Mạng xã hội và xu hướng lãng mạn hoá các bệnh tâm lí
Opinion Có thể thấy, các phương tiện truyền thông như Instagram, Tumblr,... đang dần định nghĩa lại các căn bệnh tâm lý của xã hội với bằng việc tạo ra ‘beautiful sufferings’ - ‘Những nỗi buồn đẹp đẽ’, gây ra nhiều sự nhầm lẫn về bản chất cũng như mối nguy hại của nó.
Không có gì lạ khi trong xã hội vẫn có một số sự kỳ thị đối với các bệnh nhân gặp phải vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần. Bởi vì nhiều người không thể hiểu và đồng cảm với những người đang phải vật lộn với vô vàn triệu chứng rối loạn khác nhau, nên rất khó để giúp đỡ. Nhiều người không tin rằng trầm cảm và các triệu chứng rối loạn liên quan đến tâm lý cũng quan trọng như việc điều trị thương tích hoặc bệnh tật.
“Nếu bạn bị gãy chân, bạn cần đi khám bác sĩ. Nếu bạn đang phải vật lộn với chứng trầm cảm, bạn cũng cần làm điều tương tự.”
Nếu như những năm 1950 hay 1970, niềm vui thống trị trong âm nhạc đại chúng thì đến thế kỷ 21, lời các ca khúc lại phủ đầy những nỗi phiền muộn, sợ hãi, lãng mạn hóa các căn bệnh tâm lí. Sự phát triển của thể loại nhạc này đã tạo ra một vấn đề lớn trong cộng đồng những người hâm mộ, như vô tình khuyến khích giới trẻ tự hoại (self-harm) và tự tử, dẫn đến sự hiểu nhầm trong cách truyền đạt tư tưởng.
Billie Eilish, tài năng trẻ sinh năm 2001, hiện đang là một trong những cái tên gây chú ý nhất làng nhạc Pop với 4 giải thưởng lớn nhất tại lễ trao giải Grammy 2020, nhưng âm nhạc của cô không ít lần vấp phải chỉ trích bởi đã vẽ nên chân dung của trầm cảm nói riêng và bệnh tâm lý nói chung. Trước Billie, Lana Del Rey cũng từng gây tranh cãi trước những phát ngôn về lãng mạn hóa cái chết, đồng thời chống lại trào lưu nữ quyền.
Theo Tổ chức Jason Foundation, tự tử là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 18 tính đến năm 2015.
Tumblr, một trang truyền thông xã hội cho phép người dùng viết blog và thể hiện bản thân, thường có nhiều bài viết về các căn bệnh tâm lý. Cho dù những blogger này có thể có ý định tốt, muốn bày tỏ suy nghĩ và chia sẻ về đấu tranh tâm lý bên trong của mình với các căn bệnh đấy, nhưng những meme này thực sự vô cùng đáng lo ngại. Điều này dẫn đến sự mô tả thiếu sót về bản chất của những ‘căn bệnh tâm lý'.
Trong số hơn 140 triệu blog của Tumblr, cộng đồng mạng được hình thành với chủ đề xã hội cụ thể: âm nhạc, thời trang, nhiếp ảnh và cả các loại rối loạn. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những bức ảnh được chỉnh đen trắng, hình ảnh người phụ nữ tiều tụy bí ẩn nhìn xa xăm, bài post chia sẻ về cảm giác buồn bã và chán nản,... Tất cả đều dễ dàng tìm kiếm qua các hashtag khác nhau, những bức ảnh như thế này nhận đến hàng nghìn lượt thích và chia sẻ. Từ đó, sự rối loạn tâm lý khoác cho mình một tấm áo mới: đẹp và ngầu.
Do đó, nó kéo theo việc một số người được chẩn đoán bệnh và cả người không được chẩn đoán bệnh dễ bị thu hút qua phương tiện internet rộng lớn, nơi họ tiếp cận những người ‘cùng thuyền’ - những người đang có vấn đề tâm lý mà họ cảm thấy mình cũng có điểm tương đồng. “Nếu bạn muốn cảm thấy mình đặc biệt, hãy nuôi dưỡng cá tính của mình, đừng đem những vấn đề tâm lý ra làm công cụ để thu hút sự quan tâm của người khác.”
Ranh giới mỏng manh giữa việc lãng mạn hóa bệnh tâm lý và những trường hợp mắc bệnh tâm lý thực sự khiến chúng ta nghĩ sai về một người. Những nỗi buồn kia, xét cho cùng, đang khiến cho các rối loạn tâm lý không được công nhận, vô hình chung, khiến những người mắc bệnh thực sự cảm thấy vô vọng vì không ai có thể hiểu và chia sẻ với họ.
Bạn phải hiểu được rằng: Lãng mạn hóa các vấn đề về tâm lý sẽ duy trì và kéo dài những dấu hiệu của các bệnh tâm lý. Không có gì đẹp hay thơ mộng về bệnh tâm thần. Không có gì nghệ thuật hay quyến rũ về việc tự làm hại mình.
Mặc dù bệnh tâm lý nên được đưa vào các cuộc thảo luận bình thường trong xã hội, nhưng chủ đề này phải được thực hiện nghiêm túc. VÀ NÓ KHÔNG HỀ LÃNG MẠN. Nó không đẹp, nó không hợp thời trang,và cũng chẳng mơ mộng hão huyền. Đừng xem nhẹ và biến chúng thành các bức ảnh, những áng văn “nghệ” trên những trang mạng dành cho giới trẻ.
Nó là vấn đề nên được nói đến nhiều hơn, chia sẻ một cách tích cực nhất, ở trường học và xã hội. Bạn phải cho mọi người thấy việc vật lộn với các căn bệnh như vậy rất đau đớn.
Mạng xã hội tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn. Bởi đó là nơi tất cả mọi người đang tiếp cận và sử dụng, vì vậy, nếu bạn là người có sức ảnh hưởng, hãy hiểu rằng, bạn chính là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Mọi nguồn năng lượng của bạn, từ phong cách sống đến cách bạn thể hiện trên phương tiện truyền thông, họ sẽ nhìn nhận như một “hình mẫu lí tưởng" để theo đuổi. Không thể phủ nhận việc đưa các vấn đề tâm lý lên mạng xã hội dần giúp cho mọi người hiểu hơn về nó, tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận chúng với một thái độ đúng đắn hơn. Thay vì lên án bất kỳ bức ảnh, bài hát nào, trước tiên chúng ta nên có cái nhìn khách quan để rồi trò chuyện, tiếp xúc để hiểu và giúp đỡ họ.
Nguồn Tổng hợp - Bài Chip Phan
Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, học tư duy sáng tạo, để đổi mới, hiểu biết và tự do. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM
Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.