288
28 Tháng 08 9:18 am

Years Later: Georg Baselitz 'hợp tác' với Chúa trời

 “Tôi cảm thấy chán chường kinh khủng nếu không làm việc, thậm chí có thể chán đến chết.” Georg Baselitz, một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhất của nước Đức từng nói trước đây. Mới gần đây, ông vừa ra mắt bộ sưu tập mới “Years Later” tại bảo tàng Gagosian ở Hồng Kông.

Những hình hài bí ẩn trên 13 tấm giấy canvas khổ lớn, đôi khi tách biệt hoàn toàn, cũng có thể là tương tác với nhau, chính là loạt tranh sơn dầu của họa sĩ người Đức Georg Baselitz, vừa triển lãm gần đây tại Bảo tàng Gagosian ở Hong Kong.

Bố trí tại triển lãm

Được đặt tên là “Years Later,” buổi triển lãm trưng bày các tác phẩm mới nhất của họa sĩ, với motif quen thuộc gắn liền với tên tuổi ông: Sự đảo nghịch. Xuyên suốt 5 thập kỉ trước đây, người họa sĩ 82 tuổi đã luôn thách thức cách khắc họa cơ thể con người thông thường bằng cách lật ngược những nhân vật của ông lại.

Sự đảo nghịch này đã khiến ông phải dành nhiều thời gian hơn cho mỗi tác phẩm của mình. Tuy nhiên, với Baselitz, đây chính là một di sản của ông, là một ‘mô hình’ mà ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nó, và cũng là điều mà giới mộ điệu luôn trông đợi ở các tác phẩm của ông.

“Công chúng đã thừa nhận rằng đó là cách tôi đã chọn để tạo chiều sâu cho tranh vẽ của mình,” họa sĩ nói trong một bài phỏng vấn qua email. 

Ở tuổi 82, họa sĩ Georg Baselitz ( Phải) vẫn cặm cụi nghiên cứu, tạo ra những tác phẩm mới

Ông tiếp tục phát huy motif đặc trưng của mình trong loạt tranh gần đây nhất, kết hợp với kĩ thuật “contact-printing”, in hình ảnh trên tranh còn ướt từ một bức canva sang một bức khác. Bức canvas đầu tiên được tô đen, còn bức thứ hai được tô vàng tạo hình viền cơ thể con người. Tiếp theo cả hai bức được ép vào nhau theo một góc độ nhất định. Sau đó gỡ một tấm canvas ra bỏ đi, để lại tác phẩm sau cùng. Các phần trên tranh sẽ đậm hay nhạt tùy vào góc độ và áp lực tác động lên tranh trong lúc thực hiện kĩ thuật ‘contact-printing’. 

“Không như những người nghệ sĩ đương đại khác, những người muốn hoàn thiện bức tranh của mình một cách máy móc, bỏ đi yếu tố nghệ thuật của bàn tay người nghệ sĩ, đó không phải là điều mà Baselitz đang theo đuổi,” Nick Simunovic, giám đốc của bảo tàng Gagosian tại Hong Kong chia sẻ. “Một bức tranh luôn có rất nhiều sự hỗn loạn. Những yếu tố bất ngờ trong quá trình sáng tác nên được trân trọng.”

Baselitz chỉ ra rằng kĩ thuật contact-printing đã từng được nhiều nghệ sĩ vĩ đại ứng dụng. “Xuyên suốt lịch sử nghệ thuật có rất nhiều nghệ sĩ đã sử dụng kĩ thuật này: Degas, Dali và Warhol,” ông ấy nói. “Với contact-printing, không chỉ người nghệ sĩ mà chính Chúa trời cũng góp tay vào tạo ra tác phẩm.”

"Với contact-printing, không chỉ người nghệ sĩ mà chính Chúa trời cũng góp phần tạo ra tác phẩm."

Nhìn tổng thể thì những hình hài trong bộ sưu tập “Years Later” mang những nét rất phù du, hoài niệm. Baselitz lấy cảm hứng từ loạt hình polaroid của vợ ông, Elke, từ năm 1974. Những bức tranh khắc họa tình cảm bền vững của cặp đôi vợ chồng. Trong một số bức, ta có thể thấy ông tự vẽ mình vươn tay trìu mến chạm vào cánh tay của người vợ.

Theo như Simunovic, Baselitz không quá hứng thú với việc tiến về phía trước. “Ông ấy đã giữ những tấm ảnh polaroid trong vòng 40 năm trước khi lấy nó làm cảm hứng. Baselitz hứng thú với việc nhìn lại quá khứ và tìm kiếm những điều có thể tái họa lại được.”

Sự thử nghiệm đã luôn là điều quan trọng trong cuộc đời Baselitz - cũng như việc từ chối những sự việc được cho là hiển nhiên trong cuộc sống. Ra đời vào năm 1938, ông lớn lên trong bối cảnh hoang tàn hậu Thế chiến thứ II. Năm 1957, ông bị đuổi khỏi trường nghệ thuật tại Đông Đức bởi vì “sự thiếu chín chắn về chính trị xã hội,” và ông đã từng từ chối làm việc ở một khu công nghiệp tại Rostock - điều mà bất kì học sinh nào tại đây đều phải làm.

Bức tranh duy nhất dùng màu hồng trong series

Sau khi tốt nghiệp tại Đông Đức, Baselitz tham khảo cảm hứng của những nghệ sĩ Biểu Hiện Đức đời đầu - như là nghệ thuật dân gian, tranh vẽ của trẻ con và của những người tâm thần. Ông từng viết một bản tuyên ngôn, “Pandemonium” (1961 - 1962) bày tỏ sự bực tức của bản thân đối với công việc của mình tại Đức sau khi chiến tranh kết thúc. Ông cho rằng nước Đức đang được “xây dựng lại quá vội vã.”

Những nhân vật của Baselitz thường thô sơ và gây tranh cãi. Năm 1963, bức vẽ một bé trai đang cầm  dương vật khổng lồ của ông, "Die große Nacht im Eimer" (“The Big Night Down the Drain”), bị tịch thu với lí do “quá thô tục.” Bức tranh về sau được hoàn trả quyền sở hữu sau nhiều buổi kiện tụng căng thẳng.

"Schlafzimmer (Bedroom), 1975, Georg Baselitz. Tranh vẽ bằng sơn dầu và than trên giấy canvas

Năm 1969, Baselitz bắt đầu thử nghiệmvới những bức chân dung đảo nghịch của vợ mình các bạn của ông, cũng như là tranh phong cảnh. “Thật rõ ràng là ông ấy đang cố gắng thách thức góc nhìn thông thường của người xem,” Simunovic nói về Baselitz. “Theo một cách nào đó, nó khiến các tác phẩm của ông trở nên trừu tượng.”

Những nét cọ cảm xúc và màu sắc mạnh mẽ của mình đưa ông thành một trong những họa sĩ tiên phong của trường phái Neo-Expressionism tại Đức diễn ra trong những năm 1980s. Ngoài ông ra,  người bạn thân của Baselitz, Anslem Kiefer, cũng cống hiến cho phong trào này với những tác phẩm ám ảnh khắc họa lịch sử phát xít của đất nước.

Cũng trong khoảng thời gian này, Baselitz bắt đầu thử nghiệm với tượng điêu khắc. Tại buổi triển lãm Venice Bienniale tổ chức năm 1980, ông ra mắt bức tượng gỗ gây tranh cãi miêu tả đôi tay khổng lồ đang làm tư thế kính chào của phát xít Đức. Ông cũng thường quay lại với những tác phẩm trước đây của mình. Loạt tranh “Remix Painting” được ông bắt đầu sáng tác vào những năm 2000s, bao gồm những bức tranh ông vẽ trước đây thể hiện qua một cách vẽ khác, trong đó có bức “Die große Nacht im Eimer” tai tiếng.

 Cận cảnh một tác phẩm thuộc series 'Years Later'

“Years Later” là buổi triển lãm đầu tiên được tổ chức tại bảo tàng Gagosian từ sau khi nạn dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát và thay đổi mọi lịch trình.

Đối với nhiều bảo tàng và gallery, việc trì hoãn một buổi triển lãm rất khó khăn bởi vì lịch trình luôn kín và các vấn đề về chi phí bảo hiểm cũng như thuê mượn tác phẩm từ những nhà sưu tập và các tổ chức khác. Một báo cáo gần đây từ Hội đồng Bảo tàng Quốc tế cho thấy rằng 13% các bảo tàng khắp thế giới sẽ đóng cửa vô thời hạn do ảnh hưởng của nạn dịch.

Theo như báo cáo, nạn dịch ảnh hưởng đặc biệt nặng nề đến các tổ chức nghệ thuật tại những nước châu Phi và Ả Rập, nơi mà những nhóm ngành truyền thống vẫn còn “mỏng manh”. 

Nguồn CNN - Bài PD

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us