Burn-out: Kiệt sức trong sáng tạo
Opinion Kiệt sức trong sáng tạo là vấn đề thường xuyên xảy ra với tất cả chúng ta. Cho dù đó là công việc full-time hay nghề tay trái, nếu bạn phụ thuộc quá nhiều vào khả năng sáng tạo của mình để thành công, thì lúc này hay lúc khác, chính nó sẽ khiến bạn thất vọng.
Mặc dù vậy, không ai muốn nói về sự kiệt sức cả, điều đó khiến cho chúng ta dễ cảm thấy hối tiếc và dẫn đến nhiều kết quả không mong muốn. Nhưng khi ta quyết định chia sẻ những khó khăn, tình huống, trở ngại của mình cho ai đó, nó thường rất khó để bắt đầu cuộc trò chuyện, chính vì vậy, mọi thứ càng trở nên căng thẳng tột độ.
“Tôi có quá nhiều ý tưởng để thực thi, nhưng tôi không cảm thấy an toàn về nó, và tôi không biết nên triển khai như thế nào, điều đó khiến tôi mệt mỏi.”
Để tôi nói cho bạn nghe một sự thật: TẤT CẢ CHÚNG TA KHÔNG KIỆT SỨC VỀ THỂ CHẤT, MÀ LÀ SÁNG TẠO.
Dù bạn là nghệ sĩ, nhà văn, nhà tiếp thị, điêu khắc hay một doanh nhân, thành công của bạn không liên quan gì đến việc bạn có bị kiệt sức hay không mà nó được thể hiện qua cách bạn khéo léo xử lý chúng như thế nào.
Có thể rất nhiều người rơi vào trạng thái "burn-out" nhưng họ lại nghĩ rằng đó là khó khăn trước mắt và vì vậy họ không muốn bỏ cuộc. Vậy làm thế nào mà họ suy nghĩ được như vậy?
"Burn-out" nghĩa là làm việc gì nhiều đến mức không còn đam mê, không còn niềm tin vào nó nữa, không cảm thấy có sự cảm thông hay nhiệt huyết để hoàn thành công việc nữa, đồng thời dẫn đến kiệt sức về mặt thể chất nếu căng thẳng trong công việc kéo dài triền miên.
Thống trị ngọn lửa đam mê
Những người rất thành công, hóa ra, lại không khác nhiều so với những người còn lại. Họ có cùng số lượng công việc, và cũng trải qua những cuộc đấu tranh tâm lý căng thẳng tương tự. Tuy nhiên, cách họ xử lý các cuộc xung đột bên trong mình là động lực thôi thúc họ trở nên mạnh mẽ hơn và ít sợ hãi hơn so với đám đông còn lại.
Tìm ra món quà thật sự của việc cố gắng
Cảm thấy bất lực và kiệt sức dễ khiến ta trở nên bực bội, và không còn tin vào những kết quả thành công.
Những người thành công rất xem trọng những cuộc đấu tranh tâm lí của mình, bao gồm cả việc cảm thấy kiệt sức, bởi họ xem đó là cơ hội để phát triển. Họ nhận ra rằng nếu bản thân có thể vượt qua trạng thái burn-out, thì hoàn toàn có thể kiểm soát được mọi việc.
Suy nghĩ tích cực dễ dàng đưa chúng ta trở lại quỹ đạo sống ban đầu. Việc cố gắng tìm lại giá trị trong công việc, đó là yếu tố đầu tiên kéo động lực, cảm hứng và sự cảm thông để tiếp tục làm việc.
Tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi “tại sao”
Hiểu nguyên nhân gốc rễ của sự kiệt sức trong sáng tạo có thể giúp vượt qua cả chặng đường dài để hướng đến các giải pháp khả thi. Ví dụ, bạn nên có chừng mực hơn trong việc quản lý thời gian công việc thay vì cố gắng làm quá giờ.
Xác định được chúng rất cần thiết, bởi từ đó, bạn mới có thể xây dựng một kế hoạch tốt hơn và tiến lên phía trước.
Hãy tìm sự cân bằng giữa môi trường làm việc để có thể phát triển bền vững trên mảnh đất đời sống của mình. Có như vậy thì bạn mới kiểm soát được trạng thái burn-out.
Brainstorm những giải pháp
Khi bạn hiểu được nguyên nhân đằng sau sự kiệt sức của mình, bạn có thể bắt đầu tìm ra cách để quản lý nó.
Cơ thể bạn sẽ cần nghỉ ngơi một chút sau những giờ làm việc căng thẳng. “Lùi một bước để tiến hai bước". Một chuyến tham quan ngoài trời hoặc du lịch cuối tuần có thể là những gì bạn cần để thiết lập lại bộ não sáng tạo của mình.
Những người thành công sẽ hiểu được rằng họ đang kiểm soát số phận của mình. Có thể họ rơi vào trạng thái burn-out một thời gian, nhưng họ biết rằng đó chỉ là trở ngại tạm thời.
Tập trung vào quá trình
Khi sáng tạo dần trở thành công việc của bạn, thật khó để nhớ về khoảng thời gian bạn sử dụng nó chỉ để giải trí.
Những người thành công sẽ hiểu rằng, việc dành 100% thời gian cho sáng tạo là điều điên rồ. Để tránh kiệt sức, bạn phải quan tâm đến cả quá trình hoạt động của mình.
Một ví dụ điển hình như ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc, việc các ngôi sao nổi tiếng luôn đối mặt với áp lực và thường xuyên hứng chịu nhiều chỉ trích dường như ngày càng tăng. Căng thẳng, lo lắng vì áp lực là phản ứng tâm lý tự nhiên giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc và phát triển bản thân. Nhưng nếu không biết cách cân bằng tâm lý thì thay vì được thúc đẩy, chúng ta sẽ bị những suy nghĩ tiêu cực đó đè ép. Điều đó dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc.
Rèn luyện lòng tự trắc ẩn cũng là một điều thiết yếu trong quá trình phát triển của mỗi người. Chỉ khi bạn hiểu được bản thân, biết cách đối xử tốt với bản thân khi đối mặt với tiêu cực, cho phép bản thân phạm sai lầm, thì bạn mới có thể học hỏi và tiến bộ.
Hãy thử làm một cái gì đó vì niềm vui nó mang lại.
Nhà tâm lý học tích cực Martin Seligman, nói rằng tất cả chúng ta đều cần 5 yếu tố thiết yếu trong cuộc sống để trải nghiệm hạnh phúc. Những yếu tố này là những cảm xúc tích cực, sự tham gia, những mối quan hệ tích cực, ý nghĩa và thành tích – được mô tả trong Mô hình PERMA của ông. Bạn hãy sử dụng mô hình này để tìm ra các yếu tố còn thiếu và suy ngẫm về những gì bạn có thể làm để đưa chúng vào cuộc sống của bạn.
Quan điểm sống tạo nên sự khác biệt.
Dù bạn thuộc lĩnh vực sáng tạo nào, đôi khi, tất cả chúng ta sẽ kiệt sức.
Thay đổi quan điểm của mình và dựa vào trải nghiệm cá nhân là một cách hay để khôi phục nguồn đam mê và trở về trạng thái cân bằng. Nếu không thể thay đổi mọi thứ ngay tức thì để cảm thấy dễ chịu hơn, hãy từng bước tạo ra những thay đổi nhỏ lẻ trong sinh hoạt hằng ngày.
Nguồn Medium.com - Bài Chip Phan
FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088