288
27 Tháng 11 11:09 am

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

 Những thước phim kịch tính và đầy “drama” luôn có một sức hút khó cưỡng, đặc biệt khi lấy bối cảnh thế giới thời trang xa xỉ. Những cái tôi cao vút trời, những tham vọng vô đáy, sự ghen ghét, đố kị hay những cái chết bí ẩn là những chủ đề càng trở nên hấp dẫn hơn khi đi kèm với những khoảnh khắc thời trang kinh điển

 Có thể kể đến vài tên tiêu biểu như Ocean’s Eight với phi vụ đột nhập vào buổi triển lãm thời trang danh giá Met Gala, hay vụ ám sát chấn động giới thời trang trong “American Crime’s Story: The Assasination of Gianni Versace” của đạo diễn Ryan Murphy. Cái tên mới nhất sắp góp mặt vào danh sách này chính là bom tấn “House of Gucci” với dàn diễn viên cộm cán như Lady Gaga, Adam Driver, Jared Leto… cùng những thiết kế độc quyền từ “kho tàng” của nhà mốt Gucci, bộ phim hứa hẹn sẽ để lại những khoảnh khắc thời trang kinh điển bên cạnh câu chuyện kịch tính về âm mưu ám sát cựu giám đốc hãng thời trang cao cấp Gucci, Maurizio Gucci của chính vợ mình, Patrizia Reggiani.

Không khó để thấy sự phấn khích của giới mộ điệu toàn thế giới sau khi “House of Gucci” ra mắt trailer chính thức, và nếu bạn cũng nằm trong số đó, thì sau đây là 7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem để giúp bạn chìm đắm trong sự xa hoa và “drama” của thế giới thời trang xa xỉ trước khi đón chào sự ra mắt bom tấn của Ridley Scott. 

The Neon Demon (2016)

Sau sự thành công của Drive vào năm 2011, đạo diễn Nicholas Winding Refn tiếp tục chứng minh khả năng của mình trong thể loại kinh dị tâm lí với bộ phim “The Neon Demon”. Câu chuyện kể về Jesse, một người mẫu đầy đam mê tại LA - thủ vai bởi Elle Fanning - người đã sớm khẳng định tên tuổi trong giới thời trang với vẻ đẹp đặc trưng và sự quyến rũ tự nhiên. Tuy nhiên, cùng với sự nổi tiếng nhanh chóng là những hiểm nguy khi giờ đây cô trở thành trung tâm sự chú ý của những gã đàn ông trong thành phố, và cả của những đồng nghiệp, người ghen tị và sẵn sàng cướp đi vẻ đẹp của cô bằng những cách hiểm ác nhất. Bộ phim ám ảnh này có sự góp mặt của Christina Hendrick trong vai nhà tuyển dụng người mẫu, siêu sao Jena Malon trong vai nghệ sĩ make-up queer, người mẫu Abbey Lee và Bella Heathcote trong vai những đồng nghiệp mưu mô, và chàng trai đáng mến Keanu Reeves trong vai một tên chủ nhà nghỉ biến thái.

Eyes of Laura Mars (1978)

Vai chính của “Eyes of Laura Mars” đã từng bị minh tinh Barbra Streisand từ chối bởi vì cho rằng câu chuyện quá “gây tranh cãi”. Trong phim, nữ diễn viên Faye Dunaway đóng vai Laura Mars, một nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng bị dính líu với cáo buộc cho rằng các tác phẩm của cô “lợi dụng” cảnh bạo lực và hạ thấp giá trị phụ nữ. Trong lúc căng thẳng lên đến đỉnh điểm, bỗng nhiên cô có khả năng chứng kiến cảnh bạn bè và đồng nghiệp bị sát hại qua góc nhìn của kẻ sát nhân. Sau khi Laura nhận ra rằng những vụ án bí ẩn trong thành phố có liên quan đến các bức ảnh của mình, cô đã liên hệ Sĩ quan Neville, thủ vai bởi Tommy Lee Jones, để đi tìm danh tính tên sát nhân bí ẩn đang làm chao đảo cả cuộc đời cô. Biên kịch bởi nhà làm phim John Carpenter, phần lớn những bức hình sử dụng làm tác phẩm của Laura được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia huyền thoại Helmut Newton.

Nocturnal Animals (2016)

Bộ phim thứ 2 do Tom Ford biên kịch có sự góp mặt của nữ diên viên Amy Adams trong vai Susan, một chủ bảo tàng nghệ thuật, người vừa nhận được quyển sách viết bởi chồng cũ của mình, thủ vai bởi Jake Gyllenhall. Quyển sách kể về một kì nghỉ gia đình nhưng sau đó nhanh chóng trở thành cơn ác mộng chết chóc. Trong lúc Susan đọc, cô dần nhận ra quyển sách nói về mình và cuộc hôn nhân đầy sóng gió trước đây cũng như bí ẩn đen tối đằng sau sự kết thúc của nó. Ra mắt lần đầu tại Liên hoan phim Venice lần thứ 73 và được đề cử giải thưởng Sư tử vàng danh giá, bộ phim tâm lí giật gân dựa trên tiểu thuyết xuất bản năm 1993, “Tony and Susan”, và còn có sự tham gia của Michael Shannon, Isla Fisher, Aaron Taylor-Johnson, Armie Hammer, Laura Linney, Andrea Riseborough và Michael Sheen.

The Hunger (1983)

Trong bộ phim ma cà rồng kinh dị ra mắt năm 1973, những bộ trang phục kinh điển của Yves Saint Laurent diện bởi nữ diễn viên chính Catherine Deneuve không chỉ quyến rũ người xem thời bấy giờ mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thời trang sau này - cô đã trở thành nàng thơ tiêu điểm trong show diễn năm 96 của Alexander McQueen, và ảnh hưởng đến những bộ phim hơi hướng goth những năm 1990 và 2000. Catherine trong vai nữ ma cà rồng bất tử Miriam, người đã hứa hẹn với John, đóng vai bởi David Bowie, sự trẻ tuổi vĩnh cửu. Tuy nhiên, sau hơn hai thế kỉ bên nhau, John nhận ra rằng lời hứa hẹn của Miriam chỉ đúng một phần là ông sẽ sống mãi mãi nhưng ông sẽ không bao giờ giữ được vẻ đẹp tuổi thanh xuân. Sau khi tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ Sarah Roberts, cả John và Sarah bị cuốn vào phép mê hoặc của Miriam và từ đó hình thành một mối quan hệ tình dục song tính tay ba phức tạp.

Personal Shopper (2016)

Trong phim, nữ diễn viên đình đám Kristen Stewart thủ vai Maureen, một trợ lí thời trang ban ngày và một bà đồng vào ban đêm. Sống tại Paris, cô hi vọng sẽ phát triển khả năng tâm linh của mình để có thể nói chuyện với người em song sinh đã mất. Tuy nhiên, trong một chuyến công tác tại London, cô bắt đầu nhận được những tin nhắn từ thế giới bên kia và bị kéo vào một vụ án mạng siêu nhiên bí ẩn. Được đề cử giải thưởng Palme D’Or tại Liên hoan phim Cannes, “Personal Shopper” chắc chắn là một tựa phim giật gân bí ẩn không thể bỏ qua đối với giới mộ điệu.

The Bling Ring (2013)

Được dựa trên bài viết nổi tiếng trên tờ Vanity Fair “Nghi phạm diện Louboutins”, bộ phim của nữ đạo diễn Sofia Coppola kể về một nhóm bạn trẻ tuổi tại LA có chung niềm đam mê cuồng nhiệt với những biểu tượng thời trang thập niên 2000 - Megan Fox, Lindsay Lohan và Miranda Kerr - đến mức họ đã cùng nhau đột nhập vào căn biệt thự trên đồi Beverly để cướp quần áo của thần tượng. Chính Paris Hilton đã cho phép đoàn phim mượn nhà cô làm phim trường để quay phân đoạn này. Bộ phim vui vẻ, kịch tính mang tính châm biếm có sự góp mặt của Emma Watsons trong vai Nikki - được dựa trên siêu sao truyền hình thực tế Alexis Neiers - bên cạnh đó còn có các diễn viên Israel Broussard (từng đóng trong Happy Death Day), Claire Julian, Katie Chang và siêu sao từ series phim American Horror’s Story, Taissa Farmiga cũng như có sự góp mặt thú vị của minh tinh Kirsten Dunst.

The Cell (2000)

Về mặt điện ảnh, tác phẩm này là sự giao thoa giữa hai kiệt tác “Sự im lặng của bầy cừu” và “Inception”. Bộ phim khoa học viễn tưởng ra mắt năm 2000 có sự góp mặt của siêu sao Jennifer Lopez trong vai Catherine Deane, một nhà tâm lí học được thuê để xâm nhập vào trí não đang hôn mê của một tên sát nhân hàng loạt (đóng vai bởi Vince Vaughn) nhằm tìm địa điểm nạn nhân cuối cùng của hắn. Tuy nhiên, trong lúc khám phá tâm trí siêu thực của tên sát nhân, cả Catherine cũng dần đánh mất khái niệm thực tại của mình. Thế giới viễn tưởng hơi hướng tâm lí học được ảnh hưởng bởi những tác phẩm nghệ thuật và video âm nhạc của những cái tên yêu thích của tờ Vogue, Madonna và Nine Inch Nails. Bên cạnh đó còn có tủ đồ kinh điển của J-Lo với những bộ jumpsuit của tương lai, những bộ váy xòe quyến rũ, chiếc váy trắng bồng bềnh xa xỉ, những chiếc mũ siêu thực và các thiết kế couture dành riêng cho phim, tất cả được thực hiện bởi nhà thiết kế phục trang người Nhật Eiko Ishioka, người vốn nổi tiếng với bộ váy đỏ thắm mà Winnona Ryder đã diện trong bộ phim Dracula của Bram Stoker và cũng là cộng tác thân thiết của Grace Jones. Di sản mà “The Cell” để lại vẫn còn ảnh hưởng đến tận hôm nay, bằng chứng là đạo diễn Tarsem Singh đã mang phong cách đặc trưng của bộ phim này vào những tác phẩm của ông, trong đó có video ca nhạc vừa ra mắt của Lady Gaga hồi năm 2020, “911.”

Nguồn: i-D

 

Bài dịch: Phúc Hồ. Bản quyền thuộc về Fashionnet, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép. 

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Movies Memoryland (Miền Ký ức) là một bộ phim Việt Nam được chiếu 6 suất ở Liên hoan phim Berlin và được mời tham dự chiếu ở MOMA. Được đạo diễn bởi Bùi Kim Quy, cách bộ phim khai thác các nghi thức tang lễ truyền thống đã thể hiện mối quan hệ cần thiết nhưng đôi khi cũng mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.

Eadweard Muybridge - Cha đẻ nền văn hoá thị giác Điện ảnh

Eadweard Muybridge - Cha đẻ nền văn hoá thị giác Điện ảnh

Movies Với công việc tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh tĩnh theo chuỗi chuyển động, Eadweard Muybridge được biết đến với biệt danh "Cha đẻ của Điện ảnh ." Chính ông đã phát triển ra một loại kính mang tên 'zoopraxiscope', thiết bị công nghệ đầu tiên dùng để chiếu hình ảnh chuyển động.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us