Họa sĩ minh họa Monica cùng các tác phẩm trong bộ phim của Anderson
Art I Design_Study Monica Garwood lớn lên tại Marin County, Bắc California và mẹ của cô cũng là một họa sĩ, cô tốt nghiệp ở trường đại học California College of Art với tấm bằng cử nhân nghệ thuật (BFA) về tranh minh họa. Kể từ lúc đó, cô cũng đã vẽ khá nhiều tranh chân dung, cô ấy giải thích : "Tôi không hướng đến trường phái chủ nghĩa hiện thực, nhưng việc ý tưởng hóa sẽ được lược bớt dựa trên thị giác của mỗi người”.
Ngoài ra cô còn tự học viết thư pháp. Nét cọ mà mỗi khi cô vẽ mềm mại và bay bổng, cảm xúc trong những tác phẩm của cô chưa bao giờ ngừng cháy bỏng trong tim của chính mình. Năm 2015 vào mùa hè, có buổi triển lãm Spoke Art mang tên “Bad Dads”, buổi triễn lãm ấy chỉ trưng bày những tác phẩm ảnh hưởng từ đạo diễn Wes Anderson, các bức tranh minh họa của cô mang tên "Wes's Woman" cực kỳ quyến rũ và tinh tế, chiếm vị trí tâm điểm trong thế giới đầy màu sắc của phụ nữ. Garwood chia sẻ với trang I-D về các cô ấy tiếp cận làm sao để vẽ những gương mặt của người nổi tiếng, sự lôi cuốn của những nhân vật chưa hoàn mỹ và tình cảm mà cô dành cho nữ diễn viên Frances McDormand trong vai Laura Bishop trong phim Moonrise Kingdom.
Những gian nan nào diễn ra khi cô bắt đầu trở thành họa sĩ minh họa ? Làm thế nào cô duy trì tập trung vào công việc nghệ thuật ?
Mẹ tôi là một họa sĩ, ngoài ra bà còn làm về in ấn. Vì vậy tôi lớn lên với nhiều dự án nghệ thuật và bắt đầu sự nghiệp rất sớm. Ở trường chúng tôi có rất nhiều dự án nghệ thuật và tôi được tiếp xúc với rất nhiều nghệ thuật lịch sử, tôi luôn tạo ra nội dung cho các bức tranh mỗi khi tôi vẽ, điều đó khiến tôi bị thu hút bởi nghệ thuật tranh minh họa lúc nào không hay.
Monica khá là tập trung vào thể loại nghệ thuật văn hóa đại chúng theo nhiều hình thức khác nhau, như nhân vật Amelié trong phim cùng tên hay những cô ca sĩ, điều này không đề cập đến các tác phẩm của cô tại buổi triễn lãm " Bad Dads ". Vậy văn hóa đại chúng đã truyền cảm hứng cho cô như thế nào và cả cảm hứng cho công việc của Monica như thế nào ?
Tôi yêu những bức tranh chân dung, dù cho nó có là những bức tranh không nổi tiếng đi chăng nữa tôi cũng không quan tâm, nhưng nó thêm chút cảm hứng cho những bức tranh về những hình tượng văn hóa đại chúng mà tôi mến mộ. Điều làm tôi yêu thích là cố gắng nắm bắt thần thái của đối tượng và truyền tải vào bức tranh, nắm bắt rõ các đặc điểm của đối tượng theo cách nhìn của tôi hay của mỗi người sẽ khiến cho bức tranh thêm phần độc đáo. Tôi không hoàn toàn đi theo chủ nghĩa hiện thực chỉ là một phần nào thôi, nhưng tôi tóm tắt những điểm đặc biệt, thần thái riêng mà đối tượng tôi vẽ có được.
Bức tranh chân dung mà Monica vẽ người phụ nữ trong phim của đạo diễn Wes Anderson thật đẹp tuyệt vời, có phải cô thấy một phần của chính mình đâu đó trong nhân vật ?
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Thực sự mà nói thì tôi đã có được một bức tranh độc đáo và khi tôi bắt tay vào vẽ thì nhân vật yêu thích của tôi cũng có thay đổi chút ít. Tôi thấy một phần chính mình trong nhân vật Agatha ( trong bộ phim The Grand Budapest Hotel ) và tôi cũng yêu cả nhân vật Laura Bishop vụng về và lúng túng do Frances McDormand thủ vai, tôi ngưỡng mộ cô diễn viên này và tất cả các nhân vật mà cô đã từng đóng, từ trang phục đến mái tóc rối bời cho đến các khuyết điểm ở nhân vật cô chọn.
Bộ phim nào của Wes Anderson mà cô yêu thích ?
Đó chính là Darjeeling Limited. Bộ phim ấy lột tả những cảm xúc, nỗi thất vọng theo một cách thực tế và những thước phim tuyệt đẹp mà tôi được chiêm ngưỡng.
Monica tiếp cận như thế nào để có được những bản phác họa dựa trên các nhân vật ? do cô nghiên cứu, xem phim lại một lần nữa, nhìn qua các tấm ảnh, hay là tự do vẽ mà có được vậy ?
Khi tôi vẽ một ai đó và làm sao để có được các đặc điểm nhận dạng, tôi đã lục tung và tìm kiếm các tài liệu kham khảo, từ các cảnh của nhân vật trong phim cho đến ảnh ngoài đời của người đó, kết hợp cùng với tài liệu kham khảo tôi giảm đi các bản chất mà tôi thấy họ mà tôi vẽ ở các tấm ảnh chụp họ, thay vì vẽ họ qua các tấm ảnh, tôi phác thảo lại và tô màu khi tôi thấy được sự tương đồng giữa người thật và tranh vẽ.
Trọng tâm của Monica là các nhân vật nữ trong phim của Wes Anderson với sức mạnh và quyền năng của phụ nữ trong phim của anh ấy. Riêng đại diện hình ảnh phụ nữ là đặc biệt quan trọng đối với Monica ?
Tôi nghĩ Anderson không có mục đích tuyển nữ giới lấy đó làm hình ảnh chính, anh ấy thực sự muốn sự cân bằng cho tất cả các nhân vật của anh ấy, cả nam lẫn nữ đều là những hình ảnh sâu sắc mà bạn thấy được qua bộ phim.Tôi không nhất thiết nghĩ rằng phụ nữ không được đại diện nhiều trong giới truyền thông, nhưng tôi lại nghĩ rằng hiếm khi phụ nữ có được cái nhìn đa chiều như cánh mày râu. Vì vậy, tôi muốn làm nổi bật tất cả những nhân vật siêu độc đáo mà Wes đã tạo ra bởi vì tôi nghĩ bạn có thể nhìn vào bất kỳ ai trong số họ và có một nhân vật đầy đủ ở đó với những lỗi lầm, nhược điểm, những thói hư tật xấu và ý nghĩa của cốt truyện.
Một phần của buổi triễn lãm " Bad Dads " những tác phẩm được in theo mực của Ấn Độ, Monica có chủ yếu sử dụng chất liệu này hay có thay đổi chúng ?
Tôi thấy mình giống người vẽ tranh hơn là họa sĩ và tôi cũng yêu thích các công nghệ chuyển đổi như mực hay màu nước tôi có thể làm việc từ sáng đến tối, tôi nghĩ đó là cách làm cho tờ giấy trắng trở nên bừng sáng.
Monica viết báo bằng tay - thế điều đó đã xảy đến như thế nào ?
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có một chuyến đi thực tập tại nhà xuất bản Penguin Books ở New York, chỉ 2 ngày 1 tuần thôi vì vậy tôi dành thời gian cho những ngày nghỉ để học viết thư pháp. Tôi học chính quy để viết ra các kịch bản chữ viết tay bằng ngòi bút chỉ có ở bút bơm mực, cũng chính vì vậy khi tôi sử dụng đầu cọ nét bút của tôi trở nên mềm mại. Khi các giám đốc nghệ thuật thấy tôi có thể viết bằng tay, đôi khi họ yêu cầu tôi viết tay cũng như để đi kèm với một bức tranh minh hoạ, hoặc chỉ riêng cho riêng vấn đề viết tay thôi .
Vậy tiếp theo Monica sẽ làm gì ?
Hôm nay tôi đang vẽ tấm poster cho ban nhạc Jazz tại Yukon ở Canada, ngày mai nữa thì tôi vẽ tranh chân dung cho hiệp hội nhân đạo của CLB Rotary, và ngày thứ hai thì tôi làm công việc freelance vẽ những mẫu vải in cho một công ty may mặc.
Dịch Angie Le - Fashionnet sử dụng nguồn tin : i-d.vice.com
________________________________________________
Art Design Center
vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \
Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)
30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.
HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.