288
15 Tháng 02 9:03 am

Đưa gốm sứ Arita truyền thống vào thế giới mỹ nghệ đương đại với dự án 2016/

 Lần đầu tiên sau 400 năm, truyền thống gốm sứ cổ xưa của Nhật Bản đã được các nhà thiết kế đương đại áp dụng để tạo ra những bộ sưu tập rất đáng ngưỡng mộ trong dự án hợp tác "2016/" giữa công ty thiết kế Hà Lan Scholten & Baijing và nhà thiết kế người Nhật Teruhiro Yanagihara

Bộ sưu tập "2016/" trưng bày tại Milan Design Week 2016

Vào năm 1616, những mảnh vỡ vụn của đá gốm tình cờ được phát hiện ở vùng núi Arita ở tây bắc Kyushu đã được trí thông minh và nỗ lực của con người biến đổi thành đồ sứ tuyệt đẹp, đã phát triển khiến thế giới mê hoặc trong suốt 400 năm. Ngay cả khi đối mặt với những biến động của lịch sử và thị hiếu của thời đại, tinh thần của người dân Arita trong việc theo đuổi chế tác đồ gốm sứ vượt thời gian của họ vẫn không nguôi ngoai và được kế thừa bởi thế hệ hiện tại đang duy trì Arita ngày nay

 

Hình: Anneke Hymmen

Cận cảnh quy trình tráng men tại công ty Housengama, Arita (Hình: Kenta Hasegawa)

Công ty Scholten & Baijings và nhà thiết kế Teruhiro Yanagihara, đã được tỉnh Saga (tỉnh nơi sản xuất đồ sứ Arita) yêu cầu, định hình lại tương lai của đồ sứ Arita để kỷ niệm sự hợp tác và trao đổi giữa các ngành công nghiệp sáng tạo của Hà Lan và Nhật Bản. Mối quan hệ thương mại và sáng tạo giữa Arita và Hà Lan bắt đầu từ năm 1658, khi đồ sứ Nhật Bản lần đầu tiên được xuất khấu đến thế giới phương Tây bởi công ty Tây Ấn Hà Lan. Ngày nay, bảo tàng Rijksmuseum là nơi sở hữu bộ sưu tập sứ Arita cổ điển lớn nhất ở châu Âu. Đối với dự án này, 16 nhà thiết kế đến từ Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật Bản đã làm việc với 10 công ty đồ sứ để phát triển các bộ sưu tập đương đại về đồ sứ Nhật Bản, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất bằng cách sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng cổ xưa và cách làm truyền thống.

 

Ý tưởng đằng sau bộ sưu tập 2016/ là để phục hồi sự hứng thú và tính thương mại đối với ngành công nghiệp sứ truyền thống tại Arita, nơi đang có hơn 150 công ty gốm sứ hoạt động. (Hình: Gian trưng bày "2016/" tại triển lãm Salone del Mobile, 2016)

“Họ (Arita) đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm,” Stefan Scholten từ công ty thiết kế Hà Lan Scholten & Baijings chia sẻ. Ông cũng là một trong ba giám đốc sáng tạo của "2016/".“Những năm 1980, Arita phát triển thịnh vượng nhờ ngành công nghiệp xe hơi và đồ điện tử tại Nhật Bản,” Scholten trả lời Dezeen. “Vào thời kì đỉnh cao của Nhật, nhìn đâu cũng thấy tiền, nhưng rồi đến giai đoạn thoái trào, không có khách sạn mới mở cửa, vì thế không còn cần đến chén dĩa hay dịch vụ từ ngành gốm sứ.” Theo thống kê, ngành công nghiệp gốm sứ Arita tính đến năm 2016 đã thu nhỏ lại chỉ bằng 1/6 so với hồi thế kỉ 17, 18.

“Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến một luồng gió đương đại để thiết lập một mối quan hệ hợp tác mới cũng như tạo sự thu hút cho Arita,” Scholten khẳng định

Scholten chia sẻ về cách họ chọn lọc những nhà thiết kế: “Chúng tôi quan sát cẩn thận quy trình làm gốm sứ, sau đó xem xét kĩ năng của các nhà thiết kế, rồi chọn ra công ty phù hợp với họ. Chúng tôi cố gắng tìm các nhà thiết kế với phong cách đa dạng, để tạo sự cân bằng giữa những sản phẩm mang tính thử nghiệm với các sản phẩm cơ bản nhằm nâng tầm thương hiệu lên một đẳng cấp mới.”  Sự kết hợp giữa phong cách hiện đại của các công ty thiết kế như công ty Thụy Sĩ Big-Game, Stefan Diez và Pauline Detour với ngành thủ công truyền thống tại Nhật là một sự giao thoa đầy phấn khởi giữa các bộ óc sáng tạo từ các nền văn hóa.

 

Nhà thiết kế tại London Tomas Alonso làm việc cùng nhà gốm Sehyou để thực hiện một loạt thiết kế ứng dụng đầy màu sắc với cấu trúc xoay quanh hình tròn và được sản xuất từ khuôn.

Các thiết kế này đều không được định sẵn công năng mà có thể được sử dụng ở những bối cảnh khác nhau cũng như được sắp đặt theo nhiều cách khác nhau.

Bộ ly tách uống cà phê của studio thiết kế Thụy Sĩ Big Game được thực hiện bởi công ty Kubota Minoru Ceramics.

Với vẻ ngoài tối giản, bộ sưu tập này được thực hiện từ hai loại vật liệu; một loại dẻo dai phù hợp để giữ lại mùi vị đậm đà của cà phê sau khi lọc, một loại có tính chống nhiệt cao để có thể đặt trực tiếp lên bếp ga, trong lò nướng hay lò vi sóng.

Đội ngũ thiết kế từ Hà Lan, Studio Wieki Somers, đã kết hợp ngành mỹ nghệ truyền thống của Arita với công nghệ tối tân để tạo ra bộ ly tách uống trà phong cách hiện đại, sang trọng. Bên cạnh việc chọn màu xanh hoàng gia vốn là đặc trưng của gốm sứ Arita làm tông màu chính, họ đã nghiên cứu những họa tiết truyền thống và kĩ thuật sản xuất bằng khuôn kim loại độc đáo của Arita cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại để mang đến bộ sưu tập độc nhất vô nhị trong thế giới mỹ thuật công nghiệp.

Nhà thiết kế người Hà Lan Christien Meindertsma khám phá mối quan hệ lịch sử của làng Arita với Hà Lan trong thiết kế của mình. Vào thế kỉ 16, để bày tỏ lòng biết ơn vì những món đồ gốm sứ Nhật Bản quý giá mà những thương nhân Hà Lan đã mang về quê hương, họ cũng đã trình diện đến Shogun đương thời những món quà thể hiện kĩ năng mỹ nghệ của châu Âu, trong đó bao gồm vải lanh Hà Lan. Các thiết kế sứ của Meindertsma được tạo hình từ vải lanh, và sau đó được tái tạo lại với chất liệu gốm sứ.

Sản phẩm còn được phủ một lớp men chấm tròn li ti màu sắc được làm từ những vật liệu dư thừa trong quá trình làm sứ của những công ty góp mặt trong dự án “2016/”

Nhà thiết kế từ Đức Stefan Diez và công ty Kawazoe Seizan đã thực hiện một bộ sưu tập đồ gia dụng trên bàn ăn với sắc trắng thuần khiết cùng những góc cạnh được bo tròn. Loạt sản phẩm này được thiết kế để đưa đồ sứ thủ công quay lại thị trường trong bối cảnh những sản phẩm sản xuất hàng loạt đang ngày càng chiếm ưu thế.

Bộ sưu tập của studio TAF từ Stockholm kết hợp với công ty Tokunaga dành cho cả trẻ em và người lớn, với những chiếc dĩa tạo hình như chất lỏng tan chảy độc đáo.

Nhà thiết kế người Munich Saskia Diez hợp tác với Tập đoàn Hataman Touen cùng sáng tạo ra những thiết kế trông như được bao phủ bởi các lớp vẩy, khơi gợi biểu tượng rồng, cá koi, rắn, sóng biển, hoa sen và cánh hoa truyền thống của Nhật Bản.

Những chiếc dĩa và đồ gia dụng tròn trịa của nhà thiết kế người Đức Christian Haas và công ty gốm sứ Housen đều đi kèm với một mật mã in chìm ẩn khuất dưới đáy. Thiết kế tối giản của Haas ra đời từ những phân tích kĩ lưỡng về phong cách bày biện bàn ăn của châu Á và châu Âu, nhằm tạo ra những loại chén dĩa phù hợp với cả hai nền văn hóa.

Nhà thiết kế người Tokyo Shigeki Fujishiro chọn sắc đỏ trong dịp hợp tác với công ty Kin’emon Toen, vì sự thống trị trước đây của nó trong lịch sử gốm sứ Arita cũng như vì đó là gam màu biểu tượng của Nhật Bản.

Cặp đôi thiết kế người Thụy Sĩ Kueng-Caputo đã thiết kế ra một bộ sưu tập thực sự sáng tạo, hơn thế nữa giúp nghề thủ công nổi tiếng của Arita vượt lên tầm cao tối đa. Đến hôm nay, phần lớn công đoạn trong quy trình lầm gốm sứ tại Arita vẫn được thực hiện bằng tay, đặc biệt là những quy trình đó chủ yếu dựa vào sự chú ý cao độ đến từng chi tiết. Các đặc điểm nổi bật của loạt sản phẩm này gồm bình hoa, đĩa và bát, được tạo hình thành các khối hình học và điêu khắc bởi những người thợ thủ công. Sử dụng một loại sơn phun màu gọi là fukitsuki hoặc 'airblast', các người thợ lành nghề đã khai thác một kỹ thuật đặc biệt để tạo sự chuyển màu tinh tế cho các tác phẩm. Việc áp dụng màu phân cấp có chủ đích này của những người thợ thủ công tham gia đã mang đến cho bộ sưu tập một vẻ ngoài hình học nổi bật.

Bộ sưu tập kết hợp giữa nhà thiết kế người Thụy Sĩ Ingegerd Råman và công ty gốm sứ Koransha tập trung vào công năng, tính tiện lợi trong việc vận chuyển và đồng thời vẫn có vẻ đẹp trắng đen tối giản, tinh tế. Råman chia sẻ về trải nghiệm thực hiện dự án này: “Bộ sưu tập của chúng tôi ra đời từ mối quan hệ thuần khiết nhất giữa nhà thiết kế và người thợ thủ công, trong đó sự thỏa hiệp không được chấp thuận cho đến khi sản phẩm hoàn thiện, chỉn chu nhất được hoàn thành.”

Những bộ sưu tập khác bao gồm bộ ly tách uống trà đế cao truyền thống kiểu Nhật của nhà thiết kế người Pháp Pauline Deltour kết hợp với công ty Kouemon; dụng cụ gia dụng trắng tối giản của nhà thiết kế từ New York Leon Ransmeier, và bộ sưu tập của Kirstie van Noort từ Hà Lan kết hợp với công ty gốm sứ Sehyo đã phát triển nên bảy màu sắc mới lạ dành cho sứ Arita.

Bản thân Giám đốc Sáng tạo Teruhiro Yanagihara cũng đã thiết kế một bộ sưu tập giới hạn trong dự án “2016/”. Phần lớn thiết kế của ông rất tối giản, dễ dàng vận chuyển và có thể được sản xuất hàng loạt với chi phí tiết kiệm, bên cạnh đó còn có những thiết kế chậu hoa cỡ lớn nhưng gần như không có tính thực tiễn - chúng được làm từ một loại gốm dẻo và không có khả năng giữ nước.

Công ty Scholten & Baijings cũng ra mắt bộ sưu tập giới hạn gồm 27 chiếc dĩa được vẽ thủ công thực hiện bởi công ty gốm sứ Hataman Touen. Mỗi chiếc dĩa đều có họa tiết cạnh viền đặc trưng, gồm những họa tiết màu pastel phức tạp và phần bề mặt được in nổi. “Chúng tôi tham khảo thiết kế viền dĩa từ nhiều giai đoạn trong lịch sử gốm sứ Arita,” Carole Baijings chia sẻ. “Sau đó chúng tôi thử nghiệm với nhiều mẫu viền khác nhau, đưa chúng vào máy tính, và sử dụng công nghệ để định hình những mẫu dĩa mới.”

Phòng trưng bày "Arita House" do công ty Scholten & Bajing thành lập tại Amsterdam

“2016/” là một dự án đặc biệt, ra đời với mục đích giới thiệu đến công chúng (cũng như các nhà thiết kế) những kĩ thuật gốm sứ độc nhất vô nhị của “quê hương gốm sứ Nhật Bản." Bộ sưu tập này đánh dấu 400 năm truyền thống làm sứ Arita, hiện nay vẫn được trưng tại phòng trưng bày “Arita House” do công ty Scholten & Baijing thành lập, tọa lạc ngay bên cạnh bảo tàng Rijksmuseum tại Amsterdam. Tòa nhà chính không chỉ trưng bày các thiết kế mà còn cung cấp thông tin về quá trình sản xuất cũng như những ảnh hưởng từ Nhật Bản đối với các bộ sưu tập. Ngoài ra còn có một khu căn hộ 2 tầng, được thiết kế để đón khách từ Arita cũng như những vị khách tham quan khác. Người ở sẽ được đắm chìm trong không gian được bao quanh bởi các tác phẩm gốm Arita tinh tế.

Nguồn: Tổng hợp

Bài dịch: Phúc Hồ. Bản quyền thuộc về Fashionnet, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép. 

-------------------------------------------------------------------------------

Pro Creative Course I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Pro Creative Course I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Course sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

Điều gì tạo nên thành công của Takashi Murakami?

Điều gì tạo nên thành công của Takashi Murakami?

Abstract Design Chúng ta luôn muốn ngắm nhìn những điều mới lạ nhất. Đó là bởi vì chúng ta muốn nhìn thấy tương lai, dù chỉ trong giây lát. Ngay cả khi không hoàn toàn hiểu những gì mình đã chứng kiến, chúng ta vẫn cảm động về nó. Đấy là nghệ thuật. —Takashi Murakami

Cai Guo-Qiang - Nghệ sĩ pháo hoa vươn tới bầu trời

Cai Guo-Qiang - Nghệ sĩ pháo hoa vươn tới bầu trời

Abstract Design Nghệ sĩ đương đại Cai Guo-Qiang là người đầu tiên đưa thuốc nổ vào thế giới nghệ thuật đương đại. Các tác phẩm tranh thuốc súng quy mô lớn, hay những buổi trình diễn pháo hoa hoành tráng của ông đã vượt khỏi các ranh giới về văn hóa, đặt dấu ấn của văn hóa Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung vào lịch sử nghệ thuật hiện đại.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us