288
03 Tháng 06 2:43 pm

10 bí quyết Đạo gia cho thân khoẻ, tâm đẹp

 Dưỡng sinh trong Đạo gia có lịch sử hơn 2000 năm tuổi, dưới đây chính là 10 phương pháp dưỡng thân, dưỡng tâm toàn diện của Đạo gia vẫn thịnh hành cho tới thế hệ ngày nay

Đạo giáo là một trong ba tôn giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, bao gồm cả Nho giáo và Phật giáo. Nguồn gốc lâu đời của Đạo giáo được xác định vào thế kỉ thứ 4 trước Công Nguyên, khi tác phẩm Đạo đức Kinh của Lão tử xuất hiện. "Đạo" trong tiếng Hán được hiểu theo nghĩa đường đi hay con đường, còn "giáo" là sự dạy dỗ, chỉ bảo. 

Vận động để dưỡng thân thể

Đạo giáo chú trọng cả việc tu tâm và dưỡng thân. Phương pháp dưỡng thân trong Đạo giáo coi chữ "động" là điều trọng yếu, phải biết lượng sức mình để hành động. Nó đòi hỏi người luyện phải có sự kiên trì và bền bỉ. Thông qua thường xuyên vận động có thể khiến gân cốt một người trở nên cường tráng, khỏe mạnh, làm khí huyết lưu thông, nội tạng thông thuận, sua tan buồn sầu và tránh sự đình trệ ứ đọng, tăng khả năng miễn dịch cho thân thể, phòng chống được bệnh tật.

Tĩnh tâm để dưỡng tinh thần 

Trong Đạo giáo luôn chú ý “hình thần tịnh luyện”, tức là luyện cả hình thể và tinh thần. Dưỡng sinh của Đạo gia cho rằng “lấy động dưỡng thân, lấy tĩnh dưỡng thần”, nghĩa là vận động để rèn sức khoẻ, hình thể và tu tĩnh để luyện tinh thần, tâm trí. Khi một người đạt đến trạng thái tĩnh, lập tức sẽ cảm thấy đất trời rộng mở, cảm xúc ổn định, trí huệ được khai sáng. Trong cuộc sống thường ngày, một người có thể thông qua việc giảm thiểu những năng lượng tiêu cực, thừa thãi, không nghe không xem những điều xấu, thay vào đó ngồi thiền, cũng có thể đạt đến trạng thái thoát khỏi mọi giới hạn, khổ đau, lo lắng (vô vật, vô ngã). 

Ăn ít để dưỡng thể trạng 

Dưỡng thể và dưỡng thân trong Đạo gia là hai khái niệm khác nhau. Dưỡng thể nói về sự gầy béo của cơ thể, cần phải cân bằng, rèn luyện để được thể trọng tiêu chuẩn. Những người tu luyện Đạo gia cho rằng một người phải có thần khí, tinh thần thanh sạch thì thân thể mới khỏe mạnh. Cho nên “dưỡng thể” và “dưỡng thần” luôn có quan hệ mật thiết. Đối với một người bình thường, ăn không nên ăn quá no hay quá đói, ăn vừa đủ. 

Nói ít để dưỡng khí chất

Trong Đạo giáo có khái niệm “tam viên”, ý chỉ việc chú trọng sự tròn đầy, viên mãn. Người có thể tiết chế chữ "dục" thì tinh thần đầy đủ, trọn vẹn. Người ít nói thì khí sẽ đầy đủ (khí viên). Người ít lo nghĩ, âu sầu thì thần sắc được tròn đầy. Trong cuộc sống thường ngày, có một số người thường hay nói nhiều, điều này được cho là bất lợi cho dưỡng khí. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta nên nói những gì cần nói, điều không cần nói ta hãy im lặng, càng không nên tranh cãi mà làm tổn hao khí của bản thân.

Đọc sách để dưỡng trí tuệ 

Ngay từ nhỏ ta nên dưỡng thành thói quen đọc sách học tập. Đọc nhiều sách sẽ làm phong phú tri thức, mở rộng tầm mắt, không ngừng đổi mới quan niệm, tiếp nhận được những điều mới mẻ. Đọc sách còn giúp bảo trì trí lực, tránh cho việc trí não bị ngưng trệ, phòng ngừa trí nhớ bị suy giảm. Đọc sách cũng là một cách giải trí kỳ diệu cho bất kỳ ai. 

Thi họa để dưỡng tính cách 

Thơ, văn, nhạc, hoạ từ lâu được biết tới với tác dụng tu tâm dưỡng tính cho con người. Khi sáng tác, đòi hỏi người ta phải tập trung, chuyên chú hết sức, gạt bỏ mọi tạp niệm, như vậy mới có thể sáng tác ra một tác phẩm tốt. Thời xưa có rất nhiều người nhờ hoạt động nghệ thuật, sáng tác thơ ca, vẽ tranh mà trường thọ trăm tuổi.

Làm việc để dưỡng đạo đức

Trong cuộc sống hàng ngày, điều cần tránh ở mỗi người chính là việc “hết ăn lại nằm”, không làm việc gì cả. Một người phải tích cực làm việc, như vậy mới có thể thông qua làm việc mà rèn luyện, sảng khoái tâm tình, được mọi người kính trọng.

Thành thật để dưỡng nhân phẩm

Thành thật, trung thực, mộc mạc và chất phác là những đức tính đẹp trong văn hóa truyền thống. Người xưa quan niệm một người đạt đến sự vô cầu, không mưu cầu gì thì phẩm chất tự cao. Người hiện đại cũng nên phải coi trọng tu dưỡng phẩm đức, giáo dục con cái trở thành người có tu dưỡng.

Khoan hậu để dưỡng phúc đức

“Khoan” chính là khoan dung, “hậu” là phúc hậu. Cổ nhân dạy: “Hữu dung nãi đại, năng dung tắc nhân hòa, nhân hòa sinh bách phúc” tức là có dung mới có to lớn, có thể dung mới có thể hòa hợp giữa mọi người, có hòa hợp rồi mới sinh ra trăm phúc. Người có thể khoan dung sẽ biết tha thứ cho người khác, có thể chịu thiệt thì đời sẽ có phúc. Người như vậy phúc thọ vô biên, cả đời được hưởng lợi.

Nhân từ để dưỡng tuổi thọ 

Lòng nhân từ cũng chính là lòng lương thiện, yêu thương người khác. Đạo giáo yêu cầu người tu luyện phải biết hành thiện giúp người, trong tâm phải có thiện niệm. Mỗi khi làm một việc thiện, trong tâm người ta sẽ sản sinh ra một loại cảm giác vô cùng khoan khoái, thoải mái, dần dần lâu dài sẽ khiến bệnh tật được loại bỏ dần và giúp tăng tuổi thọ.

Nguồn: Trí thức Việt Nam. Hình ảnh: Vogue 

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088

Thiền trong bồn tắm để thư giãn, giảm căng thẳng

Thiền trong bồn tắm để thư giãn, giảm căng thẳng

Health & Fitness Thiền trong bồn tắm kết hợp những lợi ích tiêu chuẩn của thiền với lợi ích của việc thư giãn, tắm nước nóng, có thể làm dịu cơ bắp mệt mỏi, mang lại bầu không khí êm dịu và cho phép cảm giác tạm thời thoát khỏi những tác nhân gây căng thẳng


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us