288
21 Tháng 07 1:48 pm

Triết lý không gian của Nhật Bản

 Là người đầu tiên bước vào phòng họp, bạn nghĩ căn phòng lúc ấy trống rỗng hay đang chứa đựng đầy thứ gì đó?

Nếu sinh ra và lớn lên ở phương Tây, quan niệm của đa số mọi người cho rằng phòng họp được tạo ra với mục đích tổ chức các buổi gặp gỡ. Do đó, nếu không có người trong căn phòng đó thì tất nhiên nó phải trống. Triết gia Henk Oostumming từng nói: "Ở phương Tây, một căn phòng trống cho đến khi có người bước vào".

Tuy nhiên, ở phương Đông, không gian được hiểu theo một khái niệm khác. Ở Nhật Bản, không gian tự mang ý nghĩa riêng trước khi có bất kỳ hoạt động nào xảy ra. Ví dụ, không gian trong văn hóa Nhật Bản được hiểu theo cách nó định hình các mối quan hệ; cùng là phòng họp nhưng ở Tokyo sẽ xuất hiện một số biểu tượng và hướng dẫn gợi ý cho các hoạt động tương tác có thể và nên xảy ra. Theo cách này, một căn phòng luôn chứa đầy các cấu trúc vô hình, bất kể có gì bên trong đó hay không.

Thay vì xem xét không gian như một mối quan hệ giữa các vật thể và các bức tường, khái niệm không gian của Nhật Bản là về mối quan hệ giữa con người với nhau. Bằng cách thay đổi quan điểm này, chúng ta có thể khám phá đa chiều, và đưa ra nhiều suy nghĩ thú vị về không gian chúng ta thiết kế và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, cũng như những mối quan hệ mà chúng tạo ra.

Triết lý không gian của người Nhật

Các nhà thiết kế và kiến trúc sư phương Tây từ lâu đã bị mê hoặc bởi khái niệm không gian của Nhật Bản, có rất nhiều thứ mà quan niệm về không gian của người Nhật có thể dạy chúng ta, cả về khái niệm lẫn áp dụng thực tiễn. Mitsuru Kodama, giáo sư tại Đại học Nihon, ông cho rằng các khái niệm không gian của Nhật Bản bắt nguồn từ hai truyền thống nền tảng: Shinto (một truyền thống tâm linh bản địa ở Nhật Bản) và Phật Giáo (ảnh hưởng từ nền văn hoá châu Á).

Shinto tập trung đề cao sự hài hòa trong các mối quan hệ, chủ yếu nói về sự liên kết - hữu hình lẫn vô hình - gắn kết mọi người lại với nhau. Phật giáo lại quan tâm nhiều hơn về sự vô thường và vô ngã. Những khái niệm này "hiện diện nhưng không thao túng bất kỳ ý tưởng hoặc hành động cố định nào", theo Kod Kodama. Ngay cả từ chỉ con người trong tiếng Nhật, "ningen", cũng phản ánh sự khác biệt trong cách hiểu về mối tương quan và nhân dạng của mỗi con người. Phần thứ nhất - nin - đại diện cho một con người, và phần thứ hai - gen - chỉ không gian, hoặc những gì ở giữa. Sự hiểu biết về con người không nằm ở các đặc điểm, cấu tạo sinh lý, mà là ở sự liên kết và những mối quan hệ được hình thành khi họ tương tác với nhau.

Người Nhật Bản xây dựng không gian như một nơi nhằm tôn vinh, mở rộng các giá trị văn hoá dân tộc, thay vì đơn thuần là nơi văn hoá xuất hiện và diễn ra.  

Ở Nhật Bản, thiết kế không gian của họ thường có xu hướng tập trung vào thiết lập các tương tác, các yếu tố ngẫu sinh, và sự kết nối với người khác và với xã hội. Ví dụ, các quán trà truyền thống có cửa hẹp và thấp. Điều này buộc khách phải cúi đầu xuống, và, theo lịch sử, là để samurai để kiếm của họ bên ngoài cửa. Các cánh cửa như để nhắc nhở những người tham gia về mối liên kết của họ với chủ nhà (việc cúi đầu), cũng như trong một không gian văn hóa rộng lớn hơn (nơi vũ khí không thuộc về). Theo cách này, người Nhật xây dựng không gian như những nơi để tôn vinh các giá trị cốt lõi, chứ không đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động thường nhật.

04 loại không gian của người Nhật

Người Nhật có ít nhất bốn từ khác nhau để chỉ "không gian". Thay vì để chỉ môi trường hay kiến trúc được xây dựng, các từ tiếng Nhật cho "không gian" thường chỉ xoay quanh sự tương tác và mối quan hệ giữa người với người. Mỗi từ thể hiện và đề cao mối quan hệ của con người ở một góc độ khác nhau và chúng chỉ hữu dụng với một số ngữ cảnh nhất định.

1. Không gian quan hệ - WA

“We sat across from each other in the small room, which made the wa very tense and confrontational.”

WA là nhận thức về kết nối giữa các cá nhân. Mỗi không gian đều có một đặc điểm quyết định loại quan hệ hình thành ở đó, và WA là để mỗi cá nhân nhận thức sự ảnh hưởng bởi không gian lên mối quan hệ hiện hữu.

Ví dụ, du khách biết về sự chuyên nghiệp tỉ mỉ của người Nhật thường rất ngạc nhiên với cuộc sống về đêm sống động và tràn đầy năng lượng tại nơi đây. Những ngày dài ở văn phòng thường được nối đuôi bởi đêm dài say sưa, uống rượu và trò chuyện. Và lý do mà các đồng nghiệp thường tổ chức đi chơi cùng nhau, chính là để duy trì WA và củng cố các mối quan hệ của họ.

Nơi làm việc là một không gian được thiết kế để tập hợp các cá nhân làm việc cùng nhau, và những căng thẳng và xích mích là điều hiển nhiên cần được giải quyết. Trong hầu hết các nền văn hóa, văn phòng không hẳn là nơi tốt để giải quyết các vấn đề này, Nhật Bản cũng vậy. Thay vào đó, izakaya, một loại quán bar của Nhật Bản, tạo điều kiện cho phép các mối quan hệ khác nhau hiện hình rõ nét. Rượu bia, những căn phòng cách biệt, thiết kế tạo sự thân mật - izakaya tạo ra một không gian giải phóng cho những lời bày tỏ vốn không được nói ra chốn văn phòng. Nhân viên có thể nói thẳng với chủ của họ về những mối lo ngại - các vấn đề cứ thế ập đến và được giải quyết.

Chúng ta có thể chủ động hơn với không gian mà chúng ta chọn để làm những việc khác nhau, cũng như tạo ra các cuộc trò chuyện khác nhau. Mỗi địa điểm ảnh hưởng sâu sắc đến từng mối quan hệ chúng ta hình thành. Nếu ta muốn ai đó chia sẻ cảm xúc của họ, không gian nào sẽ hợp lý hơn? Liệu một quán cà phê ồn ào có là nơi thích hợp cho một chủ đề nhạy cảm? Một bữa tối dưới ánh nến tại một nhà hàng lãng mạn thì sao?

2. Không gian huy động tri thức - BA

“Having all the different departments work on the project together meant things went slow, but the ba was great, and the breakthrough wouldn’t have been possible otherwise.”

BA là về sự sắp xếp các yếu tố để tạo ra sự kết nối có khả năng hình thành kiến thức hoặc kinh nghiệm. Trong khi WA tập trung vào các mối quan hệ, BA quan tâm đến cách kiến thức được hình thành và chia sẻ. Nếu WA là về sự hòa hợp giữa xã hội và giữa các cá nhân, thì BA là về việc đảm bảo rằng mọi người có thể sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mọi người.

Khái niệm văn phòng mở là một triết lý thiết kế phản ánh giá trị của BA. Các văn phòng tại Nhật Bản thường rất rộng với không gian làm việc siêu to khổng lồ. Sự sắp xếp này cho phép người tham gia chia sẻ thông tin liên tục. Người Nhật cũng ưu tiên các nhóm liên ngành vì họ tin rằng một tập hợp của các thế giới quan khác nhau sẽ dẫn đến những đột phá.

Để cải thiện cho cuộc sống của chúng ta với BA, ta có thể theo dõi các tài khoản mạng xã hội nằm ngoài kinh nghiệm hoặc sở thích của bản thân, tham dự các sự kiện ngoài chuyên ngành, cũng như gặp gỡ và tương tác với những người mà ta thường không gặp. BA yêu cầu chúng ta cởi mở với những gián đoạn và phiền nhiễu khi tư duy ham muốn hướng nội và tập trung. Giả thuyết ở đây là những gì chúng ta biết chỉ có giá trị nếu nó cọ xát với những gì người khác biết.

3. Địa điểm - TOKORO

“Although they both loved camping, taking three flights to get there seemed like the wrong tokoro for a honeymoon”

TOKORO thường được sử dụng để mô tả vị trí hoặc địa danh, nhưng nó cũng được sử dụng để mô tả trạng thái hiện hữu. Ở Nhật Bản, ý tưởng về địa điểm không tách biệt với các mối liên kết lịch sử, văn hóa, xã hội và các kết nối khác gắn liền với địa điểm đó. Ý tưởng về TOKORO bao hàm ý tưởng về bối cảnh, vì nơi này chắc chắn được kết nối với tất cả các hoạt động xung quanh nó.

In Japan, a building can’t be in Tokyo without Tokyo being in the building.

Nếu WA cấu thành các mối quan hệ của bạn trong không gian, TOKORO đặt mối quan hệ đó vào một câu chuyện lớn hơn. Nó có một chút khác biệt với khái niệm vị trí của phương Tây. Khái niệm của phương Tây về không gian bao gồm một phần bên trong, một phần bên ngoài, và một ranh giới giữa hai phần đó. Điều này giúp bạn dễ dàng suy nghĩ về những điều được chứa đựng trong một thứ lớn hơn, và nhỏ hơn: Tại Mỹ, có một văn phòng ở thành phố New York. Đội ngũ bán hàng làm việc trong văn phòng đó và Jules là thành viên của đội ngũ kia.

Các khái niệm về không gian của người Nhật thì ngược lại, rất mơ hồ về các ranh giới, vì vậy trở thành một phần của một địa điểm có nghĩa là có mối quan hệ động với nó. Ở Nhật Bản, một tòa nhà không thể ở tại Tokyo mà không có chất Tokyo ở trong tòa nhà.

4. Không gian âm - MA 

“The ma at this event is awful! There’s no time to think or breathe in between the presentations, networking, and meals.”

MA thường được dịch là không gian âm. Tuy nhiên, MA được hiểu với khái niệm là một vùng tự do cho phép những thứ không giống nhau cùng tồn tại. Khi chúng ta giao tiếp thứ gì đó, chúng ta thường tự cho rằng người kia sẽ hiểu thông điệp theo cách mà ta suy nghĩ. Sai lầm. Nếu tôi nói với bạn là “tôi đang đói", bạn có thể diễn giải đây là một chuỗi thông tin, hoặc như một mệnh lệnh rằng bạn cần cho tôi ăn, một lời than phiền về mức độ hiếu khách của bạn với tư cách là chủ nhà, hoặc một điều gì đó khác.

Quan niệm của người Nhật về MA là thiết kế những khoảnh khắc nhận thức và yên tĩnh, cho phép sự khác biệt được trả về trạng thái ôn hòa.

Ví dụ, ở Nhật Bản, các đền thờ thường được xây dựng ở cuối các chuyến đi bộ lên dốc dài; cuộc đi bộ dài và mệt mỏi là bước chuẩn bị đầu cho tâm trí trước khi vào đến đền thờ, cho phép bạn bỏ lại những phiền nhiễu và lo lắng phía sau. Những thành phố chằng chịt với những công viên nhỏ nằm rải rác đan xen vô số con đường mòn quanh co, tạo ra các không gian yên tĩnh để con người chiêm nghiệm. Ngay cả các cuộc hội thoại trong tiếng Nhật cũng được đánh dấu bằng các khoảng dừng dài đến mức gây khó chịu.

Chủ đích trong việc thiết kế ra các không gian cho phép suy nghĩ và chiêm nghiệm giúp chúng ta giải quyết tốt các mâu thuẫn và căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Sự khác biệt về quan điểm dường như hiếm khi cùng tồn tại một cách hòa bình, và sự chuyển đổi từ môi trường nhà ở sang công sở thường được đánh dấu bởi đám đông và sự căng thẳng. Do đó, có nhiều cách chúng ta có thể nhường chỗ cho nhiều MA hơn trong cuộc sống của chúng ta. Thiền là một cách tuyệt vời để tìm lại bản thân trong một ngày bận rộn. Các chuyến thăm thư viện đem đến sự nghỉ ngơi đáng giá thực sự trong một thế giới thương mại ngày càng thương mại hóa. Hạn chế công nghệ tại các khu vực nhất định cũng sẽ có ích nữa. Hãy tự hỏi bản thân đâu là không gian thư thả trong ngày của ta?

Suy nghĩ về cách không gian theo cách 'Nhật Bản' hơn có thể mở ra những cách tổ chức cuộc sống mới, giúp ta tập trung vào các mối quan hệ quan trọng với bản thân. Xây dựng không gian làm sâu sắc thêm các mối quan hệ - WA, hình thành những nền tảng kiến thức mới - BA, kết nối với thế giới xung quanh chúng ta - TOKORO và cho phép những khoảnh khắc yên tĩnh và hòa nhập - MA, có thể làm phong phú thêm trải nghiệm của chúng ta về thế giới và của những người xung quanh chúng ta.

Bài: Chip Phan

Nguồn: https://qz.com/1181019/the-japanese-words-for-space-could-change-your-view-of-the-world/

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, học tư duy sáng tạo, để đổi mới, hiểu biết, hành trình của tự do. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM

 

Creative Class PRO: Những buổi học và bài giảng tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng, đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Đây là hành trình của nghệ thuật và tự do, với lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

Vì sao trang sức mang lại giá trị cảm xúc?

Vì sao trang sức mang lại giá trị cảm xúc?

Culture Tại sao một số loại đá quý lại hàm chứa ý nghĩa cảm xúc lớn đối với nhiều người? Thực tế, ngoài giá trị trang trí của những món đồ trang sức lộng lẫy này, chúng còn có một lịch sử thú vị và hấp dẫn.

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Culture Mặc dù vải cotton trở nên phổ biến hơn ở Nhật Bản trong thế kỷ 20, nhưng những người lao động nghèo ở nông thôn vẫn không thể mua được. Do đó, họ bắt đầy lấy những bộ quần áo cũ của mình ra sửa chữa bằng cách thêu các mảnh vải vụn đắp lên, từng lớp từng lớp được kết hợp tạo ra tác phẩm chắp vá mang tên BORO.

Người nghệ sĩ bị lãng quên đằng sau các quân bài Tarot

Người nghệ sĩ bị lãng quên đằng sau các quân bài Tarot

Culture Pamela Colman Smith, được biết đến nhiều nhất dưới danh nghĩa người thiết kế của Rider Waite Tarot, một trong những bộ bài Tarot được nhiều người mới vào nghề sử dụng tìm hiểu những điểm mấu chốt của bộ môn này. Có thể nói, Smith là một nghệ sĩ phóng khoáng, độc đáo, với nguồn kiến thức vô hạn nhờ quá trình đi khắp thế giới và giao lưu, tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ trong ngành.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us