288
26 Tháng 08 11:33 am

Vì sao chủ nghĩa Vị lai ảnh hưởng mạnh mẽ trong nghệ thuật?

 Chủ nghĩa Vị lai (Futurism) tuy thất bại về mặt chính trị xã hội vì những quan điểm cực đoan, nhận thức lệch lạc, nhưng xét về khía cạnh nghệ thuật, phong trào này đã giúp ra đời nhiều tác phẩm tiêu biểu, để lại ảnh hưởng sâu sắc đến tận hôm nay

Chủ nghĩa vị lai xuất phát là một phong trào chính trị, xã hội gây nhiều tranh cãi của thế kỷ 20. Nó tán dương tình yêu chóng vánh, bạo lực, máy móc, sự khinh miệt phụ nữ và thậm chí là chủ nghĩa phát xít. Nó coi chiến tranh như một cách thức để thanh lọc thế giới. Cùng với Chủ nghĩa siêu thực, trào lưu này được biết đến với nhiều mâu thuẫn, xung đột bên trong.

The City Rises, Umberto Boccioni, 1910. Đây là tác phẩm Vị lai quan trọng đầu tiên ra đời, kết hợp kỹ thuật làm mờ hình khối của Hậu Ấn tượng với phong cách tách mảng rời rạc của Lập thể

Trong lĩnh vực nghệ thuật, nỗi ám ảnh của những nghệ sĩ Vị lai - cái tôi, công nghệ, tốc độ, bạo lực, tuổi trẻ - cũng đã thúc đẩy họ đến những tác phẩm rất độc đáo, đôi lúc quá quyết liệt nhưng để lại ảnh hưởng sâu sắc đến tận hôm nay. 

Nguồn gốc ra đời

Bản tuyên ngôn chủ nghĩa Vị lai

Năm 1909, nhà thơ người Ý Filippo Tommaso Marinetti viết Bản tuyên ngôn của chủ nghĩa Vị lai tại Milan. Bản tuyên ngôn được đăng lần đầu tiên trên nhật báo La gazzetta dell’Emilia của Ý vào ngày 05/02/1909

Những thành viên chủ chốt trong phong trào Vị lai

Bản tuyên ngôn đầu tiên này đã dấy lên trong các nghệ sĩ vị lai một sự căm ghét, khinh miệt với quá khứ, "Không một ai trong chúng ta muốn là một phần của nó, quá khứ, nghệ sĩ vị lai là những con người trẻ trung và mạnh mẽ!" Trong bản tuyên ngôn, nhà thơ cũng thể hiện mong muốn biến đất nước Ý cổ kính trở thành một trung tâm văn hóa trẻ bằng cách cự tuyệt vầng hào quang của Đế chế La Mã và thời kỳ Phục hưng! 

Funeral of the Anarchist Galli, Carlo Carrà, 1911

Những người theo chủ nghĩa Vị lai ngưỡng mộ tốc độ, công nghệ, thế hệ trẻ, bạo lực, xe hơi, máy bay và các thành phố công nghiệp - những đại diện cho chiến thắng của công nghệ nhân tạo trước thiên nhiên. Họ cự tuyệt các di sản quá khứ cũng như những tác phẩm bắt chước, đề cao tính nguyên bản “bất kể nó táo bạo, dữ dội thế nào”, coi thường các nhà phê bình nghệ thuật cổ điển, chống lại sự hài hòa, gu thẩm mỹ cổ điển và tôn sùng các ngành khoa học. 

Những ảnh hưởng trong hội họa

Do bản tuyên ngôn đầu tiên không trực tiếp đề cập đến bản quy tắc nghệ thuật chung cho chủ nghĩa Vị lai, phải mất một khoảng thời gian để nó phát triển phong cách đặc trưng.

Elasticity, Umberto Boccioni, 1912

Trước khi phong trào này được khơi mào, các nghệ sĩ Vị lai sử dụng nhiều phương pháp được ảnh hưởng bởi trường phái Hậu Ấn tượng. Trong lúc học tập nghiên cứu tại Rome năm 1901, Severini và Boccioni ghé thăm studio của Balla nơi ông giới thiệu đến họ trường phái Divisionism (Chia đôi). Được phát triển từ thuyết màu sắc và trường phái Pointillism của Georges Seurat, các tác phẩm Divisionism cấu thành từ những chấm tròn kề cạnh nhau và những mảng màu riêng lẻ tương tác với nhau về mặt quang học để tạo nên tác phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên trái với hiệu quả êm dịu thường thấy ở các tác phẩm Divisionism, tranh chủ nghĩa Vị lai thường tràn đầy năng lượng như muốn lao khỏi khung tranh. Màu sắc rực rỡ, nổi bật là một nhân tố quan trọng đối với các nghệ sĩ Vị lai, như nhà phê bình nghệ thuật Henry Adam đã nhận xét, họ “cạnh tranh với các tiền bối Hậu Ấn tượng bằng những gam màu sống động, hiện đại, xuất sắc.”

Abstract Speed + Sound, Giacomo Balla, 1913. Người họa sĩ minh họa tốc độ qua những nét vẽ uốn lượn, đan xen với các hình khối đại diện cho âm thanh. Ngoài ra chi tiết vẽ tranh tràn viền cũng giúp tác phẩm này tách biệt hẳn so với nghệ thuật cổ điển.

Tuy nhiên, chính trường phái Lập thể đã ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nghệ thuật Vị Lai, mặc dù bản thân các nghệ sĩ quan niệm rằng nó quá ‘tĩnh’ trong cách minh họa chủ đề. Năm 1911, một nhóm nghệ sĩ Vị lai đến Paris, nơi Severini giới thiệu Boccioni, Carrà, và Russolo với các nghệ sĩ hàng đầu của thành phố này, trong đó có Picasso và Braque. Sau cuộc gặp gỡ, các nghệ sĩ Vị lai bắt đầu khắc họa máy bay dưới dạng những mảng màu tách biệt, rạch rời. Boccioni làm lại ba tác phẩm trong loạt tranh States of Mind (1910) còn Carrà ứng dụng phong cách Lập thể vào bức Funeral of the Anarchist Galli (1910-11)

Ballerina in Blue, Gino Severini, 1912

Đặc trưng Hội họa Vị lai

Các nghệ sĩ Vị lai mong muốn tạo ra các tác phẩm có thể minh họa những chuyển động, hay sự năng động, như một cách đại diện cho sự ‘xô bồ’ của đời sống hiện đại. Sự liên hệ giữa tốc độ và sự hiện đại được khẳng định trong Bản tuyên ngôn của Họa sĩ Vị lai (1910), rằng người họa sĩ phải vẽ “những điều kỳ diệu của cuộc sống đương đại - bao gồm các hệ thống truyền thông, các phương tiện giao thông hiện đại, xe tăng chiến hạm, máy bay - cũng như thể hiện khát vọng đấu tranh để chinh phục những điều chưa được biết.”

Battle of Lights, Coney Island, Mardi Gra thực hiện bởi Joseph Stella, 1913-14

Cụ thể hơn, họ tuân thủ thuyết "động lực vũ trụ", có nghĩa là không một vật thể nào có thể tách ra khỏi phần nền và các vật thể khác. Các tác giả của hai bản tuyên ngôn năm 1910, các họa sĩ của trào lưu Giacomo Balla, Umberto Boccioni, Carlo Carrà, Severini, Luigi Russolo đã mượn kỹ thuật điểm mảng màu của trường phái Ấn tượng mới và trường phái Lập thể để chồng chéo hình thức, nhịp điệu, màu sắc và ánh sáng, qua đó thể hiện một "cảm giác động" và tính đồng thời của các trạng thái tâm hồn, cấu trúc phức tạp của thế giới.

Dynamism of an Automobile, Luigi Russolo, 1912-13

Nghệ thuật Vị lai thường chọn những chủ đề vừa di chuyển ở tốc độ cao, vừa là thành tựu của khoa học hiện đại, như những chiếc xe trong bức Dynamism of an Automobile (1912 -13) của Russolo hay xe đạp trong bức Dynamism of a Cyclist (1913) của Boccioni.

Dynamism of a Dog on Leash, Giacomo Balla, 1912

Họa sĩ Umberto Boccioni đã giải thích các nguyên tắc của chủ nghĩa vị lai bằng cách so sánh nó với một trào lưu nghệ thuật hiện đại khác - trường phái Ấn tượng. "Trong khi các họa sĩ ấn tượng tập trung lột tả một khoảnh khắc cụ thể và phụ thuộc vào khoảnh khắc đó thì chúng tôi tổng hợp mọi yếu tố (địa điểm, thời gian, hình thái, màu sắc)"

Armored Train in Action, Gino Severini, 1915

Một yếu tố đặc trưng khác của nghệ thuật Vị lai là tính bạo lực thuần túy. Khác với các trường phái đương đại khác, chiến tranh là một nhân tố được tôn vinh, cường điệu hóa. Như Marinetti đã khẳng định, ‘Nghệ thuật, không gì hơn là bạo lực, tàn nhẫn và công lý’. 

Speeding Train, Ivo Pannagi, 1912

Hậu chiến tranh, Marinetti cố gắng vực dậy chủ nghĩa vị lai. Giai đoạn này được gọi với cái tên "Vị lai thứ hai" - và thường được liên hệ với chủ nghĩa phát xít. Tương tự các nhà phát xít khác, nghệ sĩ vị lai cho rằng nước Ý được tách thành hai phần riêng biệt: phía Bắc gắn liền với công nghiệp hóa và phía Nam gắn liền với công nghiệp, và mong muốn được hợp nhất hai miền.

Before the Parachute Opens, Tullio Crali, 1939

Sau khi Thế chiến Thứ nhất kết thúc, các họa sĩ vị lai đã có sự chuyển hướng rõ rệt. Cụ thể hơn, máy bay trở thành một chủ đề phổ biến trong thập niên 20. Nó kết hợp giữa tình yêu bay lượn với khung cảnh trên không và thường được sử dụng phục vụ mục đích tuyên truyền. Không bị giới hạn về khung cảnh, và vẫn tuân theo các ý tưởng chủ động của Vị lai là tốc độ, công nghệ hiện đại, sự quyết liệt. Tranh vẽ máy bay còn phổ biến cho tới năm 1940. 

Nose-Diving on the City, Tullio Crali, 1939

Cái chết của Marinetti vào năm 1944 chính thức đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa vị lai. Tuy nhiên, nó vẫn còn ảnh hưởng lớn tới các trào lưu nghệ thuật sau này của thế kỷ 20 bao gồm trường phái Dada, chủ nghĩa Siêu thực, và Art-Deco - một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính chiết trung.  

Vị lai trong các hình thức nghệ thuật khác

Vị lai vốn là một phong trào chính trị, xã hội kêu gọi sự thay đổi ý thức hệ, bao trùm lên điêu khắc, kiến trúc, văn học, âm nhạc, thậm chí cả ẩm thực. Ý tưởng chủ đạo luôn luôn là đổi mới, vứt bỏ những cái cũ. 

Về điêu khắc, tác phẩm Vị lai nổi tiếng nhất là bức tượng đồng Unique Forms of Continuity in Space của Umberto Boccioni. Một người đàn ông bước đi mạnh mẽ, quần áo (hay cơ thể bị biến dạng bởi tốc độ di chuyển của chính mình. Tác phẩm này vẫn tuân theo ý tưởng chủ đạo của nghệ thuật Vị lai: sự năng động, sinh lực tuổi trẻ mạnh mẽ và hoàn toàn khác biệt so với các pho tượng điêu khắc Ý truyền thống.

Ballet Mécanique, George Antheil, 1924

Về âm nhạc: Những nhạc sĩ Futurism là những người đầu tiên đưa các tiếng động như âm thanh của máy móc, tiếng động cơ hơi nước vào tác phẩm của mình. Xu hướng này nhằm phản ánh những tiếng động ồn ào trong các thành phố hiện đại như tiếng còi tàu lửa, động cơ ô tô ; những tiếng động chưa từng tồn tại trước đây. Mang tính thử nghiệm nhiều hơn giải trí, âm nhạc Futurismo vẫn là một phần quan trọng vẽ nên bức tranh đầy đủ của phong trào này.

Về văn học: văn học Futurism, cũng như âm nhạc, mang nặng tính thử nghiệm. Các quy luật ngữ pháp bị vứt sang một bên, các nhà văn-thơ-kịch thử với câu cú dài ngắn vô trật tự, văn chương không có ý nghĩa (nonsensical literature), hoặc đảo lộn các quy tắc ngữ pháp.

Tác phẩm đáng chú ý nhất của có thể kể đến tập thơ Zang Tumb Tumb của Marinetti, trong đó từ ngữ được sử dụng nhằm mục đích tạo tiếng bom rơi và tiếng nổ trong chiến tranh. Các dòng thơ cũng được sắp xếp một cách độc đáo, nhằm tận dụng khả năng truyền tải thông tin một cách trực quan của con chữ.

Về Kiến trúc: Cũng như ẩm thực, phần lớn kiến trúc Futurism chỉ xuất hiện trên giấy vì tính thiếu khả thi và những hạn chế về kĩ thuật. Một số công trình Futurism được xây dựng là nhà ga Santa Maria Novella hoặc nhà ga Trento vẫn kém xa so với ý tưởng của kiến trúc sư Antonio Sant’Elia. Tuy nhiên kiến trúc ngày nay đang ngày càng gần với kiến trúc Futurism hơn bao giờ hết. 

Ménilmontant, Dimitri Kirsanoff, 1926

Về điện ảnh: Các bộ phim được ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Vị lai thường có chủ đề rùng rợn, quyết liệt thể hiện nỗi sợ và những thách thức hiện hữu trong xã hội đương đại.

Nguồn tham khảo:

1. http://designs.vn/tin-tuc/chu-nghia-vi-lai-va-noi-am-anh-voi-toc-do-va-cong-nghe_217657.html#.YR9pG44zZPY

2. https://vietcetera.com/vn/chu-nghia-vi-lai-uoc-vong-dap-do-truyen-thong-de-huong-toi-tuong-lai

3. https://theconversation.com/how-the-italian-futurists-shaped-the-aesthetics-of-modernity-in-the-20th-century-73033

4. https://www.collectibledry.com/fashion-and-beauty/tomo-koizumis-sculpture-dresses/

5. http://soi.today/?p=141389

Bài tổng hợp - Phúc Hồ - bản quyền thuộc Fashionnet.vn, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn đăng tải. 

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center 

vietnamcolor.vn - fashionnet.vn

Contact: 0903788646 - 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City 

 

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn. 

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên

Art_Painting Sinh viên tốt nghiệp tại trường Imperial College London, Nicole Stjernsward đã phát minh ra Kaiku, một hệ thống giúp chuyển hoá thực vật thành các loại bột màu từ quá trình ứng dụng công nghệ bay hơi.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us