288
27 Tháng 05 3:38 pm

Eadweard Muybridge - Cha đẻ nền văn hoá thị giác Điện ảnh

 Với công việc tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh tĩnh theo chuỗi chuyển động, Eadweard Muybridge được biết đến với biệt danh "Cha đẻ của Điện ảnh ." Chính ông đã phát triển ra một loại kính mang tên 'zoopraxiscope', thiết bị công nghệ đầu tiên dùng để chiếu hình ảnh chuyển động.

Eadweard Muybridge (1830-1904), một bậc thầy về chuyển động và đứng yên trong nhiếp ảnh, đã ghi nhiều dấu ấn vào lịch sử nghệ thuật thế giới. Ông rất nổi tiếng với việc sử dụng rất nhiều máy ảnh để chụp lại từng chuyển động nhỏ của người và vật, với ý tưởng sử dụng máy móc để tóm bắt lấy chuyển động, nghiên cứu chuyển động, coi đó thực sự là một đối tượng để tìm hiểu. Có thể nói những bức ảnh chụp ngựa phi của Muybridge trong những năm 1870 và 1880 là cả một mẫu mực về khả năng nghệ thuật và tinh thần khoa học.

Bước ngoặt đột ngột của cuộc đời Muybridge, vào mùa hè năm 1860, ông tai nạn giao thông và đập đầu vào một tảng đá. Sau khi tỉnh dậy vào 9 ngày sau đó, Muybridge gặp nhiều rắc rối về y tế, bao gồm các cơn co giật và không có cảm giác về khứu giác, thính giác hay vị giác. Nhưng thay đổi triệt để nhất là tính cách, sau tai nạn, ông trở nên lập dị và rất ít nói. Sau đó, Muybridge từ bỏ việc bán sách và trở thành một nhiếp ảnh gia, một trong những người nổi tiếng nhất thế giới. Ông cũng là một nhà phát minh. Trong hai thập kỷ sau đó, ông đã nộp đơn ít nhất 10 bằng chế. Năm 1877, ông đã phát minh ra zoopraxiscope, một thiết bị cho phép chiếu một số hình ảnh liên tiếp và tạo ấn tượng về chuyển động.

Từ người bán sách bình thường đến thiên tài sáng tạo, đã khiến mọi người suy đoán rằng, đó là kết quả trực tiếp từ vụ tai nạn của ông. Có thể ông ấy đã mắc hội chứng thiên tài đột ngột, có khả năng xuất hiện sau một chấn thương não hoặc bệnh tật. Nó cực kỳ hiếm, chỉ với 25 trường hợp được ghi nhận trên thế giới.


Chuỗi hình ảnh "Sallie Gardner at a Gallop" (còn được gọi là "The Horse in Motion") - 1887.

Stanford, ông trùm đường sắt với niềm đam mê to lớn về đua ngựa, đã đưa ra giả thuyết rằng tại một thời điểm nào đó trong chuyển động chạy của ngựa, cả bốn chân của nó đều rời khỏi mặt đất, để con vật hoàn toàn lơ lửng trên không. Stanford muốn Muybridge bắt lấy được khoảnh khắc ấy, một khoảnh khắc không thể trông thấy bằng mắt thường. Muybridge đã trả lời rằng chuyện ấy thật điên rồ - không có màn trập máy ảnh nào có thể di chuyển nhanh như vậy - nhưng sau đó ông đã chấp nhận thử thách và cố gắng tạo ra một máy ảnh có thể làm được chuyện điên rồ trên.



Và may mắn đã đến với ông, khi vào năm 1878, nhiếp ảnh gia này cuối cùng đã có thể chứng minh tuyên bố của Stanford. Những bức ảnh đột phá ấy là những bước đi đột phá đầu tiên của Điện ảnh. Để hoàn thành thử thách mà Stanford đưa ra, Muybridge đã thử nghiệm với 12 máy ảnh được gắn cò kéo, những cò kéo sẽ kích hoạt máy ảnh khi ngựa chạy dọc đường đua. (Cho những nghiên cứu sau này ở các đoạn đường đua dài, ông đã tăng số lượng máy ảnh). Chính Stanford là người đã cung cấp ngựa, con "Sallie Gardner" và trường đua ở điền trang của ông ở Palo Alto, California.

 

Cùng năm đó, khi Muybridge bắt đầu làm việc với Stanford, ông đã gặp nhiều biến cố trong đời tư và điều này khiến công việc của ông bị gián đoạn. Ông kết hôn với Flora Shallcross Stone, khi ấy cô chỉ mới 21 tuổi. Vì Muybridge phải chú tâm vào việc học nhiếp ảnh, bên cạnh đó công việc ông khá bận rộn, không có nhiều thời gian bên cạnh nhau, chính vì vậy vợ ông - Stone, đã ngoại tình với một nhà phê bình phim truyền hình tên Harry Larkyns. Khi phát hiện, Muybridge đã đối đầu với Harry, bắn anh ta, và bị bắt, sau đó ông bị tống vào tù.


Tại phiên tòa, anh ta kêu oan với lý do chấn thương sọ não khiến anh ta không thể kiểm soát được hành vi của mình. Trong khi bồi thẩm đoàn cuối cùng bác bỏ lập luận này, họ đã trắng án cho Muybridge, gọi vụ giết người là một "vụ giết người chính đáng." Công việc của ông từ đó cũng bị gián đoạn và cuộc sống thì xáo trộn hoàn toàn. Muybridge phải lưu vong ở Trung Mỹ, trở lại tiếp tục công việc của mình cho Stanford vào năm 1877.

Và chính năm đó ông đã thành công ghi lại hình ảnh một trong những con ngựa của Stanford, con này có tên là Occident, với cả bốn chân đều không chạm đất. Nhưng không may thay, âm bản bị lạc và chỉ còn bản sao khắc gỗ, thứ mà không được chấp nhận là bằng chứng. Không nản lòng, ông đã nỗ lực tạo được một máy ảnh có màn trập tốc độ cao hơn, có khả năng chụp những khoảng thời gian chuyển động ngắn hơn và cuối cùng cho phép ông ghi lại khoảng thời gian là 2 mili giây, một thành tựu kỹ thuật đáng kinh ngạc.


Nhưng phải đến năm 1878, cuối cùng Muybridge đã hoàn thiện nghiên cứu có tên The Horse in Motion (Sallie Gardner at a Gallop). Được trang bị với máy ảnh có màn trập nhanh hơn, Muybridge đã chứng minh được rằng cả 4 chân ngựa, khi đang chạy nước kiệu, có lúc hoàn toàn rời khỏi mặt đất.

Chính Muybridge là người bác bỏ những tranh ảnh vẽ truyền thống cho thấy một con ngựa đang chạy với hai chân trước duỗi thẳng về phía trước và hai chân sau ngược lại; ông tiết lộ rằng, trên thực tế, khi cả 4 chân rời khỏi mặt đất, chúng tập trung thu lại ở giữa thân ngựa.


Théodore Géricault, Le Derby de 1821 à Epsom , 1821. Bộ sưu tập của Louvre. Nguồn ảnh: Wikimedia Commons.



Để trình bày những nghiên cứu của mình, Muybridge đã phát minh ra kính hiển vi zoopraxiscope vào năm 1879, một thiết bị được coi là máy chiếu hình ảnh chuyển động đầu tiên. Hoạt động với các đĩa thủy tinh quay, kính zoopraxiscope chiếu các hình ảnh liên tiếp và đủ nhanh để tạo ra ảo giác chuyển động. Phát mình ấy đã khiến Muybridge trở nên đáng chú ý và dẫn đến việc ông giảng dạy ở Royal Institution of Great Britain tại London vào năm 1882.


Khắc Eadweard Muybridge đang giảng dạy tại Hiệp hội Hoàng gia ở London, sử dụng kính Zoöpraxiscope của mình để hiển thị kết quả thí nghiệm của ông với con ngựa đang phi nước đại, The Illustrated London News , 1889.

Để giới thiệu tốt hơn những khám phá của mình, Muybridge đã phát minh ra kính hiển vi zoopraxiscope vào năm 1879, một thiết bị được coi là máy chiếu hình ảnh chuyển động đầu tiên. Hoạt động với các đĩa thủy tinh quay, kính zoopraxiscope chiếu các hình ảnh lên nhau liên tiếp nhanh chóng, tạo ra ảo giác chuyển động. Mặc dù những lần lặp lại đầu tiên yêu cầu các hình ảnh phải được vẽ như bóng trên kính, nhưng các hóa thân sau này sẽ sử dụng hình ảnh được in trên đĩa dưới dạng nhiếp ảnh, ngày càng tiến gần hơn với các máy chiếu điện ảnh đầu tiên của những năm 1890.

Stanford đã nhờ người bạn và người kỵ sĩ của mình, Tiến sĩ J. B. D. Stillman viết một cuốn sách phân tích Con ngựa đang chuyển động, được xuất bản năm 1882. Stillman đã sử dụng các bức ảnh của Muybridge làm cơ sở cho 100 bức tranh minh họa của mình và nghiên cứu của nhiếp ảnh gia để phân tích, nhưng ông không cho Muybridge một điểm nào nổi bật. Tin rằng Muybridge đã ăn cắp ý tưởng từ Stillman, Hiệp hội nghệ thuật hoàng gia đã rút lại lời đề nghị tài trợ cho các nghiên cứu chuyển động của anh ấy trong nhiếp ảnh và từ chối xuất bản một bài báo mà anh ấy đã nộp, cáo buộc anh ấy đạo văn.Muybridge đã đệ đơn kiện Stanford để đạt được tín nhiệm, nhưng nó đã bị bác bỏ ra khỏi tòa án.

Sau đó, sách của Stillman không bán được như mong đợi. Muybridge, tìm kiếm tài trợ ở nơi khác, đã thành công hơn và thu hút đông đảo nguòi tham dự trong nhiều chương trình giảng dạy của mình. Điều này đã giúp thuyết phục Hiệp hội Hoàng gia rằng những phát hiện là của riêng ông. Không lâu sau, nhiếp ảnh gia đã được nhận vào hàng ngũ của họ

Từ năm 1884 đến 1886, Đại học Pennsylvania tài trợ cho Muybridge để ông có thể nghiên cứu sâu hơn và sự ổn định từ công việc lâu dài đã cho phép ông đạt được những nghiên cứu quan trọng nhất của mình. Trong những năm đó, ông đã sử dụng nhiều máy ảnh để ghi lại những bức ảnh rực rỡ về chuyển động của con người và động vật, cuối cùng xuất bản 781 hình ảnh vào năm 1887 trong cuốn sách Animal Locomotion: an Electro-Photographic Investigation of Connective Phases of Animal Movements. Cuốn sách có ảnh hưởng lâu dài đến các lĩnh vực cơ sinh học và thể thao.



Sau khi làm việc tại Đại học Pennsylvania, Muybridge đã đi du lịch rộng rãi và đưa ra nhiều bài giảng cũng như trình diễn về trình tự ảnh tĩnh và ảnh chuyển động sơ khai của mình. Trước khi nghỉ hưu ở Anh vào năm 1900, nơi ông thỉnh thoảng thuyết trình cho đến khi qua đời vào năm 1904, Muybridge đã khiến khán giả phải thán phục tại Triển lãm Colombia Thế giới ở Chicago năm 1893. Ông ấy đã sử dụng kính Zoopraxiscope để hiển thị hình ảnh chuyển động cho một công chúng trả tiền. Hội trường là quảng cáo đầu tiên rạp chiếu phim. 



Hình Hopping , loạt ảnh của Eadweard Muybridge, 1887; trong Cooper-Hewitt, Bảo tàng Thiết kế Quốc gia, Viện Smithsonian, Thành phố New York.

Di sản lớn nhất của Muybridge có lẽ là ảnh hưởng của ông đối với các nhà phát minh và nghệ sĩ khác, bao gồm Thomas Edison (nhà phát minh ra kính kinetoscope, một thiết bị quay phim thời kỳ đầu), William Dickson (nhà phát minh ra máy ảnh chuyển động), Thomas Eakins (một nghệ sĩ đã tiến hành nghiên cứu chuyển động nhiếp ảnh của riêng mình), và Harold Eugene Edgerton (một nhà phát minh đã giúp phát triển nhiếp ảnh biển sâu). Trong những năm cuối đời, Muybridge đã có nhiều bài thuyết trình và giới thiệu công chúng về các chuỗi ảnh chụp và ảnh chuyển động ban đầu của mình, ông thường xuyên trở lại Anh và Châu Âu để công bố tác phẩm của mình. Ông cũng biên tập và xuất bản các bộ sưu tập tác phẩm của mình, điều này có ảnh hưởng rất lớn nghệ sĩ thị giác và các lĩnh vực nhiếp ảnh khoa học và công nghiệp đang phát triển.


Nguồn ảnh: Getty Images

Nguồn bài dịch: https://www.artsy.net/article/artsy-editorial-eadweard-muybridge-moving-image
Nguồn tham khảo: https://www.greelane.com/vi/nh%C3%A2n-v%C4%83n/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD--v%C4%83n-h%C3%B3a/eadweard-muybridge-profile-1992163

Bài dịch - Chip Phan

____________________________________________________________

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, học tư duy sáng tạo, để đổi mới, hiểu biết, hành trình của tự do. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM

Creative Class PRO: Những buổi học và bài giảng tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng, đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Đây là hành trình của nghệ thuật và tự do, với lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Movies Memoryland (Miền Ký ức) là một bộ phim Việt Nam được chiếu 6 suất ở Liên hoan phim Berlin và được mời tham dự chiếu ở MOMA. Được đạo diễn bởi Bùi Kim Quy, cách bộ phim khai thác các nghi thức tang lễ truyền thống đã thể hiện mối quan hệ cần thiết nhưng đôi khi cũng mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

Movies Những thước phim kịch tính và đầy “drama” luôn có một sức hút khó cưỡng, đặc biệt khi lấy bối cảnh thế giới thời trang xa xỉ. Những cái tôi cao vút trời, những tham vọng vô đáy, sự ghen ghét, đố kị hay những cái chết bí ẩn là những chủ đề càng trở nên hấp dẫn hơn khi đi kèm với những khoảnh khắc thời trang kinh điển


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us