288
15 Tháng 05 8:30 pm

Anthony Hopkins - tôi đang đóng vai chính bản thân mình

 ‘Tôi không cần diễn’, Anthony Hopkins trả lời phỏng vấn về vai diễn trong The Father đoạt giải Oscar 2021 hạng mục 'Nam diễn viên chính xuất sắc nhất'. Đây là lần đoạt giải thứ 2 sau vai diễn Hannibal để đời của ông trong bộ phim 'Silence of the lamb'.

Anthony Hopkins là một trong những diễn viên điện ảnh gạo cội nhất ngày nay. Trong sự nghiệp của mình, ông đã góp mặt trong hàng chục bộ phim lớn nhỏ, từ những vai diễn tâm lí phức tạp như Hannibal (The Silence of the Lambs), Ford (Westworld), Vua Lear (King Lear) cho đến những vai mà ông tự đánh giá là ‘không cần diễn xuất’ như Odin trong Thor (2011). Hiện nay, ở độ tuổi ngoài 80, ông vẫn diễn xuất sắc những vai người già có nội tâm phức tạp như Giáo hoàng Benedict (The Two Popes) và gần đây nhất là người bố trong The Father.

The Father kể về một ông lão 80 tuổi phải vật lộn với căn bệnh mất trí ở thời khắc gần đất xa trời. Có thể nói đây là vai diễn vô cùng phức tạp, đòi hỏi người diễn viên phải khắc họa những diễn biến nội tâm quyết liệt, sâu sắc và cảm xúc. Trước hết là sự cố chấp, hoài nghi, phủ nhận ảnh hưởng của căn bệnh lên con người mình; tiếp sau đó là sự phẫn nộ, nỗ lực đấu tranh giữ lại những mảng trí nhớ rời rạc còn tồn đọng lại trong tâm trí; và cuối cùng là vỡ òa, gục ngã, chấp nhận sự yếu đuối của cơ thể trước những vấn đề về cảm xúc, tinh thần. Và quả thật, đối với một người chưa từng có trải nghiệm trực tiếp, gần gũi nào đối với căn bệnh mất trí (Hopkins chia sẻ mình chỉ biết về một người bị mất trí là bố rể của bạn ông), diễn xuất của ông hoàn toàn xứng đáng với giải thưởng danh giá nhất của người diễn viên.

Không cần phải "diễn"

Tuy vậy, sau khi đoạt giải Oscar, ông chia sẻ với cánh tin tức rằng thật sự ông không cần phải diễn trong bộ phim, thậm chí không cần thiết. Hopkins trả lời tờ The Newyorker: “Nếu bạn tuân theo một kịch bản xuất sắc, ngôn ngữ chính là bản đồ chỉ đường, nên bạn không cần diễn.” Trên tờ Screen Daily, ông chia sẻ thêm: “Tôi không cần phải tỏ ra già nua. Tôi già rồi. Thực chất tôi đang đóng vai chính bản thân mình. Suy cho cùng, đó chính là diễn xuất.”

Natalie Portman, một hậu bối của Anthony Hopkins, từng nói rằng: "Công việc của một diễn viên là sự thấu cảm". Sự thấu cảm, không gì khác, là năng lực lớn nhất của một diễn viên, để nhìn nhận nhân vật của mình không phải một kẻ xa lạ, mà là một kẻ như mình, có yếu nhược, có lầm lẫn, có mầm mống của cái xấu, và trong nhiều trường hợp, không có khả năng để tự cứu chuộc. 

Thực chất, phong cách ‘diễn như không diễn’ này đã gắn liền với Anthony Hopkins từ lâu. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1993, ông chia sẻ: “Trước khi diễn, tôi có thể đọc đi đọc lại kịch bản đến hơn 200 lần, cho tới khi đoạn hội thoại thực sự được khắc sâu vào bộ não của ông. Sau đó ông ngừng lại, ‘tiêu hóa’ đoạn hội thoại để khi bước lên trường quay, ông chỉ ‘thư giãn và để nhân vật trong kịch bản thể hiện bản thân thông qua cơ thể tôi”

Việc hòa nhập với nhân vật trong kịch bản mang nét tương đồng với cách diễn method acting phổ biến ở các diễn viên tại Mĩ, tuy nhiên, Hopkins phủ định rằng bản thân không theo đuổi nó. Tuy nhiên, ông cũng không bác bỏ phương pháp này, mà chỉ khuyên các diễn viên trẻ rằng “Diễn một cách đơn giản, thoải mái, và hiểu rõ lời thoại của mình. Một khi đã đóng khung lời thoại trong tâm trí thì việc bước lên trường quay cũng chỉ giống như việc lái xe hơi sau hàng năm trời luyện tập. Nhân vật sẽ tự động thể hiện chính mình.”

Hopkins luôn tận hưởng quá trình diễn của mình. Ông từng chia sẻ với tờ GQ về quá trình sản xuất bộ phim The Father: “Tôi từng hỏi bạn diễn Olivia, “Họ thực sự trả tiền cho chúng ta để làm điều mình thích sao?” Đôi khi ông cũng khuyên các diễn viên trẻ điều tương tự: “Cứ làm đi, ngừng việc phân tích lại, hãy cứ bắt tay vào làm thôi. Tận hưởng nó. Bạn có thể làm được, hoặc cũng có thể không. Nếu không thể thì cũng không quan trọng gì. Đến cuối đời cũng đâu còn ai quan tâm nữa?” 

Sự hạnh phúc có nằm trên đỉnh danh vọng?

Tuy nhiều người coi Anthony Hopkins đã đạt đến đỉnh danh vọng của một người diễn viên, nhưng bản thân ông chưa bao giờ xem trọng cái ‘đỉnh cao’ đó. Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay  Hopkins cũng bày tỏ những lo ngại xung quanh hình dung về danh tiếng của một số diễn viên trẻ: "Tôi đã gặp những người trẻ, họ thích trở thành diễn viên nổi tiếng, tôi nói với họ rằng, khi cháu leo lên tới ngọn cây cao nhất, cháu sẽ biết rằng hóa ra trên đó cũng chẳng có gì đâu. Có rất nhiều hình dung ngớ ngẩn, được tạo nên bởi những sự dối trá, phỉnh phờ. Hãy học cách chấp nhận cuộc sống như nó vốn thế, cứ sống đơn giản thôi, trước hết, hãy biết ơn vì mình được sống trên đời".

“Tôi luôn tự nói với chính mình: Không có gì để thắng, không có gì để chứng tỏ, không có gì để đạt được, không có gì để mất đi, không lo lắng, bởi vì không có gì đáng kể” - Anthony Hopkins trả lời tờ GQ

Hopkins cũng chia sẻ về tuổi trẻ của mình trên tờ GQ “Khi tôi còn trẻ, tôi đầy tham vọng và luôn muốn thành công. Và tôi nghĩ như vậy cũng không có vấn đề gì. Còn bây giờ, tôi có thể thong thả nói rằng, ‘Cuộc sống của tôi thật tuyệt vời, tôi đã rất may mắn và cũng đã đạt đến những vị trí tôi chưa bao giờ nghĩ đến.’ Chính vì vậy nên tôi có thể thư giãn bản thân mà nói rằng: ‘Anh bạn hãy cứ làm hết sức mình, làm những gì có thể, nhưng luôn nhớ rằng mọi chuyện cũng không có gì to tát đâu, bởi vì dù gì tất cả chúng ta rồi cũng sẽ chết.’ [cười lớn] Đó là sự thật. Thập kỉ vừa qua đã giúp tôi hiểu được rằng: ‘Hãy cứ thư giãn, bắt tay vào hoàn thành công việc của mình và tận hưởng mọi trải nghiệm nó mang lại. Nếu họ muốn bạn làm việc, hãy cứ làm thôi, học thuộc kịch bản, bước lên phim trường, và đừng quên tận hưởng niềm vui suốt quá trình đó - đừng coi những việc này quá nghiêm túc làm gì.’

Ngoài diễn xuất, trong đời sống hằng ngày, ông cũng nhận được vô số lời khen ngợi trên mạng xã hội vì thông điệp đầy cảm hứng kỷ niệm 45 năm cai rượu của mình. Cụ thể, trong một video được đăng trên Twitter, ông chia sẻ về quá khứ đấu tranh với chứng nghiện rượu và cách thay đổi cuộc sống: "Tôi chỉ đơn thuần nhận ra rằng bản thân đang đứng trước thảm họa, và điều đó khiến tôi thay đổi”.

Có lẽ, điều đáng kính nhất ở người diễn viên tuổi 83 là ông vẫn nói ông không biết gì hết. Ông đã diễn bao nhiêu thiên tài hay chí ít là những nhân vật trọng yếu trong lịch sử, và ông nói ông không biết gì hết. “Tôi không biết nhiều về nghệ thuật. Không hề. Thực chất tôi không biết bất cứ điều gì, thành thật chia sẻ với bạn. Tôi giả vờ rằng tôi biết, mà bạn biết đấy, tất cả chúng ta đều đang giờ vờ rằng mình biết điều gì đó. Tôi không có bất kì manh mối gì về hầu hết mọi thứ. Thật sự là vậy. Tôi còn không thể dùng máy tính của mình. Tôi không biết nhiều đến thế đâu.”

 
Nguồn tham khảo:
https://zingnews.vn/the-father-ai-cung-so-chet-post1202526.html
https://zingnews.vn/anthony-hopkins-tu-ten-sat-nhan-mau-lanh-toi-nguoi-cha-gia-mat-tri-post1209123.html
https://www.theringer.com/movies/2021/4/15/2234157/anthony-hopkins-best-actor-the-father?fbclid=IwAR0A1bvFyQOtREDrOkLSNPmnw0km94W6PSh_Ve2ugmFSsHqYlTxYEk_kriQ
https://www.gq.com/story/anthony-hopkins-happiness?fbclid=IwAR2S8chELUJh8VxqdDV-q6CsgdEjDO_bV-tjwGjWwFBzmwjDHTAF-EIviZ0
http://antgct.cand.com.vn/Khoa-hoc-Van-Minh/Anthony-Hopkins-Nguoi-bac-cau-den-Mat-toi-cua-trang-640827/

Bài Chip Phan

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Movies Memoryland (Miền Ký ức) là một bộ phim Việt Nam được chiếu 6 suất ở Liên hoan phim Berlin và được mời tham dự chiếu ở MOMA. Được đạo diễn bởi Bùi Kim Quy, cách bộ phim khai thác các nghi thức tang lễ truyền thống đã thể hiện mối quan hệ cần thiết nhưng đôi khi cũng mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

Movies Những thước phim kịch tính và đầy “drama” luôn có một sức hút khó cưỡng, đặc biệt khi lấy bối cảnh thế giới thời trang xa xỉ. Những cái tôi cao vút trời, những tham vọng vô đáy, sự ghen ghét, đố kị hay những cái chết bí ẩn là những chủ đề càng trở nên hấp dẫn hơn khi đi kèm với những khoảnh khắc thời trang kinh điển


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us