288
04 Tháng 03 1:45 pm

Kimono - những ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa thế giới

 Triển lãm vừa khai trương ngày 29/2 tại Bảo tàng Victoria & Albert ( London ) mang tên Kimono: Kyoto to Catwalk cho người xem thấy những ảnh hưởng mạnh mẽ của kimono đến văn hóa toàn thế giới trong 400 năm gần đây, đặc biệt là đối với thời trang. Với cấu trúc đơn giản và tiềm năng sáng tạo vô hạn, kimono đã lọt vào mắt xanh của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng như Alexander McQueen, John Galliano, Yohji Yamamoto,....


Một chiếc kimono khoác ngoài cho phụ nữ (uchitake), có thể là từ vùng Kyoto, 1860-80

Kimono: Kyoto to Catwalk là buổi triển lãm mới được khai trương tại bảo tàng Victoria and Albert  ngày 29 tháng 2 nhân dịp kỳ vận hội Olympics mùa hè sắp diễn ra tại Tokyo. Người tham quan sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loại áo này qua lăng kính thời trang từ những năm 1660s cho đến ngày nay. Người đồng tổ chức buổi triển lãm, Josephine Rout, cho biết: “Kimono đang thật sự hồi sinh và được đưa trở lại vào đời sống thường ngày tại Nhật Bản.” Cô ấy đã theo dấu xu hướng này quay lại những năm đầu thập niên 2000s, khi những người trẻ đưa chiếc vintage kimono vào thời trang đường phố để chống đối “sự mọc lên như nấm của fast fashion khắp thế giới” và quan điểm của thế hệ đi trước rằng “kimono là một món đồ lỗi thời và chỉ mang tính truyền thống”.


Chiếc áo mặc bên trong kimono (juban) của nam.Chất liệu xuất xứ từ Anh Quốc hoặc Pháp, được may tại Nhật Bản, 1830 - 1860.


"Beyond", kimono nữ, được thiết kế bởi Moriguchi Kunihiko, 2005, Kyoto, Nhật Bản

Kimono là quốc phục của Nhật Bản, được cả nam và nữ mặc hằng ngày cho đến sau Thế Chiến thứ hai khi chúng trở thành “những trang phục truyền thống chỉ nên mặc trong các dịp lễ đặc biệt.”, Rout cho biết. Nhưng trong thời gian gần đây, sự xuất hiện của kimono không còn bị giới hạn trong những buổi lễ nghi mà, theo Rout “ một món đồ mà bạn có thể diện lên mình bất kì lúc nào và thỏa sức sáng tạo với nó, cho dù nó là một mẫu kimono vintage hay những phiên bản đương đại hơn được tạo ra bởi những nhà thiết kế trẻ."


Thom Browne, Mùa Xuân 2016


John Galliano cho Christian Dior, Couture Xuân 2007


Một thiết kế kimono mang tên "Please lets other sit comfortably" (tạm dịch: vui lòng để những người xung quanh ngồi thoải mái) bởi 2 nghệ sĩ Nhật Bản Yokoyama Yumiko và Kadowaki Takahiro

Ban tổ chức gồm Rout và Anna Jackson muốn cho mọi người thấy tính năng động và toàn cầu của kimono - biểu tượng đặc trưng nhất của Nhật Bản - và cách mà vẻ đẹp của nó đã thu hút sự chú ý của đại đa số công chúng xuyên suốt lịch sử phát triển của mình. Điểm bắt đầu của buổi triển lãm rơi vào khoảng giữa thế kỉ 17th. Vào giai đoạn đó, những nghệ sĩ và tầng lớp quý tộc sẽ là người tạo nên xu hướng để những người thuộc tầng lớp trung lưu, với tham vọng được khẳng định đẳng cấp của mình, học hỏi theo. Kimono bắt đầu được nhập khẩu về châu Âu ở thế kỉ tiếp theo, nơi nó rất được ưu chuộng và săn đón. Đến nỗi Nhật Bản đã nhập về các chất liệu vải từ châu Âu để thiết kế kimono phù hợp với thị hiếu công chúng bên đó, và điều ngược lại cũng xảy ra ở châu Âu, từ đó tạo nên một mạng lưới trao đổi 2 chiều vô cùng thành công. Phong trào Japonisme vào cuối thế kỉ 19th ( thứ ảnh hưởng và xuất hiện song song với trường phái Art Nouveau) đã tạo nên một thị trường kimono dành riêng cho người ngoại quốc. Cũng vào thời điểm này, thị trường nội địa cũng có những bước tiến rõ rệt khi ứng dụng công nghệ dệt may của châu Âu và các chất nhuộm phẩm hóa học.


Hình ảnh bên trong buổi triển lãm. Ở giữa là thiết kế của John Galliano cho nhà mốt Pháp Dior.


Từ trái qua phải: Trang phục của Fredidie Mercury khi diễn ở Nhật Bản; Chiếc kimono của Madonna trong MV Nothing Really Matters; Chiếc kimono Bjork mặc trên bìa album Homogenic; Bộ đồ của Obi-Wan trong loạt phim Star War

Vẻ đẹp bồng bềnh của kimono cũng đã lọt vào mắt xanh của những nhà thiết kế thời trang vào đầu thế kỉ 20th, đặc biệt là những Paul Poiret, Mariano Fortuny và Madeleine Vionnet, những người đã giải phóng sự tự do cho phom dáng đồ phụ nữ thay vì cố gắng nhồi nhét, thắt nút chúng lại thành những khối hình không tự nhiên. Sự đơn giản trong kĩ thuật may đơn của kimono tạo điều kiện để các nhà thiết kế thử sức với nhiều chất liệu độc đáo ( về màu sắc, mô-típ, hoa văn). Có thể nhắc đến một số ví dụ tiêu biểu về sự ảnh hưởng của kimono trong thời trang hiện đại như thiết kế kimono ngắn vô cùng gợi cảm của Jean-Paul Gautier cho Madonna năm 1998. Alexander McQueen thì nới rộng phần cổ và rút ngắn tay áo lại, tạo nên hình ảnh vô cùng ấn tượng trên bìa album Homogenic của Bjork năm 1997. Đến năm 2005, kimono một lần nữa khẳng định giá trị của mình trong thế giới thời trang khi mà Yohji Yamamoto ra mắt thiết kế riêng của mình với chất liệu vải lụa crepe nhằm nhấn mạnh sự phi giới tính của quốc phục Nhật Bản. Thiết kế này mang nhiều nét tương đồng với trang phục mà huyền thoại Freddie Mercury đã mặc khi trình diễn trực tiếp tại Nhật Bản. Một số cái tên đáng chú ý khác như Duro Olowu, Thom Browne hay John Galliano cũng đã từng ứng dụng sự năng động, đa dụng của kimono trong những thiết kế của mình.


Freddie Mercury trong chuyến lưu diễn Nhật Bản


Chiếc kimono hiện đại của nhà Duro Olowu

Sau đây là một số hình ảnh của kimono trong thời trang đường phố của giới trẻ tại Nhật Bản những năm gần đây:


Streetstyle Tokyo, Thu 2018


Streetstyle Tokyo, Thu 2018


Streetstyle Tokyo, Thu 2018


Streetstyle Tokyo, Xuân 2019


Streetstyle Tokyo, Xuân 2019


Streetstyle Tokyo, Thu 2019


Streetstyle Tokyo, Xuân 2020


Streetstyle Tokyo, Xuân 2020

Nguồn Vogue - Bài PD

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

 

Olafur Eliasson, nghệ thuật của không gian

Olafur Eliasson, nghệ thuật của không gian

Art I Design_Study Olafur Eliasson là một nghệ sĩ người Iceland - Đan Mạch được biết đến với nghệ thuật sắp đặt điêu khắc có quy mô lớn sử dụng các nguyên liệu cơ bản như ánh sáng, nước và nhiệt độ không khí để nâng cao trải nghiệm của người xem

Phần 2: Bước đầu của một giám tuyển nghệ thuật

Phần 2: Bước đầu của một giám tuyển nghệ thuật

Art I Design_Study Về cơ bản, bạn có thể trả lời rằng một giám tuyển nghệ thuật có trách nhiệm trông nom một bộ sưu tập hội họa và tổ chức các buổi triển lãm. Nhưng nếu bạn bị kẹt ở trên một chuyến bay đêm dài 42 tiếng, đây là một bối cảnh mà bạn có thể dùng để mô tả về nghề này.

5 điều bạn chưa biết về chủ nghĩa siêu thực

5 điều bạn chưa biết về chủ nghĩa siêu thực

Art I Design_Study Chủ nghĩa Siêu thực không phải là một phong cách - mà là một trạng thái của tâm trí. Nó muốn lật đổ thực tế, để tìm thấy điều kỳ lạ trong cuộc sống hàng ngày; để khai thác những mong muốn vô thức của chúng ta và mang lại những giấc mơ cho cuộc sống. Và đối với nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới, đó là một cách để thách thức quyền lực và tưởng tượng về một thế giới mới.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us