288
05 Tháng 01 1:09 am

Kiến trúc Nhật Bản: Tối giản, hiện đại và không ngừng sáng tạo (P3)

 Trong phần này, hãy cùng Fashionnet điểm qua 6 thiết kế mang đậm tính tối giản đặc trưng của đất nước Nhật Bản, hòa hợp với môi trường xung quanh đồng thời đảm bảo độ tiện nghi, thoải mái cho người ở

House in Ikema (1100 Architects)

Nằm trên hòn đảo Ikema, thuộc quần đảo Okinawan của Biển Hoa Đông, đội ngũ 1100 Architect đã thực hiện căn nhà nằm trên đỉnh vách đá hướng ra biển. Chủ yếu sử dụng bê tông để chống chọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các kiến trúc sư cũng sử dụng những loại vật liệu truyền thống Nhật Bản để thêm phần mềm mại cho căn nhà. Cặp vợ chồng đặt thiết kế căn này, một nhà kinh doanh nghệ thuật gốc Ikema và chồng của cô, một kỹ sư và doanh nhân, đã dành phần lớn cuộc đời tại Naha thuộc đảo Okinawa và đã luôn mơ về sự yên bình tại Ikema. Nhóm kiến trúc sư này trước đó cũng đã thực hiện một yêu cầu cho cặp đôi tại thành phố Naha, vì thế họ đã quen thuộc với phương pháp xây dựng địa phương, những loại vật liệu sẵn có và gu thẩm mỹ vừa truyền thống vừa đương đại của khách hàng.

Concrete M House (Ryuji Najamura)

Là con trai của kiến trúc sư người Nhật nổi tiếng Jun Aoki, Nakamura tự thân lập nghiệp vào năm 2004 và thành công với những tác phẩm sắp đặt tinh tế cũng như những thiết kế nội thất đầy sáng tạo cho những cửa hàng ở Nhật Bản.Thiết kế M House không chỉ kết hợp mà còn tạo nên sự hài hòa ấn tượng cho 2 lĩnh vực trái ngược này. Nakamura chọn cách tiếp cận khiêm tốn, cho rằng nghĩa vụ của người kiến trúc sư là phải thiết kế một "bối cảnh trung tính để làm nền cho nội thất và cây cảnh trong tương lai." Công trình này sử dụng khung bê tông gia cố và bao phủ bởi gạch sơn trắng để giúp phần ngoại thất chịu được không khí vùng biển. Cùng nhau họ đã làm căn nhà trông như thể đang “chờ được trùng tu,” theo lời của Nakamura. Ông cũng chia sẻ thêm rằng những tấm ván trắng che nửa bức tường bê tông nội thất là một ví dụ cho cách tạo ‘không khí chưa hoàn thiện’ để "giúp người ở thư giãn."

Người thiết kế ngoại cảnh đã khéo léo sắp đặt đa dạng các loại cây trồng xung quanh, tương phản mạnh mẽ với phần ngoại thất trắng tinh của Nakamura. Trong khi đó, phần “bối cảnh trung tính” do Nakamura dựng nên cho phép người chủ có thể tùy ý sắp xếp và thay đổi cách bài trí nội thất theo ý mình. “Chính thiết kế không hoàn thiện này đã kích thích sự sáng tạo của người chủ và giúp căn nhà luôn có thể khoác lên những diện mạo mới theo thời gian.”

Okinawa House (John Pawson Architects)

Phát triển bởi Taishi Kanemura, một kiến trúc sư thuộc văn phòng Pawson ở London, quy trình thiết kế nội thất và hình khối bên ngoài của căn nhà được dựa trên những đường cong tự nhiên tại hiện trường. ‘Bản thiết kế bám sát độ dốc của mảng đất, kết hợp cả không gian một tầng và hai tầng bên trong một không gian kín và hẹp dần về phía sau, nhưng phía trước mở ra như một con mắt hướng về phía mũi đất đồng thời tầng trệt cũng được nâng lên vừa đủ để tối ưu hóa góc nhìn hướng ra biển,” người kiến trúc sư giải thích. “Okinawa House” là một căn nhà sáng sủa và rộng rãi dành cho gia đình, thể hiện phong cách đặc trưng của Pawson là không gian đơn giản, thoáng đãng và tự nhiên. Nó tạo cảm giác sạch sẽ và thư giãn bên cạnh góc nhìn tuyệt đẹp hướng ra bãi biển tạo nên bầu không khí yên bình cho người ở bên trong, thoát khỏi sự xô bồ của nơi đô thị.

House NA (Sou Fujimoto Architects)

Nằm trong một khu phố im ắng ở Tokyo, căn nhà rộng 84m2 “NA House” để lộ những khung thép trắng nhằm tạo sự nhẹ nhàng và sáng rực tương phản với những căn nhà bằng bê tông thông thường trong thành phố. Được truyền cảm hứng bởi lối sống trên cây, nội thất căn nhà được cấu thành từ 21 lớp sàn ở độ cao khác biệt nhằm thỏa mãn mong muốn trải nghiệm cuộc sống du mục ngay tại gia.

Cả căn nhà chỉ có một phòng duy nhất và không có vách ngăn, nhưng với những lớp sàn kích cỡ khác nhau, nó vừa có thể được chia làm nhiều phòng để phục vụ những mục đích khác nhau, vùa cung cấp không gian riêng tư dành cho cặp đôi hay không gian làm việc. Những lớp sàn có kích cỡ đa dạng, và được liên kết với nhau bằng những bậc thang và thang xếp. Bản thân các lớp sàn này đều có thể phục vụ những công năng nhất định như giữ ấm, thông gió, làm ghế ngồi,…

Sou Fujimoto khẳng định, “Bản thân kiến trúc khung thép trắng không hề có điểm nào giống một cái cây. Tuy nhiên, trải nghiệm sống trong không gian này chính là một phiên bản đương đại của những gì mà tổ tiên chúng ta đã từng trải qua khi họ sinh sống trên cây.”

Nerima house (Elding Oscarson)

“Nerima house” nằm trên mảng đất rộng 100m2 và sở hữu một khu vườn cổ kính hơn 35 năm tuổi đời ở khu vực ngoại ô thủ đô Tokyo. Nửa dưới của cổng vào nằm dưới mặt đất, tạo thêm sự riêng tư cho chủ nhà, cũng như cải thiện góc nhìn phong cảnh từ trong nhà. Phần lớn diện tích căn nhà hai tầng là không gian mở vì người kiến trúc sư muốn tránh việc ngăn cách thành nhiều không gian nhỏ bên trong, nhằm tạo không khí thoáng đãng và rộng rãi cho người ở. Chi tiết đáng chú ý của kiến trúc bằng gỗ này là những dãy cửa kính kéo dài bao quanh cả tòa nhà. Loại cửa kính ngang 360 độ khiến căn nhà càng thêm phần mát mẻ và đón nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào. Phần cửa vào cỡ lớn được chống đỡ một dãy cột thép trắng mỏng mà không ảnh hưởng đến hiệu ứng thị giác chiều ngang mạnh mẽ của cả công trình.

House N (Sou Fujimoto)

Được thiết kế từ năm 2006 đến 2008, “House N” được thiết kế cho 2 người và một chú chó. Nó gồm một không gian lớn phân thành ba khu vực phục vụ những hoạt động trong gia đình. Khu vực trong cùng là một không gian kín riêng tư, khu ở giữa là không gian rộng rãi có mái che. Với quan điểm rằng một thành phố về cơ bản không khác gì một căn nhà: là không gian nguyên thủy được biến đổi để phục vụ nhu cầu được che chở của con người, Sou Fujimoto đã thiết kế phần mái che khu vực ở giữa kéo dài ra đến khu vườn ở ngoài cùng,, xóa nhòa đi sự tách biệt giữa không gian trong nhà và ngoài trời.

Nguồn: Wallpaper

Hình: ArchDaily

 

Bài dịch: Phúc Hồ. Bản quyền thuộc về Fashionnet, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép. 

-------------------------------------------------------------------------------

Pro Creative Course I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Pro Creative Course I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Course sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us