288
13 Tháng 04 11:11 am

Nàng Geisha bí ẩn của Yokohama

 Ngày ngày bà vẫn tỉ mẩn khoác lên mình lớp trang điểm dày, bộ váy ren trắng xinh đẹp và đôi giày cao gót, đi khắp những con đường ở Yokohama

 

Cũng là người phụ nữ với phong cách ăn mặc và trang điểm đấy, giờ đang đứng đằng phía thang máy ở tòa nhà GM, tọa lạc trên một con đường nhỏ tại quận Isezakicho, nơi bà ta nhận những đồng tiền boa từ việc giúp đỡ các khách hàng bấm thang máy. Một lát nữa, cụ bà sẽ ngồi nghỉ, và ngủ trong hành lang toà nhà. Có đôi lúc bên cạnh mớ hành lý lộn xộn, người trông thấy bà đang ngồi gật gà gật gù trên một chiếc ghế gỗ với miếng đệm phía trên có khắc một dòng chữ. Dòng chữ ấy ghi, “Tôi mến bà Meri.”


Bức ảnh ở phía trên mà bạn vừa thấy, được trích từ một cuốn phim tài liệu, của tác giả Takayuki Nakamura, đã đạt giải thưởng vào năm 2006, khi kể về một trong những nét đặc trưng nhất của Yokohama: “Yokohama Mary.” 
Theo năm tháng, bà Mary dần trở thành một huyền thoại của thành phố. Hầu hết mọi người dân địa phương đều đã nghe nhắc đến danh tính của người đàn bà vô gia cư này, một số người còn gặp được mặt nhưng sự thật là trong số họ, không có một ai có thể biết rõ bà là ai cả. Thỉnh thoảng, vài người trong số họ còn cho bà là một cô gái “pan-pan”, từ chỉ các gái điếm trong thời kì quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ngoài những thông tin đó ra, mọi thứ về bà Mary vẫn là một ẩn số.  



Năm 1961, Mary 40 tuổi sống ở thành phố Yokohama, bà không giống các pan pan khác, ăn mặc khiêu gợi, hờn dỗi kiếm khách. Trong mắt mọi người, bà luôn kiêu ngạo thanh cao, có tài hoa, ăn diện đẹp đẽ như một vị Hoàng Hậu cao quý, lòng tự trọng cao ngất, nhưng gặp ai cũng lễ phép chào hỏi. “Tôi khá sốc khi gặp cô ấy lần đầu tiên,” Nakamura nhớ lại. “Khuôn mặt được tô trắng toát, cứng đờ, nhìn từ đằng xa cứ như là một bức tượng ấy. Sau đợt đó, tôi thường xuyên thấy cô xuất hiện hơn.Tôi thì không mong gì việc được nói chuyện hay tiếp xúc với con người này, nhưng mỗi lần bước chân đến thành phố, thì cứ y như rằng cô luôn luôn xuất hiện ở đó.”

Trong lúc đó, bà đã đem lòng yêu một sĩ quan người Mỹ, sau đó, bà đi theo ông tới thành phố Yokosuka. Năm 1954, khi ở độ tuổi 33, bà vẫn rất nổi tiếng là một mỹ nhân nhận được sự ngưỡng mộ của không ít người. Thậm chí, nhiều người ở thời điểm đó còn gọi bà là Kōgō heika - Hoàng Hậu bệ hạ. Lúc này, sĩ quan người Mỹ mà bà đem lòng yêu đã rời khỏi Nhật để về Mỹ. Ngày ấy, tại sân ga Mary tiễn người yêu đi xa, nhiều người kể lại rằng bà và người sĩ quan đó đã ôm hôn nhau thắm thiết. Chạy theo để tiễn người yêu rồi cho đến khi tàu đi xa hơn, Mary đã đứng lại và cất tiếng hát, cảnh tượng rất đỗi đau lòng này đã thu hút được không ít người đứng nghe.


Vào năm 1995, bà ấy đột nhiên biến mất. Nhiều người dân địa phương nghĩ rằng bà có thể đã chết, hoặc đang sống trong các viện dưỡng lão tại tỉnh Ibaraki, Fukushima, hay Hiroshima. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là những phỏng đoán, không một ai biết chuyện gì đã thực sự xảy ra với Yokohama Mary. Nakamura ví von sự hiện diện của bà Mary như sự hiện diện của bức tượng chú chó Hachiko ở gần ga Shibuya tại Tokyo. “Nếu một ngày nào đó, bức tượng biến mất mà không được báo trước, người ta chắc sẽ ngỡ ngàng vì sự hiện diện của nó đã quá đỗi thân thuộc,” anh nói. “Và việc bà Mary ra đi không một lời từ giã cũng giống hệt vậy. Thế là tôi nảy ra ý định làm một cuốn phim tư liệu, phần lớn là vì sự tò mò - tôi muốn tìm hiểu xem coi bà Mary rốt cuộc là một người như thế nào.” 


“Yokohama là nơi luôn chào đón những vị khách nước ngoài từ khi được thành lập đến nay, và theo đó các cô gái mại dâm đã cùng tồn tại tại song song với thành phố này,” Nakamura viết. “Sau khi nhìn vào lịch sử của thành phố Yokhama qua các thời kì, từ lúc bắt đầu đến khi Thế Chiến II kết thúc, có một điều mà tôi và bất kì ai, đều phải đồng ý là cuộc đời Mary đã gắn liền với thành phố Yokamaha.”  Nakamura có cơ hội tiếp xúc với một số người, những người này đa số đều quan tâm đến Mary, và cố gắng tìm cách giúp đỡ bà ấy theo những cách khác nhau. Trong số đó cho ông biết, hình ảnh của bà dường như đã gắn liền đến đời sống cá nhân của họ. “Cuộc sống của những người tôi phỏng vấn đều gắn liền với Mary - nơi ở, gia đình, và quá khứ,” Nakamura nói. “Mary như là một người giữ khóa, bà cất giữ tất cả câu chuyện về cuộc đời của mỗi người.”


“Đây là nơi mà bà Mary thường nghỉ chân lúc tuổi xế chiều,” Mori chỉ vào một góc hành lang trong sảnh lớn toà nhà. “Không ai nỡ đuổi bà ấy đi cả.”

Nagato, một ca sĩ cabaret, trò chuyện với Mary lần đầu vào năm 1991. Vốn đã được nghe khá nhiều tin đồn, Nagato không khó để nhận ra bà là ai, ông bước đến và tặng bà một tấm vé tham dự buổi biểu diễn. Ngày hôm đó, sau khi Nagato hoàn thành phần trình diễn của mình, Mary bất ngờ tiến thẳng lên sân khấu và trao cho ông một món quà ngay trên khán đài. Khuôn mặt bừng vui của Nagato khi nhận được món quà từ Mary cũng được ghi lại trong cuốn phim tài liệu. “Tôi không nổi tiếng đến mức đó đâu, mọi người vỗ tay là vì tên tuổi Mary quá đình đám,” Nagato bật cười kể lại. “Tôi sở dĩ quan tâm đến Mary không phải vì tò mò, mà là nhờ được tiếp xúc với bà trong hai ba năm sau đó.” Nagato cho biết. Rất nhiều lần anh có ý muốn gửi bà một ít tiền để tiêu xài, nhưng bà đều thẳng thừng từ chối. “Bởi vậy, tôi toàn phải nhét tiền vào phong bì thư và nói bà có thể dùng nó để đi mua một vài bông hoa đẹp nhé,” Nagato cho hay. “Mary là một con người đứng đắn.”


Mary luôn giữ trên môi lời cảm ơn đối với tất cả những ai đã từng giúp đỡ bà, và họ luôn nhận được một món quà xinh xắn hay bức thư viết tay trang trọng dưới bút danh, “Yukiko Nishioka.” Bên cạnh đó, một số người khác cũng tìm cách giúp đỡ bà Mary, như Emiko Fukunaga, làm việc tại một cửa hàng mỹ phẩm Yanagiya, giúp bà tìm một loại phấn trắng có thể tẩy trang dễ dàng với nước. Hay Kimiko Yamazaki, chủ cửa tiệm giặt ủi Hakshinsha cho phép bà Mary có thể để quần áo lại chỗ của mình bất cứ khi nào. Còn Tatsu Yuda thì thường xuyên tạo kiểu tóc miễn phí cho bà ấy. Vào thời điểm 50 năm trước, khi nhiếp ảnh gia Hideo Mori 20 tuổi. “Tôi đã cảm thấy tội lỗi khi trộm nhìn một cô gái làng chơi. Nhưng lúc đó Mary còn trẻ, xinh xắn và ăn mặc rất có gu,” đoạn anh giải thích vì sao Mary vẫn tiếp tục công việc.

Vào năm 1993, anh gặp lại Mary tại tòa nhà GM, nơi bà đang kiếm sống bằng cách nhận tiền boa từ những hành khách, sau khi hướng dẫn đường cho họ. Sau đó, anh ngỏ ý muốn được chụp hình bà để làm làm tư liệu và được bà chấp thuận. Mori thường xuyên bên cạnh Mary suốt những tháng năm sau đó, để có thể chụp lại những khoảnh khắc đời thường của bà. Nhưng lúc tuổi già đến với bà, Mori nói thêm, “Tôi thấy bà nằm co ro như một chú mèo vô gia cư, tranh thủ đánh giấc ở các nhà tắm công cộng.”  Sự rành rẽ của Mary về đường đi nước bước đã làm cho Mori không khỏi bất ngờ. “Bà giống như thổ địa của khu vực này vậy,” Mori nói. “Tôi thường bị bà bỏ lại phía sau khi bước vào toà nhà.” Mori vẫn tiếp tục hoàn thiện album ảnh về Mary cho tới mùa đông 1995, bà đột ngột biến mất. “Những cư dân, nhà cửa, đường xá là các yếu tố tạo dựng nên một khu đô thị.”Mori nói. “Và Mary là cũng là một yếu tố tạo nên Yokohama. Sau khi bà ra đi, cảnh quan thành phố này đã thay đổi hẳn.”


Trong suốt hàng thập kỉ qua, bà Mary đã sinh sống bằng sự chở che của Yokohama, và con người ở đây cũng vui vẻ tha thứ cho những thói quen kì quặc của bà. Tuy nhiên, Nakamura nhận ra rằng cuối cùng thành phố này cũng quay lưng lại với Mary. Một số người dân cảm thấy phiền hà với sự có mặt của bà. Họ nói bà khăng khăng muốn dùng một chiếc cốc uống trà chuyên dụng trong một quán cà phê, hay đã làm khó dễ trong một tiệm cắt tóc. 


​Những thế hệ sau, họ không có đủ lòng vị tha. Nakamura nói, “Khoảng cách rất khác biệt, giữa một thế hệ sống sót qua chiến tranh, và một thế hệ sống trong thời bình,”Nakamura nói thêm: “Không nhận được sự đồng cảm, theo thời gian, bà Mary dần trở nên lạc lõng, và không còn chỗ đứng tại Yokahama.” Nakamura cuối cùng cũng tìm được bà tại một viện dưỡng lão. Bà rời khỏi Yokohama vào tháng 12 năm 1995. Tên thật và địa chỉ viện dưỡng lão không được tiết lộ, theo yêu cầu của bà. Mary đã có một cuộc sống mới tại nơi đây, không còn những khuôn mặt được trang điểm trắng toát như tượng như trước đây, vốn là đặc điểm nhận dạng của bà.

Năm 2003, Nagato được Nakamura dẫn đến để nói lời từ biệt với bà, sau khi được chẩn đoán ung thư thời kì cuối. Trong bộ phim tài liệu có ghi chép, bà Mary đã rất hạnh phúc khi Nagato hát cho bà nghe ca khúc “My Way” vào ngày cuối gặp mặt. Và bà Mary qua đời vào tháng 1 năm 2005, khi đó bà 83 tuổi. Cho đến tận bây giờ, trong lòng những người như Nakamura và Mori, bà Mary vẫn là một huyền thoại của thành phố Yokohama, “Mary chính là linh hồn của Yokohama,”Nakamura bày tỏ quan điểm. “Bà đã tạo dựng nên một Yokohama có ý nghĩa trong lòng tôi.”

Bài Chip Phan . Nguồn Japantimes

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương củanhững người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088

Thuốc giải u sầu: phương thuốc thế kỷ cho bệnh trầm cảm của Robert Burton

Thuốc giải u sầu: phương thuốc thế kỷ cho bệnh trầm cảm của Robert Burton

Opinion Phát hiện đi trước thời đại trong khoa học: Bất kể một ai... khi bị lấn át bởi sự cô đơn, hay bị cuốn theo bởi nỗi sầu êm đềm và sự tự phụ vô nghĩa... hay bị chôn vùi trong những nỗi lo vô bờ bến, tôi có thể đưa cho họ một bài thuốc không gì hiệu quả hơn... đó là hãy tự đưa mình vào khuôn khổ của việc học hội họa hay khoa học.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us