288
04 Tháng 04 9:54 pm

Windowology - "Đóng khung" nền văn hoá vào ô cửa sổ

 Từ ngày 16 tháng 4 đến 28 tháng 6 năm 2020, triển lãm Japan House London sẽ trình bày các thiết kế cửa sổ nhà ở: quan điểm kiến ​​trúc mới từ Nhật Bản, đây là một triển lãm đa ngành giúp khám phá vai trò của cửa sổ như một đối tượng văn hóa. Kết hợp giữa kiến ​​trúc, nhiếp ảnh, thủ công và công nghệ, qua đó làm nổi bật cách mà chúng "đóng khung tầm nhìn" của ta và đưa ra những quan điểm độc đáo về thế giới quan.

Windowology, quan điểm kiến ​​trúc mới từ Nhật Bản được hỗ trợ nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu cửa sổ The Window Research Institute – một cơ sở thuộc Tokyo được thành lập nhằm hỗ trợ phát triển văn hoá kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà sử học kiến ​​trúc và nhà phê bình Igarashi Tarõ. Triển lãm này cũng đồng thời cho thấy sự quan trọng của những hệ cửa sổ nằm ngoài chức năng kiến trúc, chúng đôi khi đóng vai trò như một không gian phân chia luồng sáng tiếp nhận hay sáng tạo thêm các không gian chức năng linh hoạt.

Khái niệm về cửa sổ trong văn hoá Nhật Bản có thể thay đổi linh hoạt trong ngày: một lối mở dẫn ra vườn, một không gian ngăn cách các khu vực khác hay thậm chí là chi tiết dùng để kết nối đến nhiều nền văn háo khác. Mỗi ô cửa sẽ kể một câu chuyện riêng của chúng, và chính những câu chuyện ấy mang lại ý nghĩa văn hoá lớn cho người Nhật. 

“Chúng tôi xem cửa sổ không chỉ là một phần của kiến trúc mà còn liên quan mật thiết đến cuộc sống và hoạt động thể chất của con người; chúng tôi đã nghiên cứu nhằm phát hiện ra tầm quan trọng của cửa sổ trên nhiều khía cạnh khác nhau.", giám đốc của viện nghiên cứu chia sẻ. "Buổi triển lãm này sẽ là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu những nghiên cứu cửa sổ có nguồn gốc từ Nhật Bản.”

'index of window sounds and movements’ năm 2019, được nghiên cứu bởi yoh komiyama, đạo diễn bởi tomohiro okazaki.

‘Transition of kikugetsutei’, 2019 được sản xuất bởi hội thảo norihito nakatani trường đại học waseda, đạo diễn bởi kenji-seo.

'Room room', bởi kiến ​​trúc sư takeshi hosaka

Một không gian sống rộng mở chụp bởi ondesign & partners © jérémie souteyrat

Yoshiharu tsukamoto, 2014

Project info:

name: windowology: new architectural views from japan
location: japan house london
production: the window research institute under the direction of architectural historian and critic igarashi tarõ
duration: 16 april – 28 june 2020
admission: free

Nguồn Design Boom - Chip Phan

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động, tràn đầy cảm xúc ấm áp, thân tình của những người yêu nghệ thuật, trà, lụa, và nhiều điều đẹp đẽ. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa, thiên nhiên, bảo vệ môi trường, nơi bạn sẽ cảm nhận với một nguồn vui sống tích cực và sinh động. Hotline: 093 406 8088. Email: Huong.color@fashionnet.vn

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Sự trỗi dậy bất ngờ của văn hoá nghệ thuật Nhật Bản - Boro

Culture Mặc dù vải cotton trở nên phổ biến hơn ở Nhật Bản trong thế kỷ 20, nhưng những người lao động nghèo ở nông thôn vẫn không thể mua được. Do đó, họ bắt đầy lấy những bộ quần áo cũ của mình ra sửa chữa bằng cách thêu các mảnh vải vụn đắp lên, từng lớp từng lớp được kết hợp tạo ra tác phẩm chắp vá mang tên BORO.

Người nghệ sĩ bị lãng quên đằng sau các quân bài Tarot

Người nghệ sĩ bị lãng quên đằng sau các quân bài Tarot

Culture Pamela Colman Smith, được biết đến nhiều nhất dưới danh nghĩa người thiết kế của Rider Waite Tarot, một trong những bộ bài Tarot được nhiều người mới vào nghề sử dụng tìm hiểu những điểm mấu chốt của bộ môn này. Có thể nói, Smith là một nghệ sĩ phóng khoáng, độc đáo, với nguồn kiến thức vô hạn nhờ quá trình đi khắp thế giới và giao lưu, tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ trong ngành.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us