9 bài học giá trị sáng tạo nghệ thuật
Art I Design_Study Từ tầm quan trọng của một quyển phác thảo đến cách sử dụng Twitter đúng đắn, 9 người sáng tạo chia sẻ những bài học nghề nghiệp đầy khác lạ hiện đang là "kim chỉ nam" cho con đường sự nghiệp của họ.
Nhìn lại sự nghiệp cho đến nay, 9 nhà tư tưởng và sáng tạo chia sẻ cho chúng ta những giá trị bài học quan trọng đã đóng vai trò là điểm nhấn khi đưa ra quyết định và lập kế hoạch cho tương lai của họ.
1. Học cách ở một mình
Julia Bainbridge là một chuyên gia về 2 khái niệm cô độc và đơn độc cũng như điểm khác biệt giữa hai trạng thái đó. Bài podcast của cô, The Lonely Hour, đã tìm hiểu về chủ đề giãn cách xã hội, yếu tố định hình nhiều khía cạnh trong cuộc sống chúng ta và đào sâu vào giá trị sáng tạo của lối sống đơn độc. Đối với Bainbridge, việc dành thời gian để ngồi lại với chính mình mà không bị chi phối bởi các yếu tố khác chính là lúc mà cô tìm lại bản thân. “Tôi phát huy tối đa tính sáng tạo khi ở một mình – khi đi bộ bình thản và không lắng nghe bất kì thứ gì trên chiếc iPhone. Đó là khi tôi nảy ra nhiều ý tưởng. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của những khoảnh khắc này đối với tất cả chúng ta. Chúng ta thường xuyên cần sự giải trí. Nếu xuất hiện lỗ trống, chúng ta được dạy rằng phải lắp đầy nó thay vì lắng nghe những ý tưởng.“
2. Hãy sử dụng các công cụ xã hội theo cách của bạn
Đối với nhiều người trong chúng ta, phương tiện truyền thông xã hội là yếu tố không mong muốn nhưng cần phải có, và điều này tăng gấp bội với những người sáng tạo và thiết kế khi họ phải thường xuyên dựa vào môi trường online và tự mình quảng bá bản thân. Sabrina Hall là một người hướng nội và với vai trò của một nhà thiết kế cô đã phải ép mình tìm cách sử dụng những công cụ này để làm thế mạnh cho mình. Sau những thử nghiệm và sai phạm, cô phát hiện ra rằng việc duy trì sự xuất hiện trên Twitter với nhiều giới hạn là phù hợp với tính cách của mình.Như tôi luôn tự nhủ: “Tiếng nói của mình có thể không lớn nhất nhưng nó cũng rất quan trọng. Đó là tiếng nói đầy rụt rè của cá tính hướng nội, tiếng nói của người Mỹ La tinh gốc Phi, tiếng nói của người yêu thích đọc sách và niềm đam mê với typography. Tôi vẫn có thể là chính mình, một con người mang cá tính hướng nội và chia sẻ những gì mình muốn với những người khác trong cộng đồng mà không cần phải đấu tranh giành mấy cái like.”
4. Hãy bám sát danh sách ưu tiên của mình
Đối với David Gallulo, giám đốc điều hành của Rapt Studio, việc thiết lập tương tác và truyền thông sao cho tự nhiên là điều quan trọng đầu tiên của một doanh nghiệp khi làm việc với nhiều thương hiệu như Ancestry, Dollar Shave Club và Dropbox. Cách thức xây dựng đội ngũ và không gian đa dạng của Rapt Studio cũng như việc họ thúc đẩy môi trường kết nối mọi người làm việc trong một dự án đã thể hiện được sự phức tạp của thế giới. tạo một không gian cho nhiều quan điểm sẽ có đa dạng các thử thách mà môi trường làm việc truyền thống không hỗ trợ. “Đối với khách hàng, khi bắt đầu quy trình chúng tôi không hỏi loại không gian nào họ cần mà hỏi về loại hình tương tác nào mà họ muốn mọi người thực hiện,” Gallulo nói. “Nếu muốn mọi người thể hiện năng lực tốt nhất và nhìn nhận mọi thứ với sự tò mò, bạn không thể khiến họ đứng cạnh một cái bàn suốt 10 giờ đồng hồ mỗi ngày được.”. Xem xét lại những giải pháp bình thường hiển nhiên sẽ mang đến nhiều kết quả không ngờ mà vẫn lấy con người làm trọng tâm. Ví dụ điển hình cho điều này là việc thay thế khu vực lễ tân tại văn phòng chính của Rapt ở San Francisco bằng quầy pha chế nước uống. Cách thức đón tiếp tự nhiên này sẽ thiết lập cảm xúc trong tương tác hàng ngày cho đội ngũ và khách hàng của họ.
5. Tinh thần luôn tò mò học hỏi
Shana Dressler, nhà đồng sáng lập của DLW Creative Labs, tin rằng “tư duy” là một trong 10 kĩ năng then chốt khi bước vào môi trường làm việc. Cho phép bản thân tiếp xúc với những điều không thoải mái và yếu tố bất ngờ có thể tạo tác động làm thay đổi quá trình hình thành ý tưởng. Điều này có thể gây sốc với hệ thống, tuy nhiên như Dressler có chia sẻ, “Việc thách thức những lối tư duy và làm việc cứng nhắc sẽ giúp hình thành nhiều ý tưởng mới. Hãy cho phép bản thân trải nghiệm những sợ hãi lẫn tuyệt vời và đem tinh thần ấy vào trong công việc.”
6. Học cách lắng nghe
Mâu thuẫn gây cảm giác khó chịu, bất tiện và nó là yếu tố không thể tránh khỏi. Tuy vậy mọi chuyện không phải lúc nào cũng xoay quanh các tình huống đầy khủng hoảng và cơ thể thực hiện cơ chế sao chép phòng vệ. Brad Heckman, giáo sư tại trung tâm quan hệ quốc tế trường đại học New York và nhà sáng lập của Viện Hòa Bình New York, đã góp sức truyền đạt chuyên môn của mình đến mọi người từ Viện Hòa Bình đến NASA. Bài học lớn nhất trong khoảng thời gian mà ông dùng để hòa giải các tình huống căng thẳng là mâu thuẫn sẽ không được giải quyết nếu chúng ta không thật sự lắng nghe những gì người khác chia sẻ. “Chúng tôi luôn lắng nghe khách hàng của mình,” Heckman nói, “rằng mọi người đều coi trọng việc được lắng nghe và thấu hiểu hơn bản thỏa thuận chi tiết. Các thỏa thuận và giải pháp đều quan trọng, nhưng được lắng nghe là một bước đệm cần thiết để đạt được những điều ấy.”
7. Ghi chép lại mọi thứ
Việc có thói quen ghi chú lại các ý tưởng gây cảm hứng sẽ giúp bạn nhận ra phương thức hoạt động của tâm trí và cho phép bạn nuôi dưỡng những khái niệm lúc chớm nở. Thậm chí nếu chúng không thành công, bạn cũng không nên để các ý tưởng bị bốc hơi đi mất. “Hãy tạo một quyển ghi chú riêng cho mình,” nhà thiết kế Kelli Anderson chia sẻ. “Các ý tưởng hay không xuất hiện theo lịch trình cụ thể,” do đó bạn nên đảm bảo rằng mình luôn trong trạng thái sẵn sàng để bắt lấy chúng. Bằng cách này, bất cứ khi nào cần cảm hứng dù là cho dự án cá nhân hoặc khách hàng, bạn đều có nhiều ý tưởng để tham khảo. “Vì các ý tưởng hay ho nhất thường xuất hiện trong những khoảnh khắc không lường trước được, hãy tìm ra phương thức lưu trữ phù hợp với phong cách của bản thân, có thể là bằng một chiếc máy thu âm, phần mềm ghi chú trên điện thoại hoặc quyển sổ ghi chép bỏ túi.”
8. Cá nhân hóa
Đôi vợ chồng Che-Wei Wang và Taylor Levy là những nhà sáng tạo đứng đằng sau các tác phẩm từ CW&T Studio. Họ chịu trách nhiệm cho từng dự án như “dây nhảy vĩnh cửu” và đồng hồ 100 năm. “Nói đơn giản, mọi thứ được tạo ra đều là những món đồ mà chúng tôi mong muốn dành cho bản thân. Chúng tôi phát hiện ra nhu cầu trong cuộc sống, từ đó thôi thúc tìm kiếm giải pháp. Khi không thể tìm ra một giải pháp hài lòng, chúng tôi làm nó luôn,” Levy chia sẻ. Lắng nghe động lực nội tâm có thể tạo ra tác phẩm trọn vẹn và ý tưởng đáng nhớ nhất. Đối với Wang và Levy, họ đều được thúc đẩy bởi mong muốn truyền cảm hứng về “niềm vui và sự hứng khởi thường trực” từ những người thích thú với sản phẩm của họ.
9. Nhận ra manh mối
Keri Elmsly, giám đốc sáng tạo tại Second Story, là người dẫn đầu các dự án đầy tham vọng với phạm vi rất lớn. Tuy nhiên mỗi lần thực hiện đều kèm theo nỗi thất vọng sâu sắc và cô không thể nghiên cứu những điều đằng sau yếu tố không hoàn hảo mà chỉ mình cô có thể phát hiện. Cô tập trung vào những điều tiêu cực nhiều đến mức bản thân không thể nào bày tỏ sự trân quý công sức của mình và cả đội. Cô chia sẻ, “Tôi nhìn thật sâu vào trách nhiệm và kết nối. Chúng khiến tôi nhận ra rằng: Nếu dự định đảm nhận các dự án lớn mà bản thân chưa hề làm qua, bạn cần phải có kế hoạch khôi phục và nhận ra kiểu mẫu – những thăng trầm mà bạn đi qua. Thật không đáng khi để sự tức giận, thất bại và thất vọng làm hủy hoại mọi thứ.”
Nguồn 99u - Bài Chip Phan.
________________________________________________
Art Design Center
vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \
Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)
30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.
HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.