Top 10 kiến trúc xu hướng của Nhật Bản 2022
Interior / Architects có điều gì đó về kiến trúc của Nhật luôn khiến tâm hồn bạn trầm lắng, cảm giác được bao bọc trong sự mờ ảo và ấm áp như ánh mặt trời xuyên qua lớp sương mai. Có lẽ đó là cái độc đáo từ chủ nghĩa tối giản, sự sang trọng vượt thời không, cách sử dụng gỗ đầy nghệ thuật hay đơn gỉan hơn là sự vận dụng bản chất của Thiền Tông đến từ người bản xứ.
Dù đó có là gì đi chăng nữa, khi tôi dạo quanh những kiến trúc đầy cảm hứng của Nhật, tôi luôn muốn biến nó thành của riêng mình. Hoặc trong mắt tôi, đó như thể ngôi nhà của chính tôi nhưng có Marie Kondo đứng bên trong điểm trang lại nó vậy. Với tinh thần ngưỡng mộ, chúng tôi đã tập hợp một bộ sưu tập bao gồm những kiến trúc tối giản, trang nhã mà có thể bạn cũng sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng trong chính công việc hay cuộc sống hàng ngày của mình. Với những ngôi nhà nhỏ trông như tổ ong, hay những công trình trông như cấu tạo chữ A của Nhật, khiến bạn như được trải nghiệm cảm giác ấm cúng như trong những bộ phim Ghibli – Những ngôi nhà thu nhỏ với cấu trúc phức tạp này hứa hẹn sẽ là xu hướng mới của năm 2022.
1. 2nd Home
2. Hara Hara
3. Minima
4. The Nook
Với kĩ năng lành nghề của các thợ thủ công và nghệ sĩ địa phương, The Nook được thiết kế để mang những nét đặc trưng từ kỉ nguyên cũ với thời đại hiện đại. Được ví như “bộ sưu tập của những câu chuyện” Belleme đã thiết kế The Nook liên kết với lịch sử cá nhân của mình với khu rừng bao bọc xung quanh, và kiến trúc cấu tạo của chiếc cabin. Căn nhà nhỏ này được xây dựng từ những cây bị đốn hạ, tại địa phương mà Belleme ghi nhớ trong 5 năm sống tại rừng cây Appalachian. Với khoảng thời gian đó, anh đã học được các kĩ năng xây dựng cơ bản như tạo ra một con đường toàn tay vịn dẫn đến cổng vào của The Nook. Những loại gỗ tạo nên căn nhà là gỗ sồi trắng, sồi đỏ, gỗ óc chó đen và gỗ keo gai cũng um tùm bao xung quanh The Nook.
5. Ngôi nhà ở Akashi
6. Biệt thự "4 lá"
7. Goan
Kiến trúc sư - nhà sử học Nhật Bản Terunobu Fujimori được biết đến với những kiến trúc quán trà kì quặc và niềm yêu thích mãnh liệt với kiến trúc độc đáo. Tác phẩm gần đây nhất của ông được chuyển thể từ mái nhà tranh của yêu tinh trong truyện cổ tích. Với mặt tiền là cỏ, và gỗ được xử lí bằng phương pháp Yakisuki. Vị trí của The Goan cũng rất tốt, toạ lạc ở ngay phía trước sân vận động mới của Tokyo, nơi vẫn tồn tại cho đến ngày 5 tháng 9 để kỉ niệm thế vận. hội mùa hè 2020.
Để vào được phòng trà, du khách phải di chuyển thông qua một chiếc lỗ, mà theo truyền thống còn được gọi là “Nijiriguchi”. Bên trong của quán trà là nội thất trang trí bởi cây cảnh kì thú, và không gian bằng gỗ không sơn phết bởi bất cứ mào nào. Để mà diễn gỉai cụm từ “Nijiriguchi”, thì đó là cầu thang và bậc thang bằng gỗ kết nối tầng dưới với tầng trên phòng trà.
8. Kén nhộng bằng bìa các-tông
Kén nhộng các-tông được thiết kế dành cho những người phải di dời do thiên tai hay các trường hợp y tế khẩn cấp, như đại dịch COVID-19. Atelier OPA đã thiết kế kén nhộng với 2 tầng, bao gồm 2 chỗ ngủ, một dãy cầu thang và 1 khu vực làm việc được trang bị bàn và ghế. “kén” được thiết kế để dễ dàng gấp lại, có kích thước nhỏ gọn thuận tiện cho việc vận chuyển. Với kích thước có thể thu nhỏ như vậy, kén nhộng các-tông đã được những phản ứng tích cực từ cộng đồng quốc tế, những cá nhân nghĩ đến việc sẽ sử dụng căn nhà lưu động này ở phòng tập hay cho các cơ sở y tế.
9. Gian hàng của Kengo Kuma
Các nhà thiết kế đã sử dụng khung thép làm cơ sở của cấu trúc, tấm CLT được phủ phía trên để tạo ra mặt tiền với hiệu ứng xoắn ốc và hình chóp hướng lên trời. Những tấm CLT, hoặc gỗ nhiều lớp có sức hấp dẫn rất đặc biệt vì tính năng lắp ghép tiện lợi của chúng, với chất liệu nhẹ nhưng bền bỉ, quá trình lắp ráp cũng đơn giản và gọn gàng khiến chúng co tác động rất thấp đến môi trường. Các tấm CLT dán chồng lên nhau tạo thành đường zig-zag thú vị, tuy nhiên những khe hở từ đường zig-zag cũng cần được che phủ phòng thời tiết xấu diễn ra. Họ đã bao xung quanh các khe bằng tấm màn copolymer trong suốt được gọi là TEFKA.
10. Iam Sauna
Iam Sauna là phòng xông hơi hình lều xinh xắn được trang bị bếp củi cho phép mọi người tận hưởng không khí ấm cúng ngay cả với thời tiết lạnh giá. Ngoài điểm cộng thuận tiện cho việc di chuyển, chiếc lều xông hơi còn rất dễ thiết lập. Chỉ với một người, có thể lắp căn lều chưa đếu một phút. Bạn chỉ cần kéo các tab kéo ở bốn góc, chiếc lều sẽ được hoàn thành. Sau đó làm nóng bếp củi lên chỉ với một phút, bạn đã có phòng xông hơi riêng của mình.
Nguồn https://www.yankodesign.com I Bài dịch Giang Lê I Bản quyền dịch thuộc Fashionnet. Vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép.
________________________________________________
Art Design Center
www.vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 090378 8646 Email: Huongcolor.studio @gmail.com .com hoặc Creative.proclass@gmail.com .
Office: Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM.
Pro Creative Course I Trường học với những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật để cảm nhận cái đẹp, từ thiên nhiên, nơi tâm hồn và cuộc sống.
HuongColor Nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang
1996 Sau khi được đào tạo về Thiết kế tại Hà Nội University of Industrial Fine Art (UIFA) Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week. 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.