288
06 Tháng 08 11:34 pm

Trà Đạo - nghệ thuật sống của người Nhật

 Cái thế cô lập từ ngàn xưa của nước Nhật bản đối với toàn thể thế giới, đã thúc đẩy người ta đến chỗ nội tỉnh nghĩa là tự xét mình, đã giúp cho Trà Đạo phát triển mạnh vô cùng. Nhà cửa, tập quán, cách phục sức, cách nấu ăn, đồ sơn, đồ sứ, đồ vẽ... Cả một nền văn học, tất cả đã chịu ảnh hưởng của Trà Đạo. Người nghiên cứu về Văn hóa Nhật bản, không ai là không biết đến Trà Đạo. Nó đã thấm nhuần vào vẻ thanh nhã của những khuê phòng cao quý, cũng như nó đã thâm nhập vào những nơi nhà tranh vách đất nghèo nàn. Trà đạo đã dạy cho nông dân Nhật biết cách trưng bày hoa, những công nhân thấp kém nhất nước Nhật biết coi trọng những hòn đá, khe nước. Trong lối nói thông thường, ta vẫn gọi những người hờ hững đối với những tấn kịch nửa trang nghiêm nửa hài hước của chính mình, là những kẻ “ thiếu hơi trà”. Và ta lại chê trách những nhà thẩm mỹ thô lỗ bất chấp những thảm kịch của thế gian, để mặc cho mình chuồi theo nguồn cảm xúc không kiềm chế không ngừng mực, là những kẻ “quá dư hơi trà”

Trà nguyên thủy là một thứ thuốc sau biến dần thành một đồ uống. Ở Trung Hoa, vào thế kỷ thứ tám,  trà được coi là một thú tiêu khiển thanh lịch trong giới thi ca. Đến thế kỷ thứ mười lăm, Nhật bản nâng cao giá trị của Trà lên thành một tôn giáo của chủ nghĩa thẩm mỹ, tức là Trà Đạo. Trà Đạo là một đạo lập ra để tôn sùng cái đẹp trong nhưng công việc tầm thường của cuộc sinh hoạt hàng ngày. Nó là nghi thức của đức tinh khiết và sự hòa hợp ; nó làm cho người ta cảm thấy sự huyền bí của lòng hỗ tương nhân ái và ý nghĩa lãng mạn của trật tự xã hội. Bản chất của Trà Đạo là sùng bái sự (( Bất Hoàn Toàn )), vì trong cái bất khả năng mà chúng ta điều biết là nhân sinh thế sự này có cái gì có thể làm được thì Trà Đạo luôn luôn cố gắng hoàn thành cho bằng được.

" - bán tại Saatchi Art giá 8.700 $ 

Triết lý của Trà không phải chỉ là một chủ nghĩa thẩm mỹ đơn giản theo ý nghĩa thông thường của nó, vì triết lý này, cùng với luật lý và tôn giáo biểu thị tất cả quan niệm của chúng ta về con người và tạo hóa. Nó là khoa vệ sinh, vì nó bắt buộc phải tinh khiết, nó là khoa kinh tế, vì chứng tỏ rằng an lạc là do sự giản dị nhiều hơn là do ở  sự phức tạp và tổn phí mà ra; nó là một thứ kì hà về tinh thần, vì nó minh định ý niệm về cân xứng của ta đối với vũ thần dân chủ thực sự của Á đông, vì nó đã khiến cho tất cả những người tôn sùng Trà Đạo thành những bậc thẩm mỹ quý phái.

Cái thế cô lập từ ngàn xưa của nước Nhật bản đối với toàn thể thế giới, cái thế đã thúc đẩy người ta đến chỗ nội tỉnh nghĩa là tự xét mình, đã giúp cho Trà Đạo phát triển mạnh vô cùng. Nhà cửa, tập quán của chúng tôi, cách phục sức, cách nấu ăn, đồ sơn, đồ sứ, đồ vẽ... ngay chính nền văn học của chúng tôi... tất cả đã chịu ảnh hưởng của Trà Đạo. Người đã nghiên cứu về Văn hóa Nhật bản, không ai là không biết đến Trà Đạo. Nó đã thấm nhuần vào vẻ thanh nhã của những khuê phòng cao quý, cũng như nó đã thâm nhập vào những nơi nhà tranh vách đất nghèo nàn. Nó đã dạy cho nông dân nước chúng tôi biết cách trưng bày hoa, nó đã dạy cho công nhân thấp kém nhất nước Nhật biết coi trọng những hòn đá, khe nước. Trong lối nói thông thường, ta vẫn gọi những người hờ hững đối với những tấn kịch nửa trang nghiêm nửa hài hước của chính mình, là những kẻ “ thiếu hơi trà”. Và ta lại chê trách những nhà thẩm mỹ thô lỗ bất chấp những thảm kịch của thế gian, để mặc cho mình chuồi theo nguồn cảm xúc không kiềm chế không ngừng mực, là những kẻ “quá dư hơi trà”.

Người ngoại cuộc chắc thế nào cũng không khỏi ngạc nhiên về cái lối “kiểu cách bầy vẽ” ra cho nhiều mà chẳng đi tới đâu ấy. Họ sẽ bảo: “Trong một chén Trà sao mà lắm phong bao bão tố đến thế ! ‘’ Nhưng nếu chúng ta nhận thấy chén vui của nhân gian bé nhỏ như thế nào, mau chóng đầy tràn nước mắt như thế nào, và trong cơn khát vọng cái ”vô biên vô hạn“, chúng ta dễ dành uống cạn chén trà như thế nào, thì chắc chắn chúng ta sẽ không tự trách mình đã bầy vẽ ra lắm chuyện vì chén trà Nhân loại đã tồi tệ hơn. Thờ “Tửu Thần Bacchus’’, chúng ta đã hy sinh quá trớn, chúng ta lại còn biến  đổi cả hình dạng đẫm máu của “chiến Thần Mars’’ nữa. Tại sao ta không tự hiến thân cho” Ca – melia nữ vương’’ và đắm mình tiêu khiển trong giòng suối thân ái ấm áp chảy tự trên ban thờ Nữ Vương xuống? Trong chất nước màu hổ phách đựng trong chiếc chén sứ màu trắng ngà, nhưng người đã gia nhập Đạo rồi có thể thưởng thức đức trầm mặc hiền từ của Khổng tử, tinh chua chát của Lão tử, và hương thơm cao quý của chính Thích Ca Mâu Ni.

Những người không tự cảm thấy được cái bé nhỏ trong những công việc to tát của mình, rất có thể sơ xuất không nhận thấy được cái to tát trong những công việc bé nhỏ của chính người khác. Bất cứ một người Tây phương trung lưu nào, song trong cảnh êm đềm tự túc tự mãn, cũng đều không thấy trong nghi thức dung Trà có gì khác hơn là một trường hợp của ngàn lẻ một những việc kỳ dị đã tạo thành cái tính kỳ cục và trẻ con của Đông Phương. Thấy Nhật bản chỉ ham chuộng những nghệ thuật tao nhã của hòa bình, họ quen coi Nhật bản như một nước dã man: nhưng từ khi Nhật bản bắt tay vào cuộc tàn sát trên chiến trường  Mãn châu, thì họ lại gọi Nhật bản là một nước văn minh. Sau lại còn không biết bao nhiêu lời bình luận về quy luật võ “ Võ sĩ Đạo’’, cái “ Nghệ Thuật Chết’’ của quân nhân Nhật bản, vui vẻ tự hy sinh tính mệnh, nhưng người ta ít chú ý đến Trà Đạo, cái đạo tiêu biểu rất nhiều cho ”Nghệ Thuật Sống’’ của chúng tôi. Nhờ ở cái vinh dự đáng ghê sợ của chiến tranh mà được tiếng là văn minh, như vậy thà chúng tôi cam chịu là dã man còn hơn, thà chúng ta đợi đến lúc nghệ thuật và lý tưởng của chúng tôi được người ta hiểu biết đến mà đương nhiên tôn kính còn hơn.

Biết đến bao giờ Tây Phương mới chịu hiểu hoặc tìm hiểu Đông Phương? Chúng tôi vốn rất sợ cái màng lưới kỳ cục thiên hạ đã thêu dệt ra về chúng tôi vá những sự kiện và những truyện bịa đặt hão huyền. Nó họ không bảo chúng tôi sống về chuột với dán, thì họ lại tưởng chúng tôi sống về hương sen. Chúng tôi là một giống hoặc cuồng tín, bất lực, hoặc dâm đãng ty tiện. Họ đã cười thuyết duy linh của Ấn độ dốt nát, đức khiêm nhượng của Trung Hoa là ngu xuẩn, lòng ái quốc của Nhật bản là kết quả của thuyết túc mệnh. Họ còn cho rằng chúng tôi vì thần kinh hè trì độn nên cảm xúc đau thương.

Tại sao chư vị không đem chúng tôi ra mà làm trò vui? Á đông chúng tôi xin đáp lễ lại. Nếu chư vị biết chúng tôi đã nghĩ những gì, đã viết những gì về chư vị, chắc chư vị còn cười hơn nữa. tất cả các mị lực của viễn cảnh là ở đó, tất cả long cảm phục một cách vô ý thức những cái kì ảo, tất cả long oán hận một cách thầm lặng những cái mới lạ và vô định là ở đó mà ra. Người ta gán cho chư vị những đức tính quá cao thượng không ai có thể đố kỵ được, và buộc cho chư vị nhiều tội ác quá đẹp không ai có thể trách cứ được. Văn nhân của chúng tôi ngày xưa…những nhà hiền triết, bác học…đã kể cho chúng tôi nghe rằng chư vị có một cái đuôi xù giấu ở đâu đó trong quần áo, và chư vị thương ăn thịt trẻ sơ sinh! Chúng tôi đối với chư vị còn một điều này tệ hơn nữa là : chúng tôi vẫn thường nghĩ rằng chư vị là giống người kém thực tế nhất trần đời, vì người ta bảo chư vị chỉ thuyết giáo mà không bao giờ thực hành.

Rất may là những điều hiểu lầm như vậy ở bọn chúng đã tiêu tan nhanh chóng. Việc thương mại đã bắt buộc phải dùng những tiếng Âu châu trên các hải cảng Á châu. Thanh niên Á châu đổ sô đến các trường đại học Tây Phương để hấp thụ nền giáo dục cận đại. Tuy chúng tôi chưa thấu hiểu sâu xa nền văn hóa của chư vị, nhưng ít ra chúng tôi cũng có thiện chi muốn học hỏi. Biết bao nhiêu đồng bào của chúng tôi đã theo đòi quá nhiều những tập quán và quá nhiều những lễ nghi của chư vị, họ nhầm tưởng rằng đeo cổ áo cứng và đội mũ lụa cao nòng là thấu hiểu ngay được nên văn hóa của chư vị. Thực đáng thương mà cũng đáng trách cho những kiểu cách ấy, nhưng dẫu sao thì nó cũng chứng tỏ rằng chúng tôi đã hạ mình muốn tiếp cận với nền văn minh của chư vị. Không may thái độ của Tây phương lại thờ ơ đối với sự lý giải của Đông phương. Hội truyền giáo cơ đốc sang nước chúng tôi để cấp phát chứ không phải để lãnh thụ. Sự hiểu biết của chư vị, nếu không căn cứ, vào những giai đoạn không đáng tin của những khách lữ hành, thì chỉ căn cứ vào dăm ba bài dịch thuật nghèo nàn của cả một nền văn hiến bao la rộng rãi của chúng tôi. Ít khi mà ngòi bút hào hiệp vô tư của một Lafcadio Hearn hay của một nhà văn như tác giả cuốn “VẬN MỆNH ẤN ĐỘ”  thì chỉ căn cứ vào dăm ba bài dịch thuật nghèo nàn của cả một nền văn hiến bao la rộng rãi của chúng tôi. Ít khi mà ngòi bút hào hiệp vô tư của một Lafcadio Hearn hay của một nhà văn như tác giả cuốn “Vận Mệnh Ấn Độ” (The Web Of Indian Life) soi sáng vào khoảng âm u của Á đông bằng ngọn đuốc cảm tình của chính chúng tôi.

Nhưng nói thẳng ra như vậy, rất có thể tôi lại tự phô cái dốt của mình ra về Trà Đạo. Chính cái tinh thần văn nhã của Trà Đạo.

Bản dịch của Bảo Sơn - Theo The book of Tea của Kakuzo Okakura - xuất bản lần đầu tiên năm 1906

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us