La Belle Époche - Thời kỳ hoàng kim của Paris
Art I Design_Study La Belle Époche tại Paris là giai đoạn kéo dài từ cuối thế kỉ 19th cho đến khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây được coi là 'Thời kì hoàng kim' của Kinh đô Ánh sáng bởi vì đã có nhiều sự đột phá về kiến trúc, mỹ thuật và cả văn học. Cho đến ngày hôm nay, ta vẫn có thể thấy phảng phất sức ảnh hưởng của La Belle Époche khắp các nẻo đường cổ kính tại Paris.
Khi nhắc tới Paris, một trong những điều đầu tiên chúng ta liên tưởng đến hẳn là các dãy phố cổ kính lãng mạn hay các công trình kiến trúc mang tính biểu tượng. Một số được xây dựng nên từ thời trung cổ, nhưng phần lớn các tòa nhà vẫn còn đứng vững cho đến hôm lnay được xây dựng vào thời kì La Belle Époque
Geneviève "Ginette" Lantelme - một trong những người xinh đẹp nhất thời La Belle Époque
Bắt đầu vào cuối thế kỉ 19th, ‘thời kì hoàng kim’ này là giai đoạn đã xây dựng nên Tháp Eiffel biểu tượng và những cánh cổng vào metro uốn lượn đặc trưng nơi đây. Kiến trúc không phải là lĩnh vực nghệ thuật duy nhất chịu ảnh hưởng của thời kì La Belle Époque, mà hội họa và văn học nước Pháp đều có những đột phá đáng chú ý trong khoảng thời gian này, tạo nên một hiện tượng văn hóa chưa từng có trước đây.
La Belle Époque là gì?
Nếu dịch sát nghĩa thì là “thời kì xinh đẹp,”. Giai đoạn La Belle Époque tại Paris kéo dài từ năm 1871 tới 1914. Trong khoảng thời gian này, người dân thủ đô Paris đã nhận thấy được nhiều sự thay đổi, phát triển rõ rệt trong văn hóa. Đối với mỹ thuật, những Trường phái Ấn tượng, Chủ nghĩa Lập thể (Cubism), và những nhà tiên phong cho phong cách nghệ thuật Dã thú (Fauvist) liên tục tạo ra những cuộc cách mạng trong hội họa, những nhà thiết kế đồ họa khi đó cũng đã nâng tầm việc in ấn thành một loại nghệ thuật. Các kiến trúc sư tiến hành các kế hoạch xây dựng một Paris hoàn toàn mới, còn những cây bút cũng ghi lại được dấu ấn của mình với một phong cách kể chuyện đương đại hơn.
Điều gì đã khởi nguồn cho thời đại hoàng kim này? Để tìm hiểu điều đó, chúng ta trước hết phải hiểu về những sự kiện văn hóa đã diễn ra trong lịch sử.
Bối cảnh lịch sử
Đường phố rue de Rivoli hoang tàn sau trận chiến
Vào mùa hè năm 1871, Kinh đô Ánh sáng khi đó đang vực mình dậy sau sự sụp đổ của Công xã Paris. Công xã Paris là một mô hình chính trị mang tính đột phá ra đời sau thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và sự suy tàn của Đế chế Pháp thứ nhì dưới quyền cai trị của Napoleon III. Được sự ủng hộ của lực lượng Vệ binh Quốc gia, tổ chức cánh tả này đã lên nắm quyền cai trị Paris vào ngày 18 tháng 3 cho đến ngày 28 tháng 5, khi thành phố bị lấy lại bởi Quân đội Pháp - bằng vũ lực.
Trong lúc cuộc chiến nổ ra, nhiều công trình khắp Paris - trong đó bao gồm căn hộ của Haussmann ( nhà quy hoạch đô thị Paris thời Đế chế Pháp thứ nhì) trên con phố rue de Rivoli, Tòa thị chính Pairs, và mang tòa nhà mang tính biểu trưng nhất, Cung điện Tuileries - đã bị đốt cháy. Sau đó, chính quyền mới phải gánh chịu áp lực tái xây dựng lại Thủ đô Ánh sáng. Một số công trình đã được phục hồi về tình trạng ban đầu, nhưng nhiều tòa nhà khác được xây mới theo phong cách khác hoặc được thay thế hoàn toàn. Các công trình kiến trúc trên đã đánh dấu sự bắt đầu một giai đoạn mới của Paris: La Belle Époque
Những đóng góp về mặt văn hóa
NHỮNG KIẾN TRÚC MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG
Nhà ga Gare d'Orsay
Petit palais
Grand Palais
Sự phát triển về mặt kiến trúc tại Paris trong thời kì La Belle Époque là không thể phủ nhận được. Ngoài Tháp Eiffel - một tòa tháp khổng lồ được dựng nên để làm “cái đinh của Triển lãm thế giới năm 1889 tại Paris” - nhiều công trình phong cách Beaux-Arts đã được tiến hành thi công như nhà ga Gare d’Orsay (ngày nay là bảo tàng Musée d’Orsay), tiểu cung Petit Palais, đại cung Grand Palais và Palais Garnier, nhà hát opera biểu tượng của Paris. Mái vòm vĩ đại tại các Grand Magasins, hay trung tâm thương mái, đã thay đổi cách ngắm nhìn đường chân trời; Những cánh cổng vào ga tàu điện ngầm mang phong cách Art Nouveau như thổi 1 làn gió mới vào đời sống cư dân hàng ngày, còn nhà thờ công giáo phong cách Rome - Byzantine Sacré - Coeur thì như thay đổi hoàn toàn vẻ ngoài trái tim của Paris.
Bên trong của Palais Garnier, in trên postcard năm 1909
Một trung tâm thương mại, hay Grand Magasin, vào thời La Belle Époche
Biển báo nhà ga tàu điện ngầm
NHỮNG NHÀ TIÊN PHONG TRONG HỘI HỌA
Thánh đường Rouen, Claude Monet, 1894
Những năm cuối thế kỉ 19 tại Paris, ngành hội họa đã trải qua một sự thay đổi hoàn toàn nhờ vào những nhà họa sĩ tiên phong. Vào những năm 1870s, đại đa số các họa sĩ người Pháp vẫn giữ phong cách cổ điển của trường Académia des Beaux-Arts. Tổ chức Paris danh giá này có những buổi họp mặt thường niên nơi họ trưng bày những tác phẩm được họ chọn lọc một cách tỉ mỉ. Nhìn chung, những bức tranh theo chủ đề thông dụng hơn sẽ được ban giám khảo ưu chuộng hơn, như chân dung vĩ nhân cho đến các tác phẩm tượng trưng cho tôn giáo. Không đồng ý với những tiệu chuẩn cứng nhắc trên, một nhóm họa sĩ - bao gồm Claude Monet, Pierre-Auguste Renoir, Edgar Dedas và Camille Pissaro - đã hình thành nên những phong cách riêng của họ, khắc họa những thực thể thường ngày dưới những đường nét khác lạ, dị thường. Họ đã tổ chức những buổi triển lãm độc lập, và sau này được biết như những nhà tiên phong của Trường phái Ấn Tượng.
Bữa trưa tại nhà hàng Fournaise, Pierre-Auguste Renoir
Buổi diễn tập, Egar Dedas, 1874
Những họa sĩ theo chủ nghĩa Ấn tượng đã mở đường cho những phong trào hội họa đương đại khác, như sự bùng nổ màu sắc trong Fauvism (Trường phái Dã thú), những hình khối trừu tượng trong Cubism (Trường phái Lập thể). Ngoài hội họa, ngành thiết kế đồ họa cũng chứng kiến sự đột phá trong giai đoạn La Belle Époque khi mà Jules Chéret, người được coi là “cha đẻ của poster hiện đại,”, tìm ra được phương pháp in thạch bản màu ( color lithograph). Với công nghệ mới này, các nghệ sĩ như Henri de Toulouse-Lautrec và Alphonse Mucha đã biến những quán cafe, câu lạc bộ nhảy trở thành những biểu tượng đầy màu sắc cho giai đoạn chuyển giao thế kỉ của Paris.
Bal du Moulin Rouge, Jules Chéret, 1889
NHỮNG CÂY BÚT ĐÁNG CHÚ Ý
Chân dung của Victor Hugo, 1871
Trong giai đoạn La Belle Époque, Paris trở thành tụ điểm của nhiều cây bút tiếng tăm lừng lẫy đến tận sau này. Trong số đó thì những cái tên có tầm ảnh hưởng nhất là nhà viết truyện ngắn tiên phong Guy de Maupassant và Émile Zola: phóng viên, nhà viết kịch và được coi như là nhà tiên phong cho chủ nghĩa tự nhiên ở tiểu thuyết. Ngay cả nhà viết văn Lãng mạn Victor Hugo - người lớn lên ở Paris nhưng bị lưu đày tới năm 1851 - cũng quay lại Kinh đô Ánh sáng năm 1871 ở tuổi 68.
Mặc dù các tác phẩm nổi tiếng nhất viết về Paris của ông đã ra mắt trước khi ông quay lại (Thằng gù Nhà thờ Đức bà và Những kẻ khốn khổ, lần lượt 1831 và 1862), nhưng sự nghiệp và tình yêu không thể chối cãi với Paris của ông là thứ truyền cảm hứng cho biết bao tay bút quy tụ về thủ đô Pháp trong thời kì La Belle Époque.
Sự kết thúc
Cũng giống như cách xung đột quân sự đã khởi đầu cho Thời kì hoàng kim của Paris, nó cũng đã kết thúc giai đoạn này. Sự bắt đầu của Thế chiến thứ Nhất đã đặt dấu chấm hết đột ngột cho giai đoạn thịnh vượng này, và những nỗ lực phát triển về văn hóa của Paris bị phai mờ đi sau làn khói bụi bậm của chiến tranh.
Mặc dù thời kì đó đã kết thúc từ lâu, ta vẫn có thể thấy được hình bóng của nó rải rác khắp Paris, như một bằng chứng thép cho sức ảnh hưởng sâu sắc và giá trị văn hóa cốt lõi không bao giờ thay đổi của Kinh đô Ánh sáng. Victor Hugo đã từng viết: “He who contemplates the depths of Paris is seized with vertigo. Nothing is more fantastic. Nothing is more tragic. Nothing is more sublime.” Tạm dịch: Những kẻ dám nghi ngờ tầm vóc của thủ đô Paris vẫn đang mắc kẹt trong sự hoang tưởng của mình. Không đâu độc đáo hơn. Không đâu tang thương hơn. Và không đâu tuyệt vời hơn cả.
Nguồn My Modern Met- Bài PD
________________________________________________
Art Design Center
vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \
Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)
30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.
HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.