SHIATSU phương pháp massage, làm đẹp tự nhiên của người Nhật
Health & Fitness Shiatsu là thủ thuật day bấm, xoa bóp các huyệt của người Nhật. Phương pháp này có một nguồn gốc rất lâu đời và liên quan đến các dạng phản ứng vô thức của cơ thể đối với những kích thích đau đớn bên ngoài. Chẳng hạn, khi tình cờ bị dập tay hoặc chân, phản ứng tự nhiên của mọi người là đưa bên bàn tay lành lặn lên xoa ngay vào chỗ chấn thương. Cơn đau thường nhờ vậy mà thuyên giảm hoặc thậm chí dứt hẳn. Người ta cũng nhận thấy cái đau có thể thuyên giảm ngay cả khi tiến hành xoa bóp ở những chỗ khác, cách rất xa chỗ bị chấn thương. Thường, hễ bàn chân hay ngón chân bị chấn thương, thì cơn đau bỗng khiến ta phải gập hẳn chân vào, mặt nhăn nhó, miệng méo xệch. Có người còn đưa ngón tay lên miệng cắn, cho đỡ đau đớn. Kết quả, cái đau tức thì thuyên giảm ngay.
Để tìm hiểu kỹ mối liên quan giữa cái đau và sự xoa bóp, người Nhật Bản dần dà xây dựng nên y thuật Shiatsu. Từ thập niên 30, Nhật Bản đã bắt đầu thành lập một viện khoa học, chuyên nghiên cứu y thuật shiatsu của họ.
Shiatsu là hệ thống các biện pháp tác động tâm – sinh lý lên cơ thể con người nhầm huy động những nguồn sinh lực tiềm tàng trong cơ thể. Không ít người thường hiểu Shiatsu chỉ là một phương pháp điều trị chuyên biệt, để chữa trị các chứng bệnh. Thực ra, đấy là một hệ thống vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tác dụng tự bồi bổ cơ thể mỗi người, trong đó chức năng thứ hai mới là chức năng chủ chốt. Các chuyên gia Nhật cho rằng Shiatsu có 3 công dụng chính sau đây: 1 là làm giảm sự mệt mỏi của cơ thể; 2 là kích thích cơ thể sử dụng đầy đủ hơn các nguồn sức lực dự trữ bên trong; và 3 là chữa trị một số chứng bệnh các loại.
Thực chất của Shiatsu là dùng ngón tay hoặc lòng bàn tay bấm khẽ hoặc xoa bóp các vị trí hoàn toàn xác định trên cơ thể. Từ này của tiếng Nhật vốn gồm hai bộ phận: shi nghĩ là chỉ, tức “ngón tay” và atsu – nghĩa là áp tức là “bấm, đè”. Biện pháp chính ở đây là bấm khẽ bằng các ngón tay (chỉ áp) lên các huyệt. Gần đây, cùng các biện pháp đó, người Nhật còn sử dụng kết hợp các phương pháp xoa bóp – massage. Điều có ý nghĩa hết sức quan trọng ở đây là định khu các vùng trên cơ thể tác động, nghĩa là xác định các huyệt cần day bấm (hoặc xoa bóp) trên người. Các huyệt đó được gọi là huyệt “sinh lực”.
Sự tồn tại của các huyệt “sinh lực”, người phương Đông đã biết đến từ lâu. Hệ thống hoá các phản ứng của cơ thể khi tác động lên các huyệt đó, các nhà y thuật Trung Quốc đã xây dựng nên thuật châm cứu. Theo các sách vở y học chính thống Trung Quốc, các huyệt đó vốn có một vị trí hết sức chuẩn xác trên cơ thể xét về phương diện giải phẫu học và hợp thành 14 tuyến “kinh lạc”, mà các nhà nghiên cứu Pháp quen gọi là các kinh tuyến của con người.
Mỗi “kinh lạc”, dĩ nhiên, đều có một vị trí nhất định của nó và chạy qua những bộ phận bên ngoài và những nội quan nhất định của cơ thể ở bên trong. Mười tuyến “kinh lạc” trong số đó được gọi tên theo các nội quan (ngũ tạng) mà chúng đi quan: kinh lạc phôi (phế kinh lạc), kinh lạc ruột già, kinh lạc dạ dày (vị kinh lạc), kinh lạc tuyến nước bọt, kinh lạc ti (tâm kinh lạc), kinh lạc ruột non, kinh lạc bàng quan (bọng đái), kinh lạc thận, kinh lạc tuỵ, túi mật (ti kinh lạc), kinh lạc gan (can kinh lạc). Bốn tuyến còn lại gắn liền với các chức phận khác nhau của cơ thể người. Học thuyết về 14 “kinh lạc” đó vốn được xây dựng trên cơ sở thuyết thống nhất và đấu tranh giữa hai uyên nguyên đối lập là (âm) – (dương) trong triết học cổ đại phương Đông.
Shiatsu của Nhật Bản cũng dựa trên 14 “kinh lạc” trên đây, nhưng lại đề ra các thủ thuật của riêng họ. Hệ thống thủ thuật phổ cập nhất ở Nhật Bản là hệ thống Namikosi. Khác với châm cứu, hệ thống Namikosi chỉ chủ trương day bấm có 660 huyệt, và những môn đệ của Namikosi cho rằng giữa hai hệ thống, do đó, tất sẽ có nhiều khác biệt, cả về kĩ thuật thực hiện.
Hiện có nhiều quan niệm cắt nghĩa rất khác nhau sự tác động tích cực của shiatsu lên cơ thể con người:
- Giúp tăng cường lưu lượng chu chuyên của máu đến những nơi được day bấm và giúp bài tiết các chất cặn bã tại những nơi hữu quan.
- Kích thích các đầu dây thần kinh nằm dọc trên các tuyến “kinh lạc”
- Giúp các hệ thống mao mạch ở dưới da và tại các cơ bắp hoạt động mạnh
- Tạo nên các “sóng” co rút lại các cơ bắp ở những bộ phận khác, cách xa nơi bị day bấm, nhưng lại có những mối liên quan rất mật thiết, không nhìn thấy được bằng mắt, với nơi được day bấm nói trên.
Tuy có khác nhau ở cách giải thích, song thực tiễn sử dụng shiatsu trong suốt nhiều thế kỷ đều chứng minh được tác dụng tốt đẹp của thủ thuật này đối với cơ thể. Đặc điểm của shiatsu là ở chỗ không cần đi tìm điểm chính xác huyệt trên cơ thể như trong phương pháp châm cứu của người Trung Hoa; mà chỉ cần xác định được vùng cần tiến hành day bấm thôi, rồi dùng ngón tay hoặc lòng bàn tay mà thực hiện. Điều đó khiến thủ tục shiatsu trở nên đơn giản hơn nhiều và khiến ai cũng có thể tự day bấm hoặc xoa bóp cho chính mình, miễn là biết tuân thủ nghiêm ngặt mấy quy cách chính sau đây:
- Chỉ bấm bằng phần mềm của đầu ngón tay hoặc bàn tay
- Khi bấm, cần nhất là không được làm các bộ phận bị tác động thấy đau đớn. Nếu thấy đau đớn, phải ngưng ngay tức khắc việc day bấm các chỗ cảm thấy đau. Cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu, khi sức ép không vượt quá áp suất 3-5 kilogam trên 1 centimet vuông.
- Chỉ day bấm mỗi huyệt không quá 10 giây đồng hồ.
Trong Shiatsu thường chỉ sử dụng 3 kiểu day bấm:
- Kiểu thông thường chỉ sử dụng 3 kiểu day bấm;
- Bấm lập đi lập lại (bấm nhẹ trong vòng 5-6 giây rồi ngừng lại, nhưng không nhấc tay lên, sau đó lại bấm tiếp như lần đầu tiên);
- Day bấm liên tục, cố định (kéo dài trong vòng 6-10 giây, thường là bằng lòng bàn tay).
Muốn miêu tả thật đầy đủ toàn bộ các thủ pháp của Shiatsu, cần viết hẳn ra một cuốn sách; bởi thế, để giới thiếu sơ bộ, chúng tôi chỉ nói qua một số thủ pháp mà ai cũng có thể tự kiểm nghiệm. Những thủ pháp đó hoàn toàn vô hại cho dù bạn có làm không đúng những quy định cần theo.
Đau răng: bạn có thể tự chữa lấy nhiều chứng đau nhức bằng cách bấm (xoa bóp) 5 huyệt trên mặt. Nếu thấy đau ở hàm trên, cần bấm và day nhẹ huyệt số 1, nằm ngay dưới hốc mắt. Tiếp đó, dùng mặt trong ngón tay cái đè lên huyệt số 2. Phải đè theo hướng ép tay về phía mũi mình. Xong xuôi, bấm và day tiếp sang huyệt số 3. Nếu đau ở hàm dưới bấm lên huyệt số 4, nằm chếch bên dưới cánh mũi. Ngoài ra, cần bấm và day tiếp huyệt số 5, nằm sát góc ngoài 2 khoé môi.
Các huyệt vẽ trên hình chỉ cho ta thấy, nửa bên trái khuôn mặt. Năm huyệt tương tự cũng có cả ở nửa mặt bên phải, đối xứng quan đường nhân trung. Bởi thế, khi day bấm, cần làm đồng thời bằng cả hai tay, để cùng lúc tác động lên cả 2 nguyệt nằm đối xứng nhau trên gương mặt.
Đau đầu: thông thường, mỗi lần day bấm, xoa bóp để giảm đau, nên làm liên tục trong vòng 2-3 phút liền, có thể tự mình day bấm lấy, nhưng tiện hơn cả, là nên nhờ người khác giúp. Khi tự bấm, cần làm bằng ngón giữa, nhưng nhớ lấy đặt chéo ngón trỏ lên trên, cho sức ép mạnh thêm.
Bước 1: Bấm lên các huyệt ở chính giữa đầu, kể từ trán trở đi. Đầu tiên, bấm vào một huyệt trên tráng trong vòng 3-4 giây, ngay tại chỗ tóc bắt đầu mọc. Sau đó, cứ dịch tay dần lên phía trên huyệt cũ, 2,5cm, dọc theo theo đường nối giữa hai xương sọ, bấm 10 huyệt tiếp theo (huyệt cuối cùng nằm đúng ngay chỗ lõm đằng sau gáy, nơi xương sọ kết thúc) mỗi huyệt cũng 3-4 giây.
Bước 2: Bấm lên 4 huyệt, nằm cách nhau chừng 2,5cm kể từ đỉnh đầu, dọc trên đường hướng từ đỉnh sọ xuống hai thái dương.
Bước 3: Bấm các huyệt đằng sau gáy, ngang với hai mép tai. Tiến hành theo hướng từ ngoài vào giữa cổ. Sau đó, bấm một huyệt nằm ở chính giữa, chỗ xương sọ kết thúc.
Bước 4: Bấm bốn huyệt ở phía sau cổ, dọc hai bên các đối sóng cổ.
Bước cuối cùng: Nghỉ vài phút, nếu thấy chưa đỡ đau, lại bất đầu bấm lại các huyệt theo thứ tự như cũ. Thủ tục này chỉ nên tiến hành nhiều nhất 3 lượt.
Chú ý! Khi bấm các huyệt, nhớ theo dõi cảm giác đau. Không nên gây đau đớn cho các huyệt lúc day bấm. Cảm giác dễ chịu là tiêu chuẩn.
Bài tiếp theo là làm thế nào để da mặt khỏi nhăn nheo - theo phương pháp Shiatsu
Theo Sách Người Nhật