288
11 Tháng 02 11:15 am

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

 Memoryland (Miền Ký ức) là một bộ phim Việt Nam được chiếu 6 suất ở Liên hoan phim Berlin và được mời tham dự chiếu ở MOMA. Được đạo diễn bởi Bùi Kim Quy, cách bộ phim khai thác các nghi thức tang lễ truyền thống đã thể hiện mối quan hệ cần thiết nhưng đôi khi cũng mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.

Trong tiếng Việt, thay vì dùng từ “chết”, người ta thường sẽ nói “đi” để ám chỉ đến sự qua đời. MIỀN KÝ ỨC của Đạo  diễn, biên kịch Bùi Kim Quy  đã khắc họa một cách thơ mộng nguồn gốc, ý nghĩa của thuật ngữ này trong bối cảnh một Việt Nam đương đại đầy những biến động, đổi thay liên quan đến xã hội học, tâm linh và thậm chí cả việc tưởng niệm người đã khuất.

Lịch chiếu "Miền ký ức" tại Liên hoan phim Berlin

Truyền thống của Tam giáo

Tác phẩm hư cấu này có nhiều phân đoạn được thực hiện như một bộ phim tài liệu, mô tả từng bước các quy trình của đám tang từ việc chuẩn bị bàn thờ và quan tài đến việc thu thập các lời cầu nguyện, cũng như các nghi lễ tang được cử hành để siêu thoát các linh hồn trong hành trình sang thế giới bên kia. Di sản tôn giáo Việt Nam mà chúng ta thấy trong phim phần lớn được lấy cảm hứng từ tôn giáo “Tam giáo”, được đúc kết từ Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Những lời dạy và tập hợp các nghi lễ của ba tôn giáo phải được xem xét, trong ngữ cảnh văn hóa Hán Việt, không phải như những truyền thống rời rạc mà là một và chỉ một tôn giáo duy nhất. Sự đồng nhất này là kết quả từ những mối quan hệ giao thoa của ba tôn giáo được phát triển cùng nhau qua nhiều thế kỷ.

Tác phẩm hư cấu này có nhiều phân đoạn được thực hiện như một bộ phim tài liệu, mô tả từng bước các quy trình của đám tang từ việc chuẩn bị bàn thờ và quan tài đến việc thu thập các lời cầu nguyện, cũng như các nghi lễ tang được cử hành để siêu thoát các linh hồn trong hành trình sang thế giới bên kia. 

Thế giới bên kia của người Việt được thể hiện trong MIỀN KÝ ỨC gần như tương đồng với những nhân tố thần học, vật chất, biểu tượng, và nghi lễ được quy định bởi các giáo lý tôn giáo này. Theo văn bản, và theo quan niệm của người Việt Nam, cái chết “bao gồm” một tập hợp các hình ảnh, cảm xúc và hành động trong quá trình chuyển giao từ sự sống đến cõi chết, cũng như trong các buổi tưởng niệm.

Trong văn hóa địa phương Việt Nam, người ta cho rằng con người có ba linh hồn lý trí (hồn) và một số lượng linh hồn nhạy cảm (phách) nhất định, cụ thể là bảy đối với nam và chín đối với nữ. Hồn nhập vào cơ thể lúc thụ thai nhưng biến mất sau khi chết, trong khi phách nhập vào cơ thể khi sinh ra và cũng trải qua hành trình đi đến miền cực lạc.

Nghi thức tái sinh và tang lễ của Phật giáo

Theo Phật giáo, mọi thực thể trên thế giới đều đang chuyển dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác. Đây được biết đến là học thuyết về sự chuyển giao, trong đó những hành động hay nghiệp mà một sinh vật đã gây ra trong quãng đời hiện tại sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao này. Điều đó có nghĩa rằng, mọi hành động đều sẽ tạo ra một hạt giống, thứ sẽ kết trái trở thành phần thưởng hay sự trừng phạt vào kiếp sau của sinh vật đó. Chính vì vậy, các nghi lễ và lời cầu nguyện được thực hiện trong tang lễ có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình chuyển giao, liên quan đến luật nhân quả và sự tái sinh cho những người đã khuất nhưng chưa chạm đến sự Giác ngộ và cõi Niết bàn.

Quy trình nghi lễ có thể phức tạp, được hỗ trợ bởi một bản tập hợp những nghi lễ cố định và đắt tiền bao gồm các văn bản, lời tụng, âm nhạc và trang phục.

Quy trình hành lễ có thể phức tạp, được quy định bởi một bản tập hợp những nghi lễ cố định và đắt tiền bao gồm các văn bản, lời tụng, âm nhạc và trang phục. Một “thầy cúng” cũng sẽ được trả phí để mời đến, đảm bảo rằng các quy tắc này được tuân thủ một cách chính xác với sự hỗ trợ của các trợ lí. Phiên bản tối giản nhất của nghi lễ này, xuất hiện vài lần xuyên suốt phim, bao gồm một văn bản chính thức được đọc lên một cách máy móc và lạnh lùng, bên cạnh đó là tranh vẽ và những bức thư pháp Phật giáo được sắp đặt cẩn thận trong quá trình hành lễ.

Trong trường hợp tang lễ không được thực hiện theo các quy tắc nghi lễ truyền thống, linh hồn của người chết, hay còn gọi là "ma" được cho là sẽ lảng vảng ở xung quanh nơi họ qua đời và ám cuộc sống của con cháu, đôi khi vẫn duy trì một số thói quen nhất định khi còn tồn tại trên trần gian.

Những niềm tin như vậy đã sinh ra rất nhiều cái gọi là "những câu chuyện ma". Các nghi thức tang lễ truyền thống của Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ trong văn hóa Việt Nam, hình thành những quan niệm bí truyền nhưng được hệ thống hóa cao, tập hợp những kiến thức về tâm linh học, bùa chú và bùa hộ mệnh bảo vệ người đã khuất khỏi “tà ma ngáng đường, níu kéo” trong Thế giới bên kia. Vì vậy, nhiều bùa hộ mệnh được đặt trong quan tài và quần áo của người chết, như chúng ta đã thấy trong MIỀN KÝ ỨC .

Một cảnh trong phim "Miền ký ức" (Hình: LHP Busan 2021)

Nghi lễ để tang

Theo các văn bản kinh điển của Nho giáo, như "Kinh điển về đạo hiếu (Hiếu kinh)", người thân nên bày tỏ sự đau buồn khi để tang cha mẹ hoặc vợ hoặc chồng. Thời hạn cụ thể quy định dành cho người để tang vẫn còn tồn tại ở Việt Nam ngày nay, mặc dù nó đã được đơn giản hóa. Khi chính thức được khai tử, việc chuẩn bị quan tài cũng rất quan trọng và gồm nhiều quy trình chỉn chu:, chẳng hạn như người thân cần lập bàn thờ, bày đồ cúng xung quanh bia tưởng niệm và cuối cùng là bày di ảnh người quá cố. Bản thân tấm bia tưởng niệm tượng trưng cho người đã chết bằng dải giấy dọc ghi chi tiết thông tin dân sự và tôn giáo liên quan, bao gồm tuổi, ngày sinh, nơi sinh và tên khai sinh cũng như thời gian và nơi qua đời của họ. Bàn cúng cho người chết sau này sẽ được xếp trên bàn thờ, thường được đặt trong nhà hoặc chùa, nhằm cho phép con cháu và người thân tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của những người con hiếu thảo.

Sau khi cơ thể được chôn cất hoặc hỏa táng, nghi lễ để tang vẫn tiếp tục, tuân thủ các giai đoạn và nghi lễ định kỳ được quy định. Tùy theo mối quan hệ giữa họ với người chết, những người thân viếng thăm sẽ mặc các loại quần áo tang khác nhau, với các quy tắc được quy định từ giáo lý Phật giáo và Nho giáo. Ví dụ, quần áo tang lễ màu trắng thể hiện sự mất mát, tang thương của người mặc đối với người đã khuất.

Hai nghi thức quan trọng trong việc đưa tang là cúng vàng mã, thói quen tôn giáo đã ăn sâu vào Phật giáo Việt Nam và tục cúng thịt trong các tập tục văn hóa phổ biến khác. Sự thay đổi dành riêng cho hình thức thờ cúng phổ biến này được thể hiện trong bộ phim MIỀN KÝ ỨC, khi người con trai và vợ của anh ta tìm kiếm lời khuyên từ một thầy bói. Giấy vàng mã được cho rằng sẽ hóa thành của cải thật ở thế giới bên kia sau khi bị đốt, mang đến điều kiện vật chất thoải mái cho người đã khuất.

Quan niệm này được phản ánh đầy bi kịch trong một phân cảnh của bộ phim, khi người nghệ sĩ già độc hành trên con đường qua thế giới bên kia, bao quanh bởi những món lễ vật phù phiếm, xa hoa.

Một cảnh trong phim "Miền ký ức" (Hình: LHP Busan 2021)

Hành trình trong thế giới Âm gian

Về hình thức, cấu trúc của phim được chia thành ba phần - đưa tiễn, âm gian và dương gian - điều rõ ràng đã đặt câu chuyện trong khuôn khổ diễn giải của Đạo giáo. Theo vũ trụ học của Đạo giáo, phần “âm” của người chết được đặc trưng bởi sự ẩn, sự vô hình,sự thinh không, tính nữ ; trong khi phần “dương” được đặc trưng bởi sự sống, sự hữu hình, tính vật chất, tính nam. Đáng chú ý, phần lớn bộ phim diễn ra trong bối cảnh “âm gian”, nơi “không thể thấy được”, hay nói về quá trình để tang đau thương của một góa phụ trẻ. Cấu trúc của bộ phim được vay mượn từ tính nhị nguyên này, cung cấp thông tin về đám tang của người Việt Nam cũng như nghi thức khác nhau trong quá trình dịch chuyển từ sự sống sang cái chết, từ cõi dương sang cõi âm và ngược lại.

An táng hay hỏa táng?

Quyết định chọn một nghĩa trang hay một lò hỏa táng cho xác chết phần lớn phụ thuộc vào mật độ dân số trong khu vực, cũng như tình hình tài chính của gia đình. Đây cũng là một vấn đề xã hội mà MIỀN KÝ ỨC đề cập tới một cách tế nhị nhưng cũng rất ám ảnh. Thật vậy, trọng tâm của câu chuyện không phải là về thời kỳ chiến tranh hay thuộc địa của Việt Nam, mà kể về hiện tượng đô thị hóa đất nước này đã trải qua kể từ cuộc cải cách kinh tế giữa những năm 1980. Trong phim, thế hệ trẻ đã di cư từ nông thôn lên thành phố, từ nhà lá đơn sơ chuyển sang căn hộ. Cũng vì vậy mà truyền thống tôn vinh, tưởng nhớ tổ tiên cũng dần mai một, và những kí ức về họ cũng dần chìm vào sự quên lãng, mất khuất trong một xã hội Việt Nam đương đại đầy biến động.

*Thông tin người viết: Jérémy Jammes là Giáo sư Nhân chủng học và Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Sciences Po Lyon, đồng thời là thành viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Á Lyon (IAO)

Ê-kíp sản xuất: 

Sản xuất: Xuan Truong Dang, Mai Nguyen
Công ty sản xuất: CineHanoi (Hà Nội, Vi), Scarlet Visions (München, Đức)
Biên kịch và đạo diễn: Kim Quy Bui
Cinematography: Xuan Truong Dang
Chỉnh sửa: Kim Quy Bui, Huy Tao Do
Âm nhạc: Arnaud Soulier
Thiết kế âm thanh: Arnaud Soulier
Tiếng động: Anh Tuan Le
Thiết kế sản xuất: Xuan Truong Dang
Trang phục: Kim Quy Bui
Make-up: Thu Trang Nguyen
Casting: Kim Quy Bui
Trợ lý đạo diễn: Anh Tuan Le
Giám đốc sản xuất: Mai Nguyen, Kim Quy Bui, Nicole Pham, Christian Jilka
Quản lý sản xuất: Nguyet Linh Hoang Nong. Cùng với Mong Giao Vu, Thi Thu Trang Nguyen, Van Thai Nguyen, Thi Minh Phuong Bui, Duc Thanh Dao, Nguyet Linh Hoang Nong, Ngoc Dung Dang, Thuy Tan.

Nguồn: Arsenal. Bài dịch: Phúc Hồ. Bản dịch thuộc về Fashionnet, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép. 

-------------------------------------------------------------------------------

Pro Creative Course I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Pro Creative Course I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Course sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

Movies Những thước phim kịch tính và đầy “drama” luôn có một sức hút khó cưỡng, đặc biệt khi lấy bối cảnh thế giới thời trang xa xỉ. Những cái tôi cao vút trời, những tham vọng vô đáy, sự ghen ghét, đố kị hay những cái chết bí ẩn là những chủ đề càng trở nên hấp dẫn hơn khi đi kèm với những khoảnh khắc thời trang kinh điển

Hayao Miyazaki: nhà làm phim hoạt hình

Hayao Miyazaki: nhà làm phim hoạt hình "Handmade"

Movies Là một người làm sáng tạo trong ngành điện ảnh, Miyazaki rất ít khi tham gia vào các cuộc phỏng vấn, bởi lẽ, ông thích để cho các bộ phim nói thay mình. Điểm đặc biệt của Miyazaki trong ngành công nghiệp điện ảnh Nhật Bản chính là việc tuy liên tục đặt ra những giới hạn mới cho bản thân, nhưng ông luôn kiên định với cách làm phim "handmade" của mình. Là một nhà làm phim hoạt hình, nhà làm phim, nhà biên kịch, tác giả và họa sĩ truyện tranh, Hayao Miyazaki là minh chứng sống của một cỗ máy sáng tạo.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us