288
28 Tháng 09 5:38 pm

Người bay và giấc mơ siêu thực

 Họa sĩ Đinh Phong: "Tôi thích những bức tranh của mình, vì nhìn chúng như thể tôi được tái sinh. Chúng không hoàn toàn thuộc về thế giới này. Đối với tôi, chúng tồn tại trong một thế giới của những giấc mơ, một thế giới được tạo thành từ tất cả những hình ảnh tích lũy, lưu trữ trong tiềm thức, những giấc mơ đóng băng, rồi rã ra, biến đổi, bay lượn, lộn nhào, chúng được hình thành như thế khi tôi còn rất trẻ, cứ thế những cơn mơ theo tôi vào giấc ngủ, và đeo đuổi tôi tới ngày hôm nay.”

Tan, hợp -  kích thước 150 x 120 cm, acrylic trên canvas 

Họa sĩ Đinh Tú Phong sinh ra tại Hà Nội, anh sớm vào Sài gòn lập nghiệp và trở thành một doanh nhân thành công, đầu tư trong lĩnh vực bệnh viện, trường học. Niềm đam mê hội họa của anh chưa bao giờ dừng lại, từ khi còn trẻ anh đã tìm hiểu học hỏi những nghệ sĩ bậc thày, hai danh họa anh hâm mộ nhất là Willem de Kooning và Gauguin, ngoài ra anh bị thu hút bởi những tác phẩm trường phái Lập thể của Pablo Picasso và Siêu thực của Salvador Dali. Anh sưu tập tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Lưu Hậu, Trần Hải Minh… Nhà anh là một bảo tàng cá nhân thu nhỏ những tác phẩm nghệ thuật anh yêu thích và trân trọng, đa số thuộc trường phái ấn tượng và trừu tượng biểu hiện. 

Họa sĩ Đinh Tú Phong trong phòng vẽ của mình

“Tôi sống trong không gian toàn tranh, tượng nhưng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ vẽ, nhưng niềm đam mê đọc, nghiên cứu chuyên sâu hội ha khiến tôi luôn suy tưởng và mong muốn được chạm vào bút vẽ, màu, sơn, để tạo ra những tác phẩm của riêng mình. Khi tôi nhìn sâu vào chính mình, tập trung vào thế giới quan bên trong, tôi càng cảm nhận rõ hơn những ám ảnh và khao khát này. 

Trong bộ sưu tập cá nhân các tác phẩm của các danh ha Việt nam, dù tôi say mê đến mấy thì đấy cũng là con người, câu chuyện riêng của mỗi tác giả. Khi ngắm chúng, tôi hay suy tưởng về thế giới của riêng mình. Tiềm thức của tôi đầy màu sắc, tôi chỉ đi tìm kiếm ý nghĩa, thông điệp của những giấc mơ từ nhiều năm qua, để kết nối chúng và hiện thực nó trên tấm toan. Khi ý niệm dần hình thành, những rào cản, nỗi sợ hãi biến mất là lúc tôi được tự do, cảm giác như được chạm vào bản thân mình bấy lâu nay. Khi tập trung, tôi quên cả ăn, cứ như thế, hội họa như chất kích thích, dẫn dắt tâm trí tôi đi từ lúc chạm cọ cho đến khi bức tranh dần hình thành. Nhiều tháng nay tôi vẽ, tôi làm điêu khắc trong niềm đam mê và say sưa triền miên. Tất cả những điều đã được nghe, học từ những nghệ sĩ đàn anh, hay nghiên cứu lưu trữ trong tiềm thức, giúp tôi hiểu rõ về phong cách hội ha mà mình theo đuổi, rồi thể hiện bằng phương pháp mới. Tôi sử dụng cọ và bay lớn để vẽ, có thể nói thử nghiệm của tôi đã thành công, khi tôi thấy cấu trúc hình khối tôi tưởng tượng được biểu lộ thực tại trong tác phẩm hội ha hay điêu khắc của mình. 

“Tranh của họa sĩ Đinh Phong là những khối màu uốn lượn, chuyển động trong nền toan, tự do và nhẹ nhàng. Như những tạo vật xinh đẹp hiện hữu trước mắt bạn, nhưng khi đưa tay để nắm lấy nó, thì nó lại chỉ là hư ảo." 

Làm thế nào mà anh kích hoạt được giấc mơ của mình ?

Tất cả chỉ đều dựa vào trải nghiệm và sự tưởng tượng, trên hết là tinh thần luôn hướng đến nghệ thuật của tôi từ nhỏ. Mà giờ đây, cuối cùng món quà tôi nhận được từ sự trung thành ấy, lại chính là những giấc mơ đưa tôi đến gần hơn với sự sáng tạo, sự tự do. 

Lửa -  kích thước 150 x 120 cm, acrylic trên canvas 

“Đôi lúc tôi cảm nhận từ trái tim mình, niềm vui sáng tạo như dòng điện loé sáng, soi rọi trong tâm trí. Tôi giam mình trong phòng, phóng bút vẽ lên toan những ý tưởng nảy sinh trong đầu.” Đây đâu chỉ là sáng tạo không? Mà còn là đam mê, đam mê mạnh mẽ mới thôi thúc mình muốn thực hiện, muốn cho mọi người nhìn thấy, chia được và cảm nhận được giấc mơ siêu thực của mình.” 

Chắc chắn trong chúng ta ai cũng sẽ tò mò muốn biết, một người dành gần cả đời mình tìm hiểu hội ha, đến tận lúc này mới bắt đầu vẽ liệu sẽ có những cảm giác như thế nào, hồi hộp ra làm sao. Trước đây, họa sĩ Đinh Phong bộc bạch trên mạng xã hội về trải nghiệm của mình, một trải nghiệm muộn nhưng đầy vững chắc mà ít ai có được: “Chuẩn bị dụng cụ, mọi thứ đầy đủ ngon lành. Ấy thế mà đứng trước toan trắng, người cứ run bắn lên! Căng thẳng, hồi hộp, tim đập thình thịch, vã cả mồ hôi…” Anh tự nhủ bản thân không phải sợ, nhưng đối mặt với thứ mình tìm hiểu bấy lâu nay quả thực khiến anh không khỏi run rẩy. Vượt qua giây phút ấy, thì việc vẽ trở nên cuốn hút, nó thúc đẩy bản thân mạnh mẽ nhất trong những công việc trước đây tôi từng làm. 

Thi sĩ Hàn Mặc Tử có viết: Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả, những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật. Và cũng nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên. 

Họa sĩ Đinh Phong vẽ với cơn mơ không cánh, nhưng anh lại rất tỉnh. Giữa những cuộc đối thoại, chỉ thấy anh nói về khát khao đam mê được biểu hiện ý tưởng của mình bằng hội họa nhưng lại có kế hoạch rất chuyên nghiệp cho triển lãm và trưng bày tác phẩm điêu khắc của mình. Khi vẽ, anh có nghĩ mình yếu đuối hay bị cám dỗ không? 

Thế giới thực và khi đêm ngủ của tôi như hai thế giới khác nhau. Cứ vào giấc ngủ là tôi lại mơ mình bay, cứ đuổi bắt những vật thể mà không thể nào cầm nắm được, những vật thể trừu tượng ám ảnh tôi. Hội họa đã giúp tôi được khai phá, tự do và mạnh mẽ. Ban ngày tôi hoàn toàn tỉnh táo khi trở lại công việc của mình. Chỉ khi tôi cầm bút vẽ, hay làm điêu khắc thì giấc mơ ấy lại hiện hữu.  

Điều gì anh cho là sáng tạo, sự mới mẻ trong cách biểu hiện này? 

Tìm ra cách thể hiện những ẩn chứa trong tiềm thức hay trong những giấc mơ của mình mà không lặp lại, không giống ai, cũng là tìm được một con đường, một lối đi riêng - đó là phong cách cũng là sự sáng tạo. 

Mỗi bức tranh là một giấc mơ của anh, hay một bức tranh có thể chứa hình ảnh từ nhiều giấc mơ khác nhau?

Vẽ như một liệu trình dẫn dắt tôi xuyên màn đêm, đi qua những giấc mơ, tôi thả chúng trên tấm canvas trước mặt, đôi khi tôi thả lỏng mình theo dòng cảm xúc để nghệ thuật tự do kết nối với những giấc mơ. Qua tranh, người xem bước vào khu rừng màu sắc của những giấc mơ, để hiểu sâu hơn, bạn nên trực tiếp đứng trước tác phẩm với những góc nhìn khác nhau. Tôi chăm sóc kỹ lưỡng giác quan, trước tiên để khai sáng khu vườn của chính mình. 

Khi người bay và hội họa là bạn thân

Một doanh nhân lịch lãm, vui tính và lịch làm việc khá chặt chẽ, nhưng với niềm đam mê mãnh liệt dành cho hội họa, anh thu xếp thời gian, để được sáng tạo và bay bổng cùng những người bạn nghệ sĩ của mình. Họ gọi anh là ha sĩ Đinh Phong, nhưng bản thân anh lại thấy mình không chỉ là một “ha sĩ”. Có thể gọi anh là 'người bay với những giấc mơ siêu thực". Người bay, trong ngã rẽ đường đời đã gặp những người bạn, những nghệ sĩ, họ là những người có kiến thức thâm sâu về nghệ thuật, chia sẻ niềm đam mê, sự hiểu biết của mình, để người bay thăng hoa với phong cách trừu tượng biểu hiện của mình. 

Hống  -  kích thước 150 x 120 cm, acrylic trên canvas 

Hội họa của Đinh Phong đầy bản lĩnh và tràn trề nội lực, sự sáng tạo khởi nguồn hướng tới những giá trị thẩm mỹ cao đẹp, tinh tế của đời sống nghệ thuật sâu sắc và đa dạng. Những bức tranh khổ lớn và vừa, acrilic trên canvas như giải phóng năng lượng sáng tạo của anh, qua những nét bút phóng khoáng, màu sắc bay bổng, người thưởng ngoạn như được lạc vào thế giới của nghệ thuật với những giấc mơ không cánh, xuyên thời gian và không gian. 

Trẩy hội - kích thước 150 x 120 cm, acrylic trên canvas 

Bên cạnh hội họa, anh sẽ sớm cho ra mắt những tác phẩm điêu khắc, mà hình và khối anh cũng “bắt” từ giấc mơ siêu thực của mình. Hai ngôn ngữ thể hiện khác nhau ấy, có gây khó khăn gì cho việc “biểu hiện” ý tưởng của anh không? 

Tôi đã nghiên cứu khái niệm, chất liệu và nguyên liệu thể hiện, trước khi thực hiện. Ban đầu là chọn hình trong tranh, rồi phác thảo trên giấy để tạo hình, thêm bớt tạo ra khối. Theo phác thảo, bút pháp hình, phôi được tạo ra, sau đó phôi được làm tinh, rồi chờ khô, chỉnh sửa. Khi phôi khô hẳn, tôi sử dụng 2 loại men: men dân gian và men oxit, phối hợp để vẽ lên các tác phẩm. Tôi chủ định tạo hình, quá trình nung, còn tạo ra hiệu quả ngẫu nhiên. Men oxit thì vẽ thế nào, màu lên như thế, nhưng khi kết hợp hai loại men, sẽ tạo ra những hiệu quả ngoài mong đợi, rất thú vị. Để đạt được hiệu quả thị giác như mong muốn, nhất là khi đặt nó trong không gian 3 chiều, sản phẩm được làm thử nhiều lần, với đặc tính của đất khi nung, độ phủ, men, rồi sắp đặt chúng thành nhóm, hiệu ứng tạo ra đầy bất ngờ. Hãy đợi tác phẩm ra mắt bạn sẽ có cảm giác rất đặc biệt về những vật thể lạ này. 

Thời gian  -  tác phẩm gốm phủ men 

Những tác phẩm điêu khắc chất liệu gốm phủ men và đồng của anh chính là những "mảnh vỡ" trong giấc mơ siêu thực, anh sắp đặt chúng với nhau tạo ra một bố cục điêu khắc mới đầy thi vị. Một studio, xưởng vẽ, điêu khắc, lò gốm, với không gian nhà xưởng đủ dài, rộng được đang được xây dựng, sẽ hoàn thiện cuối năm nay tại Mỹ Tho, nơi tôi làm việc, sáng tạo, nơi gặp gỡ những nghệ sĩ, và người yêu hội họa. 

Tranh và điêu khắc của họa sĩ Đinh Phong sẽ trưng bày từ ngày 24/11 tới 30/11/ 2020 tại Art Space - Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam - 42 Yết Kiêu Hà Nội 

Khai mạc lúc 6.PM, thứ ba ngày 24/11/2020 - Art Space - Vietnam University of Fine Art 

Chỉ đạo thực hiện HươngColor  Bài viết: Giang Lê  Chân dung nghệ sĩ và studio: Phạm Tuấn Ngọc 

 

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Art_Painting Sinh viên tốt nghiệp tại trường Imperial College London, Nicole Stjernsward đã phát minh ra Kaiku, một hệ thống giúp chuyển hoá thực vật thành các loại bột màu từ quá trình ứng dụng công nghệ bay hơi.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us