288
07 Tháng 07 10:52 am

Jim Thompson, người biến lụa Thái thành một thương hiệu toàn cầu

 Với một loạt chi nhánh mở cửa tại New York, Paris, London và Singapore, Jim Thompson đã chứng minh niềm kiêu hãnh của mình trên thị trường thế giới. Nửa thế kỉ trôi qua kể từ sự ra đi của người đàn ông biến giấc mơ lụa Thái thành hiện thực, nhưng Jim Thompson vẫn không hề đi vào dĩ vãng. Những câu chuyện đằng sau ánh hào quang, quá trình phát triển, chiến lược khôn ngoan và một tình yêu lớn đã được vén màn bởi hai người thừa kế sáng giá nhất

Nửa thế kỉ sau khi Jim Thompson, người biến giấc mơ lụa Thái Lan trở thành hiện thực, biến mất trong rừng rậm Malaysia. Phim ảnh, sách, những giả thuyết vẫn tiếp tục bàn luận và suy đoán về sự mất tích của ông: bị hổ ăn thịt, sát hại bởi CIA hoặc phiến quân Cộng Sản, hay chỉ đơn giản là ông đã có bước đi sai lầm khiến mình rơi vào một vực núi sâu thẳm không nằm trên bản đồ? Đó chính là một bí ẩn của Đông Nam Á về một trong những nhân vật sắc màu nhất. Thompson có đời sống văn hoá đa dạng, một người Mỹ sống tại trung tâm Siam cũ, nơi cất giữ những bộ sưu tập nghệ thuật giá trị của ông, nơi tạo ra cầu nối bạn bè và xã hội, những bữa tiệc tuyệt vời theo hơi hưởng Great Gatsby. Ông là một doanh nhân sáng suốt, người phục hồi thương mại lụa tại Đông Nam Á, hiện nay có mạng lưới lan toả toàn cầu. 

Nhà Jim Thompson

Những người thừa kế di sản của Thompson là Bill và con trai Eric Booth. Với ba chục cửa hàng trên khắp Thái Lan, 2,600 nhân viên và 90 triệu đô la doanh thu hàng năm. Về phần bất động sản của Jim ở Bangkok, nơi một số ngôi nhà gỗ cũ nhìn ra ao cá, bên trong trưng bày tác phẩm nghệ thuật, đã trở thành Nhà lụa Jim Thompson nổi tiếng. Trung tâm văn hóa này là một trong những địa điểm du lịch được du khách ghé thăm nhiều nhất ở Thái Lan.

Nhưng liệu thành công ở Thái Lan có dịch chuyển ra nước ngoài không? Cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài được mở tại Singapore vào năm 1999. Công ty mở rộng ra khỏi châu Á với văn phòng phân phối của Đức vào năm 2007 và một chi nhánh ở Paris vào năm 2013. Tiếp theo, Eric, trợ lý giám đốc điều hành, đã dành nhiều năm xây dựng hoạt động ở Mỹ với trụ sở tại Atlanta. Hiện nay, ông cũng muốn đẩy nhanh quá trình mở rộng quốc tế đó. "Chúng tôi là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất ở Thái Lan", ông nói. "Nhưng ở nước ngoài, không ai thực sự biết đến chúng tôi." Trong năm 2016, các gian hàng đã đưa ra một chiến lược 5 năm để thay đổi và đề cử một giám đốc điều hành mới, Gerald Mazzalovo. "Jim Thompson có thể là thương hiệu sang trọng toàn cầu đầu tiên từ Thái Lan" ông tự tin nói. Gerald là một chuyên gia cao cấp, người từng điều hành Salvatore Ferragamo, Loewe, Bally, Robert Clergerie và những thương hiệu cao cấp khác. Ông là giám đốc điều hành ngoại quốc đầu tiên cho một công ty Thái Lan đã hoạt động trong nhiều thập kỷ như một công ty gia đình.

Hầu hết mọi người đều biết Lụa Thái do người sáng lập của nó. Đến từ Greenville, Delaware, Jim Thompson tốt nghiệp trường Đại học Princeton và trở thành một kiến ​​trúc sư. Sau đó, ông phục vụ trong Văn phòng Dịch vụ chiến lược trong Thế chiến thứ 2, tiền thân của Cơ quan tình báo trung ương. Ông rất xuất sắc trong các hoạt động điệp viên ngầm ở châu Âu và châu Phi, sau đó được gửi đến châu Á để chuẩn bị cho cuộc chiến giải phóng Thái Lan khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản. Hậu chiến tranh, ông đứng về phía các phong trào độc lập châu Á trong khi Washington ủng hộ các chế độ chống lại Cộng sản, chẳng hạn như ở Việt Nam. Một công dân Mỹ thất vọng đã quyết định ở lại Thái Lan và trở thành thương gia dệt may, nối bước người cha của mình. Ông bắt đầu khởi dựng công ty vào năm 1947. Bên cạnh đó, ông vẫn là một nhà phê bình thẳng thắn về chính sách Chiến tranh Lạnh, nhiều người cho rằng CIA hoặc đồng minh châu Á giam giữ ông ở Malaysia tại thời điểm đỉnh cao của chiến tranh Việt Nam.

Thompson biến mất vào ngày 26 tháng 3 năm 1967, ông không có con. Cổ phần của Thompson trong công ty được truyền lại cho người cháu, người cháu này cùng với một vài nhà đầu tư khác tiến cử Bill, một nhân viên hàng hàng đầu của công ty, phụ trách toàn bộ hoạt động sau khi Thompson được chính thức thông báo qua đời vào năm 1973. Cũng giống như Thompson, Bill tới Thái Lan bởi tham gia quân đội Mỹ. Ông gia nhập quân đội năm 1959 rồi trở về Bangkok ba năm sau khi xuất viện vì ảnh hưởng chiến tranh. Ngay sau đó, Thompson mở cửa rộng rãi để phục hồi nghề thủ công dệt lụa trong khu vực, phần lớn đã được thay thế bằng việc sản xuất hàng loạt. "Việc dệt tay đã trở nên nguy hiểm, và thật đáng buồn là nó cũng giống như mọi trường hợp thủ công khác trên thế giới", Carol Cassidy, người điều hành ngành Dệt may Lào ở Vientiane. Cô là một trong những chuyên gia hàng đầu trong khu vực về ngành dệt và tơ tằm. "Jim Thompson luôn sở hữu khả năng tuyệt vời trong việc cảm nhận chất lượng. Ông ấy đã nâng tầm cao mới cho tơ tằm và hàng thủ công".

Jim Thompson tại Nhà lụa

Bill, chủ tịch và giám đốc quản lý, người đã xây dựng doanh nghiệp trong suốt 45 năm qua, mở cửa hàng ở các địa điểm cao cấp như sân bay, khách sạn và trung tâm mua sắm. Ông mở rộng sản xuất và bổ sung thêm các mặt hàng phụ kiện, nội thất. Ông chuyển phần lớn hoạt động sang Isan, gần với các trang trại dệt tơ lụa, nơi đất đai và các chi phí khác thấp hơn rất nhiều so với ở Bangkok. Lụa Thái có 1.600 hecta ở Isan, một trang trại mô hình hiện đại. Trong những năm gần đây, Bill chuyển giao nhiều công việc quan trọng cho Eric, 48 tuổi, con trai duy nhất của ông. Eric gia nhập công ty vào năm 1998, tập trung vào việc mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế. "Eric là tương lai, tôi chỉ là quá khứ" Bill nói. Ông bước sang tuổi 80 và vẫn hoạt động hàng ngày, mặc những bộ đồ cá tính. Duyên dáng, khiêm tốn, ông thể hiện sự hài hước của một người nông dân như xuất phát nguồn gốc của mình ở vùng đất nông nghiệp Tây Bắc Thái Bình Dương Yakima, Washington. Nhiều lần ông gợi ý rằng sự vươn lên của công ty là do may mắn thay vì kỹ năng hay khéo léo: "Tôi luôn nói, bạn phải may mắn hoặc thông minh. Tôi nghĩ là tôi may mắn."

Bill và con trai Eric tại Nhà lụa Jim Thompson

Trong quá khứ, sự trở về Bangkok của Bill với cương vị một thương gia lụa 24 tuổi là một thảm họa. Ông đã cạn kiệt tiền của mình một năm sau khi bắt đầu và phải trở về quê nhà trong thất bại. Ông tìm tới ngài Thompson để cố gắng bán chỗ cổ phiếu lụa còn lại. "Ai đó vừa rời công ty của anh ấy. Jim nói rằng tôi biết một chút tiếng Thái và hiểu về lụa nên đã thuê tôi cho vị trí đó" Bill nhớ lại. Phong cách của họ hoàn toàn khác nhau. "Tôi thấy Jim mỗi ngày. Đó là một công ty nhỏ, có lẽ là 50 người và chỉ có một vài người nước ngoài. Jim ở trên một tầng lớp cao hơn, anh ấy quen biết tất cả mọi người trong Hoàng Gia. Còn tôi thuộc về một đám đông hoàn toàn khác, bạn biết đó, chỉ là câu lạc bộ thể thao nào đó".

Showroom tại Germain, Paris

Ngay từ đầu, Thompson là một trong những “tên lửa” thúc đẩy lớn nhất của Thái Lan, hỗ trợ du lịch và các tổ chức từ thiện cộng đồng. Tất nhiên, Lụa Thái Lan sẽ phát triển mạnh nếu Thái Lan phát triển mạnh. Thời nay du khách đến thăm Nhà lụa Jim Thompson và xem quá trình kén biến thành lụa, dệt thành sản phẩm mà họ có thể mua ngay tại phòng trưng bày chỉ cách vài bước chân. Sau đó, họ tới dùng bữa tại một nhà hàng ẩm thực Thái trong cùng khuôn viên. Nhà hàng cũng có hai chi nhánh hoạt động nhượng quyền thương mại tại Nhật Bản, một chi nhánh tại Singapore và 6 cửa hàng khác trong nội địa.

Phòng trưng bày nội thất vải lụa Jim Thompson tại New York

Nhà lụa Jim Thompson tại Bangkok

Tầng trên là phòng trưng bày nghệ thuật, Thompson là một nhà sưu tập nghệ thuật và đồ cổ đầy nhiệt huyết từ khắp nơi tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, đây là những tác phẩm đương đại. Về phần Eric, ông đã thu thập nghệ thuật từ năm 1992 và có từ 250 đến 300 tác phẩm. Máu sưu tầm chảy sâu sắc trong truyền thống gia đình ông: người mẹ Thái của ông là một nhà sưu tập thời trang nổi tiếng, sau khi li dị với cha Eric, bà kết hôn với nhà sưu tập nghệ thuật người Pháp Jean Michel Beurdeley. "Đó như là một chứng nghiện", Eric nói và mỉm cười, "Nhưng là một chứng nghiện tốt". Hai năm trước, Eric và cha dượng Beurdeley mở Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Maiiam ở mảnh đất màu mỡ văn hoá Chiang Mai. Bên cạnh các tác phẩm từ bộ sưu tập gia đình, bảo tàng còn tổ chức các cuộc triển lãm của Thái Lan.

Một mối quan tâm ngay từ bước đầu khởi nghiệp của Thompson là về những thợ dệt truyền thống cuối cùng của Thái Lan. Ông tìm thấy một số người sống trong khu phố Ban Krua, vì vậy ông bắt đầu xây dựng công ty và ngôi nhà lụa của mình ở đó. Ông thuê thợ dệt và tặng họ cổ phần trong thương hiệu Lụa Thái, các gia đình dệt gốc tại đây hiện vẫn đang sở hữu hơn 5% cổ phần công ty. Thai Silk đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển, rất quan trọng đối với bất kỳ công ty nào về vải và thời trang mang tính nhạy cảm với xu hướng. Tuy nhiên trên thực tế, sự đầu tư mở rộng ấy cuối cùng quay trở lại về các trang trại, phần lớn dành cho sâu. Những loài sâu được nhân giống để dễ dàng hơn trong việc nuôi và sản xuất sợi tơ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng cao. Các sản phẩm đắt tiền nhất thường được làm bằng tay. "Bạn có thể cảm nhận được kết cấu và quá trình hình thành trong mọi sản phẩm", Eric nói. Trong chuyến viếng thăm Isan, Tamrong Sawatwarakul, giám đốc sản xuất công ty tơ lụa, cho tôi xem trang trại Jim Thompson và các cơ sở sản xuất cách đó nửa giờ. Một khu phức hợp rộng lớn, với cơ sở vật chất và máy móc được bổ sung khi công ty mở rộng sang các thị trường mới, đặc biệt là công nghệ in phức tạp hơn.

Tuy nhiên, công ty chỉ chiếm một vị trí nhỏ trong thị trường tơ lụa thế giới. Trung Quốc đã thống trị ngành buôn bán lụa trong nhiều thế kỷ. Bill ước tính rằng 90% sản lượng đến từ Trung Quốc, với Ấn Độ là 5%, trong khi đó Lụa Thái Lan có thể chỉ chiếm 1%.  "Đó là lý do tại sao những gì chúng tôi đang làm bây giờ là rất quan trọng. Chúng tôi thực sự phải đẩy mạnh quá trình này, vị trí của chúng tôi phải được đặt ở cấp độ sang trọng và khác biệt. Đó là cách duy nhất để thành công vượt ra ngoài Thái Lan". Trong 5 năm tới, công ty sẽ bổ sung thêm các cửa hàng ở Paris, London, Hong Kong, Singapore và Thượng Hải. Một cửa hàng tại New York được mở cửa vào cuối năm ngoái, phục vụ cho phần lớn các kiến ​​trúc sư và các nhà thiết kế nội thất. Eric di chuyển thường xuyên giữa các nước nhằm đẩy mạnh kinh doanh, cung cấp vải cho các nhà thiết kế và phân phối trong các cửa hàng bách hóa. Các nhà hàng ẩm thực Jim Thompson cũng sẽ tiếp tục được mở rộng trên toàn cầu.

Phòng trưng bày tại London

Nó có thành công không ư? Thương hiệu Thái Lan Harnn và Thann trước đó đã mở rộng ra nước ngoài. Cả hai đều sản xuất kem dưỡng nhưng lại không có bất kỳ câu chuyện vinh quang thực sự. Tuy nhiên, Jim Thompson là một thương hiệu mạnh từ nguồn gốc. Catherine Monthienvichienchai, giám đốc chiến lược của chuyên gia xây dựng thương hiệu QUO tại Bangkok cho biết: "Họ có những sản phẩm tuyệt vời, một lịch sử đáng nhớ về sự ra đời và phát triển của họ, nhất là câu chuyện về người sáng lập”. Bill quả quyết rằng những gì Jim Thompson đang có là sự tiếp nối từ 70 năm trước, cho thế giới thấy được ánh sáng của lụa Thái Lan: “DNA của Jim nằm trong mọi thứ chúng tôi làm”.

Bài dịch Chi Hoàng - Nguồn forbes.com

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

 

 

 

Olafur Eliasson, nghệ thuật của không gian

Olafur Eliasson, nghệ thuật của không gian

Art I Design_Study Olafur Eliasson là một nghệ sĩ người Iceland - Đan Mạch được biết đến với nghệ thuật sắp đặt điêu khắc có quy mô lớn sử dụng các nguyên liệu cơ bản như ánh sáng, nước và nhiệt độ không khí để nâng cao trải nghiệm của người xem

Phần 2: Bước đầu của một giám tuyển nghệ thuật

Phần 2: Bước đầu của một giám tuyển nghệ thuật

Art I Design_Study Về cơ bản, bạn có thể trả lời rằng một giám tuyển nghệ thuật có trách nhiệm trông nom một bộ sưu tập hội họa và tổ chức các buổi triển lãm. Nhưng nếu bạn bị kẹt ở trên một chuyến bay đêm dài 42 tiếng, đây là một bối cảnh mà bạn có thể dùng để mô tả về nghề này.

5 điều bạn chưa biết về chủ nghĩa siêu thực

5 điều bạn chưa biết về chủ nghĩa siêu thực

Art I Design_Study Chủ nghĩa Siêu thực không phải là một phong cách - mà là một trạng thái của tâm trí. Nó muốn lật đổ thực tế, để tìm thấy điều kỳ lạ trong cuộc sống hàng ngày; để khai thác những mong muốn vô thức của chúng ta và mang lại những giấc mơ cho cuộc sống. Và đối với nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới, đó là một cách để thách thức quyền lực và tưởng tượng về một thế giới mới.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us