288
04 Tháng 08 12:12 pm

Tranh tường Trung Hoa và phong cách chinoiserie

 Từng phổ biến rộng rãi ở thị trường phương Tây từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, tranh tường Trung Hoa mang vẻ đẹp độc đáo, tinh xảo và phóng khoáng. Bị cuốn hút bởi nét quyến rũ từ Đông phương, các nhà sản xuất châu Âu đã sao chép chúng và từ đó hình thành nên phong cách chinoiserie.

Bức tranh tường phong cách Trung Hoa đầu tiên được bán ở London là vào cuối thế kỉ XVII. Những bức họa vẽ tay này truyền cảm hứng cho phong cách chinoiserie (phong cách nghệ thuật phương Tây sao chép các kĩ thuật và mô-típ của Trung Hoa) và trở thành xu hướng xuyên suốt thế kỉ XVIII . Đa số các biệt thự tại châu Âu lúc bấy giờ đều có một căn phòng được trang trí theo kiểu phương Đông. 

Tranh tường Trung Hoa được cung cấp theo bộ bao gồm 25 -40 tác phẩm với thiết kế khác nhau và có thể kết hợp lại thành một bộ tranh tường kéo dài cả căn phòng. Với chủ đề độc đáo - phong cảnh và đời sống tại Trung Quốc, hay những cành cây muôn hoa đua sắc - và màu sắc vẽ tay rực rỡ cùng độ chi tiết tinh xảo, chúng hoàn toàn khác biệt so với các loại tranh tường tại Anh Quốc thời đó. Mặc dù có giá thành cao hơn hẳn mặt hàng địa phương, chúng luôn được các thương gia, quý tộc tìm mua về trang trí.

Tranh tường Trung Quốc nằm trong số những kỉ vật Trung Hoa mà Công ty Đông Ấn Anh - công ty giao thương được người Anh lập ra để giao dịch với khu vực phương Đông, Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc - nhập khẩu về. Ngoài tranh tường, họ còn nhập về tranh sơn mài, sành sứ và lụa. Người Trung Quốc thường không dùng tranh tường để trang trí, họ thích tường màu trơn hơn, thường là màu trắng, đỏ thẫm hoặc vàng hoàng kim. Riêng tại khu vực bến cảng giao thương tại Quảng Đông và Ma Cao, người dân địa phương thường dán giấy lên cửa sổ và trang trí nó. Có lẽ những thương nhân từ châu Âu rất ưu chuộng nét văn hóa độc đáo này, nên người Trung Quốc đã sản xuất các tác phẩm trang trí tương tự để xuất khẩu.

Sự phổ biến của giấy dán tường Trung Hoa ( mặc dù có giá thành đắt đỏ và lượng giấy vẽ chất lượng khan hiếm) là một phần của trào lưu ‘Sinomasia’ - xu hướng sử dụng các sản phẩm từ Đông phương. Mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc liên tục được thu mua, từ đó góp phần đưa Trung Hoa lên thành một đế chế hùng mạnh ngang ngửa với Hy Lạp và La Mã.

Có thể thấy sự phổ biến của phong cách Trung Hoa qua cách trang trí nhà cửa ở thế kỉ XVIII. Sự phóng khoáng và gần gũi của lối trang trí Đông phương này thường được dùng cho phòng ngủ và căn hộ, đặc biệt là phòng của phụ nữ.

Tuy nhiên, với giá thành đắt đỏ của mình, giấy dán tường Trung Hoa chỉ thật sự phổ biến đối với tầng lớp thương gia giàu có. Nhà thơ người Anh William Shenstone từng viết, “Một công dân bình thường luôn muốn thể hiện sự giàu có của mình.. anh ấy sẽ ba hoa về những món đồ trang trí Trung Hoa khi tham dự những bữa tiệc tại vùng quê.” Khi nhắc tới tranh tường Trung Hoa, người ta thường liên tưởng đến sự giàu sang, phú quý mà bỏ qua vẻ đẹp tinh tế, chau chuốt của nó. Một số người còn coi lượng tranh tường nhập khẩu này là một mối nguy hại đến các công nhân dệt may địa phương.

Những nhà sản xuất tranh tường Trung Hoa luôn thay đổi thiết kế và ra mắt họa tiết, mô-típ và màu sắc mới theo nhu cầu và xu hướng của thị trường châu Âu. Điều này giúp việc giao thương không bị đình trệ, lỗ vốn.

Những bức tranh tường Trung Hoa đầu tiên tại châu Âu khắc họa hình ảnh đời sống hằng ngày tại Trung Quốc. Một trường phái chính của tranh tường Trung Hoa là ‘tranh vẽ chim và hoa’, với đặc trưng là những cành cây quanh co mọc đầy hoa, bên dưới là nền đất màu sắc, còn chim bướm thì đậu đầy cành hoặc bay lượn xung quanh. Về sau thiết kế cũng có sự thay đổi ít nhiều: đa dạng sinh vật hơn, cây hoa được cắm trong chậu, sự xuất hiện của lồng chim…

Giấy dán tường Trung Hoa đắt đỏ bởi vì một số thiết kế hay màu sắc nhất định phải mất tận 18 tháng để nhập khẩu về. Các nhà sản xuất Anh và Pháp nắm bắt được xu hướng chuộng phong cách Đông Phương đã bắt đầu sản xuất những phiên bản sao chép. Những tác phẩm bắt chước này ban đầu rất thất bại, do họ không hiểu rõ được sự tinh xảo của các thiết kế Trung Hoa. Ví dụ như bức tranh vẽ từ năm 1700 và được phát hiện tại Ord House, Berwick-onTweed, Northumberland. Không như các tác phẩm nguyên bản, nó chỉ là những họa tiết lặp lại của hình ảnh người Trung Hoa, vẹt và sóc đỏ, được sắp xếp lộn xộn bên cạnh những cành cây thô ráp.

Một tác phẩm trên nền giấy trắng cũng thể hiện sự kém hiểu biết về kĩ thuật vẽ Trung Hoa. So với những tác phẩm nguyên bản, nét vẽ của chúng rất xấu. Mọi sự vật trong tranh đều không giống bản gốc: từ hệ thực vật và động vật, nhà cửa, trang phục và thậm chí còn xuất hiện những loài vật chưa bao giờ được vẽ trong tranh tường Trung Hoa nguyên bản như rồng và lạc đà. 

Đến cuối thế kỉ XIX, tranh dán tường Trung Hoa dần đánh mất đi sự phổ biến của mình, chỉ quay lại trong khoảng thời gian ngắn vào những năm 1920s. Giờ đây, những bức họa này được tạo ra bằng máy móc với những họa tiết ‘phương Đông’ rời rạc gồm chim, hoa lá và lồng đèn giấy cùng màu sắc rực rỡ.

Nguồn V&A Museum - Bài dịch PD

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us