân số ít ỏi dưới 10,000 người, có lẽ không ai nghĩ rằng thành phố Brumunddal tại Norway sẽ là nơi mà công trình cao nhất thế giới được xây dựng nên - Tòa nhà Mjösa với độ cao hơn 280 feet.

Công trình 18 tầng này bao gồm chung cư, khu vực làm việc và khách sạn Wood Hotel. Không chỉ mang đến sự nổi tiếng cho thành phố nhỏ tại Norway, nó là một bằng chứng thép cho thấy rằng gỗ là một phương án thay thế bền vững cho thép và bê tông.

Mjösa là một công trình kết hợp giữa gỗ và nhiều chất liệu khác. Toàn bộ mặt tiền tòa nhà được làm bằng gỗ. Để giữ vững cho tòa tháp, các tầng trên vẫn được xây bằng bê tông. Khi tiếp xúc với lửa, gỗ sẽ cháy lớp bên ngoài và tạo thành một bề mặt chống cháy, ngăn lửa cháy vào bên trong hay lan ra các tầng khác. Tòa tháp còn có hệ thống phun nước ở mỗi tầng để đảm bảo an toàn.


Tòa nhà Mjösa 

“Để thu hút sự chú ý, bạn phải xây cao hơn,” Øystein Elgsaas, một trong những thành viên của Vol Arkitekter - tổ chức đã thiết kế nên tòa tháp Mjösa .“Và khi bạn đã có công trình cao nhất thế giới làm từ gỗ, mọi người sẽ bắt đầu đổ dồn sự chú ý vào nó”

“Mọi người tò mò, và đó là một phần quan trọng khi xây dựng nên công trình này - để cho thấy những điều kì diệu ta có thể thực hiện được, và truyền cảm hứng cho những người khác làm điều tương tự.”

Công trình kỉ lục này được làm từ một chất liệu gỗ gia công đặc biệt tên là gỗ dán nhiều lớp, hay CLT. Thuộc nhóm gỗ mass timber dùng để xây nhà, như tên gọi, CLT là dạng gỗ kỹ thuật được tạo ra bằng cách áp các thanh gỗ song song vào nhau, sau đó lại đặt chúng thành từng lớp (layer) theo kiểu lớp trên vuông góc với lớp dưới theo thớ gỗ và cuối cùng là dùng một loại keo đặc biệt có tính kháng cháy để dán chúng lại với nhau thành một tấm gỗ.

Trước đây, những tòa tháp gỗ cao ngất ngưởng này chỉ nằm trên mảnh giấy thiết kế. Tuy nhiên, với những thay đổi trong quy định về xây dựng và sự phát triển của các loại chất liệu, chúng đang dần được đưa vào hiện thực.


HoHo Vienna

Năm 2020 này, một loạt tòa nhà cao tầng bằng gỗ dự kiến sẽ được xây dựng. HoHo Vienna, với độ cao chỉ thấp hơn Mjøstårnet 5 foot, vừa khai trương gần đây tại Áo. Nếu như trước đây các công trình như vậy chỉ xuất hiện tại châu Âu, khu vực Bắc Mĩ trong vài năm gần đây đang có những bước tiến đột phá.

Tại Vancouver - nơi tọa lạc của tòa Brock Commons Tallwood House bằng gỗ cao 174 foot, - thiết kế kết hợp giữa thép, bê tông làm trọng tâm và phần hung bằng gỗ của kiến trúc sư đoạt giải Pritzker, Shigeru Ban cũng đang trong quá trình thi công và dự tính hoàn thành trong năm nay. Trong khi đó, tại Milwaukke, Wisconsin, công trình chung cư cao 238 foot, Ascent, sẽ bắt đầu xây dựng vào tháng sáu này.

Bảo vệ môi trường

Những người ủng hộ sử dụng gỗ xây nhà cho rằng, so sánh với các lựa chọn hiện tại, những công trình xây dựng bằng chất liệu này vững chắc hơn, xây nhanh hơn, và thậm chí là an toàn hơn khi có hỏa hoạn. Tuy nhiên, có lẽ yếu tố khiến độ nổi tiếng của gỗ tăng vọt  trong những năm gần đây chính là tính thân thiện với môi trường của nó.

40% lượng năng lượng tiêu hao toàn thế giới là dành cho việc xây dựng và vận hành các công trình, và 1 phần 3 số năng lượng đó thải khí nhà kính ra môi trường. Tuy nhiên, trong khi bê tông thải ra một lượng lớn khí carbon, thì trong quãng đời của mình các loại cây đã hấp thụ lượng carbon đó. Nếu ta dùng cây để làm gỗ xây nhà, lượng carbon đó sẽ bị ‘khóa lại’, thay vì quay trở lại bầu khí quyển nếu như cái cây đó chết đi. Các nghiên cứu cho thấy rằng 1 mét vuông gỗ chứa hơn 1 tấn khí carbon dioxit.

Một nhà thiết kế của tòa Ascent tại Milwaukee cho biết, bằng việc sử dụng gỗ làm chất liệu, họ đã giảm bớt lượng khí carbon thải ra tương đương với lượng khí thải từ 2,100 chiếc xe hơi đang chạy trên đường.

“Cây sẽ tích trữ khí carbon, cho nên nếu bạn thu hoạch chúng ở thời điểm mà chúng không thể hấp thụ thêm hay mọc cao hơn nữa, bạn sẽ nhận được một trong những loại nguyên vật liệu thân thiện nhất với ngôi trường,” Elgsass nói. Không chỉ vậy, “nó còn kéo dài tuổi thọ của cây (trước khi chúng phân hủy) lên đến 100 hay 200 năm, nếu như xử lý tốt.”

Sự thay đổi trong chi phí

Gỗ dán nhiều lớp đã được sử dụng cho các tòa thấp tại các nước châu Âu như Đức và Áo từ những năm 1990s, và những lợi ích về mặt môi trường của chúng cũng đã được biết đến từ lâu

Nhưng tại sao chỉ trong khoảng thời gian gần đây chúng mới bắt đầu được chú ý

Kiến trúc sư Michael Green, một người yêu thích, ủng hộ và cũng từng thiết kế các công trình bằng gỗ, cho biết rằng “có rất nhiều thứ đang thay đổi hiện nay.” Từ năm 2013, tại một buổi Ted Talk, anh đã dự đoán một sự ‘nổi dậy’ của các công trình bằng gỗ, trong đó có một nhân tố quan trọng tạo nên sự thay đổi này: chi ph

Ngày nay, gỗ xây nhà ngày càng trở nên phổ biến, và các công trình xây dựng từ CLT đang được xây dựng với chi phí thấp hơn trước đây.

“Thị trường ngày nay đã hiểu biết hơn, nhiều cạnh tranh hơn, nhiều chuỗi cung cấp hơn… Vào thời điểm phát biểu tại Ted Talk, lúc đó đã chưa có một cơ sở hạ tầng bằng gỗ chính thức nào.

“Chi phí luôn là một trong những rào cản lớn nhất,” Green nói. SHoP Architects, một thiết kế cao 10 tầng, từng thắng cuộc thi do các nhà chức trách tổ chức và dự tính xây dựng tại New York, đã bị hủy chỉ vì những lo ngại về giá cả thị trường. Hya Framework, một công trình gỗ đầy tham vọng cao 148 foot tại Portland, Oregon, dự tính rằng sẽ trở thành tòa tháp gỗ cao nhất tại Mĩ cũng bị hủy năm ngoái vì lí do tương tự.


Một concept tòa tháp gỗ 35 tầng từ Michael Green Architecture và Sidewalk Labs

Tuy nhiên, chi phí của gỗ CLT đã giảm mạnh trong những năm gần đây, xuống ngang ngửa với các loại vật liệu truyền thống, Green cho biết. Các báo cáo cũng cho thấy rằng nếu như bạn sử dụng thép và bê tông cho công trình Mjøstårnet tại Norway thì chi phí cũng gần như không khác.

Nếu như xét về chi phí vật liệu nói riêng thì gỗ vẫn có giá thành đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các loại gỗ được gia công sẵn, bạn có thể giảm một lượng không nhỏ chi phí tổng.

“Nếu như bạn hoàn thành công trình và đưa nó vào sử dụng nhanh hơn, bạn sẽ chi trả cho các khoản tiền mượn và thu hồi vốn nhanh hơn,” Oldfield, tác giả của quyển “The Sustainable Tall Building: A Design Primer,” (tạm dịch: Tòa cao tầng bền vững: Đỉnh cao của người thiết kế,”) bổ sung thêm. Vì vậy, sử dụng gỗ không chỉ thân thiện môi trường, mà còn có lợi cho nhà đầu tư và người nhận dự án.

Theo như Green, trong tương lai, giá gỗ sẽ rẻ hơn cả vật liệu truyền thống, và đó mới chính là khi cuộc nổi dậy diễn ra. “Chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề khí hậu ngày nay bằng cách khiến những phương pháp bảo vệ môi trường rẻ hơn” Green nói.

Các quy định hạn chế

Mặc dù các nhà thiết kế nhận thấy rất rõ tiềm năng kiến trúc của các công trình gỗ, trên thực tế vẫn còn một rào cản quan trọng khác không thể bỏ qua: các quy định về xây dựng


Dự án tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao nhất thế giới của Sumitomo Forestry, dự kiến hoàn thành năm 2041

Hiện nay tại Mĩ, nhiều bang đã cho phép xây dựng các công trình gỗ cao lên đến 18 tầng. Ở một số nước khác như Norway, các quy định về độ cao công trình tương đối nhẹ nhàng. Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề khác, bởi vì chưa có nhiều tòa nhà cao tầng gỗ tồn tại lâu nên vẫn còn thiếu dữ liệu về cách mà chúng phản ứng với các hiểm họa như thời tiết cực đoan, mối mọt và ẩm ướt.

Một trong những câu hỏi lớn nhất chính là nguy hiểm tiền ẩn về hỏa hoạn. Các thông tin ngày nay chủ yếu là những giả định từ giới chuyên nghiệp, chứ chưa có tính khoa học hoàn toàn, và thiếu những cuộc thử nghiệm phù hợp.

Ngành công nghiệp bê tông cũng lên tiếng. Có quan điểm cho rằng gỗ CLT là “một loại vật liệu chưa được kiểm chứng chặt chẽ và tiềm ẩn những nguy cơ hỏa hoạn khôn lường, đặc biệt là đối với các công trình cao tầng.” Không chỉ vậy còn có mối lo về việc cháy rừng, và vòi phun nước không thật sự hiệu quả trong việc ngăn ngừa lửa bùng phát trong các tòa nhà gỗ.

Những người ủng hộ gỗ xây nhà thì cho rằng nó an toàn hơn, bởi vì khác với cốt thép bê tông, gỗ chỉ cháy theo một cách nhất định.

Green cho rằng khi gỗ xây nhà cháy, chúng giống như là khi bạn đặt một khối gỗ lớn vào đám lửa trại vậy, Nó không bắt lửa ngay, và sau khi bắt thì nó cháy một cách chậm rãi. Trong một vụ hỏa hoạn, những người lính cứu hỏa sẽ dễ phán đoán đám lửa lớn như thế nào, cháy tới đâu và còn lại gì nếu như đó là một công trình bằng gỗ.

Những thách thức phía trước

Mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều công trình cao tầng bằng gỗ, những thách thức lâu dài về mặt môi trường vẫn còn đó. Thứ nhất, nếu như muốn phát huy hiệu quả trong việc tích trữ khí carbon, gỗ phải được thu hoạch từ những khu rừng bền vững, được trồng có kế hoạch.

“Nếu như gỗ CLT sẽ là loại vật liệu chủ yếu trong vòng 30 năm tới, chúng ta phải bắt đầu trồng cây ngay từ bây giờ,” anh ấy nói. “Chúng tôi dự tính rằng nếu như đến năm 2050, 30% số công trình mới được xây bằng gỗ, chúng ta sẽ cần phải trồng một khu rừng hoàn toàn mới với chiều dài chiều rộng 100km.” Giáo sư kiến trúc Oldfield tại Đại học UNSW cho biết.

“Câu hỏi lớn ở đây là liệu bạn có nên trồng một khu rừng như vậy, bởi vì chúng không có sự đa dạng sinh học như là một khu rừng tự nhiên”

Những nghiên cứu của Oldfield cũng dấy lên một câu hỏi khác về mặt lâu dài là: Nếu lượng carbon tích trữ trong gỗ xây nhà quay lại bầu khí quyển sau khi công trình bị phá hủy, dù là hàng thập kỉ hay thế kỉ sau, thì điều đó có đồng nghĩa với việc lợi ích đối với môi trường của gỗ xây nhà là không có ngay từ đầu?

Để giải đáp những câu hỏi trên là chuyện của những năm và thập kỉ sau. Hiện nay, việc giảm chi phí gỗ đã giúp các nhà thiết kế có nhiều lựa chọn hơn và dễ dàng khám phá tiềm năng của gỗ đối với kiến trúc hơn. Kiến trúc sư Elgsaas khẳng định rằng gỗ là chất liệu hoàn hảo dành cho công trình Mjøstårnet - nhưng anh vẫn hứng thú liệu những tòa nhà trong tương lai sẽ được xây dựng như thế nào.

“Tôi sẽ không ưu tiên gỗ hay bê tông,” anh ấy nói. “Tôi tin rằng điều quan trọng nhất là chúng ta phải sử dụng nguyên liệu phù hợp nhất đối với thiết kế của mình.”

Nguồn CNN, Baomoi - Bài PD

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

Điều gì tạo nên thành công của Takashi Murakami?

Điều gì tạo nên thành công của Takashi Murakami?

Abstract Design Chúng ta luôn muốn ngắm nhìn những điều mới lạ nhất. Đó là bởi vì chúng ta muốn nhìn thấy tương lai, dù chỉ trong giây lát. Ngay cả khi không hoàn toàn hiểu những gì mình đã chứng kiến, chúng ta vẫn cảm động về nó. Đấy là nghệ thuật. —Takashi Murakami


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us