Salvador Dalí và phương pháp sáng tạo qua sự vô thức của não bộ
Art_Painting Khi không bị giới hạn bởi những trở ngại, bộ não của bạn có thể bay nhảy tùy hứng và tạo nhiều kết nối mới.
Chúng ta không tận dụng tối đa năng suất của bộ não. Hầu hết các suy nghĩ đều bị giấu đi sâu trong tiềm thức – nơi chứa đựng những thứ lảng vảng chưa được nhận thức phát hiện ra. Suy nghĩ thì chỉ chạm đến bề mặt của mặt hồ, còn dòng nước thì lại chảy sâu hơn thế.
Có một sự thật là bộ não không hề tin tưởng bạn
Hãy coi bộ não như một chiếc xe tự lái. Thuật toán chỉ cho phép bạn kiểm soát các tiện nghi cơ bản như chỉnh radio, nhiệt độ và độ tựa lưng của ghế ngồi. Các chức năng chính như việc lái xe và điều hướng đều nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân.
Tiềm thức của bạn không bao giờ thôi hoạt động. Nó xử lý các thao tác để giữ cho bạn còn sống: nhịp tim, hơi thở, quá trình tiêu hóa, hệ tuần hoàn và cả ước mơ của bạn nữa. Tất cả đều đang được kiểm soát mà bạn không hề nhận ra. Thật không hay nếu như bạn làm hỏng hóc gì đó đối với các hoạt động quan trọng như thế này. Nếu quên hít thở thì bạn sẽ chết mất. Không thể nào đặt niềm tin ở bạn được.
Sức sáng tạo vượt qua bức màn này và khai thác những điều quý giá từ tiềm thức của bạn. Nó giống như việc cướp nhà băng dù bộ não không hề muốn bạn làm vậy. Nếu muốn sáng tạo hơn thì bạn không thể nào chỉ tìm hiểu những thứ bên ngoài. Bạn phải đào sâu vào tâm trí và bắt lấy những gì sâu thẳm nhất.
Một bộ não, hai tâm trí
Salvador Dalí, The Persistence of Memory, 1931
Vào một buổi xế chiều, mặt trời chiếu rọi qua ô cửa sổ, những tia nắng len lỏi vào căn hộ của Salvador Dalí và ông đã sẵn sàng để vẽ.
Dalí lấy dụng cụ của mình – cọ vẽ, bảng màu và cốc kim loại – mang vào studio. Ông ngồi trên một chiếc ghế vô cùng thoải mái bên cạnh giá vẽ, đặt chiếc cốc lên sàn, lấy cọ vẽ và cảm thấy buồn ngủ. Ngay lúc bộ não của ông thoát ra khỏi những suy nghĩ trong nhận thức, những giấc mơ bắt đầu trỗi dậy và chu kì REM (chuyển động mắt nhanh) diễn ra. Dalí trong trạng thái buồn ngủ, bước chân về phía trước và buông chiếc cọ vẽ ra. Nó va vào chiếc cốc và làm ông chợt tỉnh. Dalí chạm cọ vẽ vào bức tranh và bắt đầu. Những hình ảnh trong giấc mơ thoáng qua nhưng vẫn còn tươi mới trong tâm trí đã hình thành chủ thể cho bức họa mới nhất của ông.
Chuyện gì đang diễn ra vậy?
Salvador Dalí, The Dream Caused by the Flight of a Bee, 1944
Bộ não của chúng ta có hai chế độ – chủ động và phân tán. Chúng ta tập trung, chế độ chủ động sẽ được kích hoạt và kiểm soát mọi thứ. Lúc thư giãn, chế độ phân tán sẽ nắm quyền. Bộ não của chúng ta có những thói quen – những suy nghĩ mà mình cứ tìm đến hoài – những con đường được sắp đặt sẵn. Đây là lúc mà chế độ chủ động làm việc giúp ta đi theo các tuyến đường được đánh dấu sẵn trong bộ não để giải quyết những vấn đề riêng biệt trông rất quen thuộc. Tuy nhiên, chế độ phân tán tồn tại giống như việc nhảy ra khỏi con đường ấy và tạo lối đi mới đến miền hoang dại.
Chúng ta đều có được những ý tưởng hay nhất khi thoát ly khỏi công việc – trong lúc tắm rửa hay lái xe. Đó là những lúc chế độ phân tán giải quyết vấn đề.
Khi không bị giới hạn bởi những trở ngại, bộ não của bạn có thể lưu lạc tùy hứng và tạo nhiều kết nối mới. Sẽ không có con đường nào định sẵn cả, nhưng trong khi bước đi bạn sẽ tạo ra nhiều đường mới.
Khi đã tạo ra một lối đi mới, bạn có thể củng cố nó qua thời gian. Nó giống như việc tạo lối đi tắt mà bạn thấy trong công viên. Thoạt đầu nó chỉ là những ngọn cỏ bị dẹp xuống và dần dần, khi có nhiều người bước qua thì con đường sẽ hiện ra rõ ràng hơn. Bộ não của bạn cũng thế. Khi bạn tạo một hướng tư duy mới, chúng sẽ trở thành một lối đi quen thuộc.
Chế độ phân tán của bộ não sẽ là thứ bước ra khỏi con đường ấy và chế độ chủ động sẽ hoạt động sau – khi nó chỉ đi theo những cung đường đã được định sẵn.
Tạo sức căng
Salvador Dalí, Galatea of the Spheres, 1952
Công việc sáng tạo tồn tại một sức căng giữa những cái mới mẻ và điều quen thuộc. Bạn cần phải tạo ra thứ gì đó mới và nổi bật, nhưng người khác phải hiểu được tác phẩm của bạn. Nếu quá “mơ hồ,” nó sẽ không tương thích với tư duy của bất kì ai. Còn khi trở nên quá thân thuộc thì chẳng ai quan tâm cả.
Sức căng này cũng tồn tại giữa chế độ chủ động và phân tán trong bộ não của bạn. Chế độ chủ động ưa chuộng các tư duy được định sẵn – nó muốn sự thật, tính đảm bảo, những thứ bạn có thể tin tưởng và chắc chắn. Chế độ phân tán thích khám phá – nó ưa chuộng những điều mới mẻ, những tuy duy lạ thường, độc đáo không tương thích với bất kì khuôn mẫu có sẵn nào.
Với cương vị của một nhà sáng tạo, bạn sẽ tồn tại với sức căng này.
Hãy thoải mái với nó. Bạn sẽ hoạt động luân phiên giữa hai chế độ. Giống như một tài xế lái xe, bạn sẽ một mình đi tìm kho báu và khi tìm thấy nó, việc của bạn là mang nó ra ngoài cho những người khác.
Các bước thực tế dành cho sự sáng tạo hằng ngày
Salvador Dalí, Metamorphosis of Narcissus, 1937
Khi hiểu được cách thức hoạt động của bộ não mình, bạn có thể tái định hướng sức lực để tạo ra nhiều tư duy sáng tạo hơn. Để kích hoạt chế độ phân tán, hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, dành thời gian và không gian để nó được hoạt động. Tạo cơ hội để luồng suy nghĩ không có cấu trúc xuất hiện, ví dụ như đi bộ, giấc ngủ ngắn hoặc hẹn hò với các nghệ sĩ khác. Chúng ta đều có được những ý tưởng hay nhất khi thoát ly khỏi công việc – trong lúc tắm rửa hay lái xe. Đó là những lúc chế độ phân tán giải quyết vấn đề. Thật hay khi bạn có cho mình một quyển ghi chú trong mọi tình huống để ghi lại các dòng suy nghĩ phân tán khi chúng xuất hiện.
Trước khi đi ngủ, hãy viết ra vấn đề sáng tạo lớn nhất của mình. Bạn đang cố gắng đạt được điều gì? Điều gì khiến bạn lo lắng? Bạn muốn điều gì xảy ra?
Tuy nhiên bạn không thể nào bỏ qua chế độ chủ động. Bạn cần phải chấp nhận sức căng và bình tâm tại khi làm việc mỗi ngày. Khi luyện tập kĩ năng của mình, bạn sẽ tạo ra nhiều con đường trung lập thông qua sự tập trung. Hãy bỏ qua yếu tố thời gian khi sáng tạo và chỉ tập chú tâm hoàn thiện tác phẩm của mình.
Khi bạn xong thì nghĩa là xong.
Khi thời gian đã hết thì hãy rời khỏi tác phẩm của mình và để chế độ phân tán chi phối mọi thứ. Nếu chỉ đi theo con đường mòn quen thuộc, bạn sẽ tới cùng một đích đến và mọi thứ cứ như vậy thôi. Đi theo một con đường được định sẵn bởi người khác thật dễ dàng và thoải mái khám phá mọi thứ cũng dễ. Phần khó là việc tạo ra một con người mới để mọi người đi theo.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Salvador Dalí, Swans Reflecting Elephants, 1937
Ngủ là bài tập cốt yếu trong quá trình tư duy phân tán. Khi bạn ngủ, chế độ chủ động đã tắt đi và tâm trí phân tán – không bị tác động bởi bất kì giới hạn và lo toan thường ngày – sẽ tự do bay lượn. Khi ngủ, chế độ phân tán sẽ làm việc để giải quyết vấn đề của bạn.
Hãy đảm bảo rằng giấc ngủ của bạn được ưu tiên bởi nếu không thì sức sáng tạo sẽ bị ảnh hưởng. Giấc ngủ sẽ làm sạch những vụn vỡ trong tâm trí để hoạt động năng suất hơn vào ngày kế tiếp.
Bạn có thể khai thác lợi ích sáng tạo của giấc ngủ bằng cách điều hướng nhận thức trực tiếp đến tâm trí phân tán. Trước khi đi ngủ, hãy viết ra vấn đề sáng tạo lớn nhất của mình. Bạn đang cố gắng đạt được điều gì? Điều gì khiến bạn lo lắng? Bạn muốn điều gì xảy ra? Khi ngủ, chế độ phân tán sẽ giải quyết vấn đề và khám phá nhiều hướng tiếp cận khả thi khác nhau.
Vào buổi sáng, hãy ghi lại bất kì điều gì đến với bạn trong giấc mơ. Nó có thể không phải là cách chế độ phân tán giải quyết vấn đề của bạn như thế nào (tâm trí phân tán không bao giờ mang tính trực tiếp cả) nhưng nếu bạn cứ thực hiện nó thì quy luật sẽ xuất hiện.
Một con đường mới băng qua rừng cây sẽ hiện ra. Nếu dám đi theo, bạn sẽ phát hiện ra nhiều thứ mà bản thân chưa từng biết là nó có tồn tại.
Salvador Dalí rõ ràng là một kẻ lập dị, tuy nhiên cũng không có gì nghi ngờ việc ông là một kẻ sáng tạo kinh khủng. Khi lần đầu tiên tôi biết về thói quen hội họa của ông, nó gợi nhớ về một thứ mà tôi đã được học về giấc ngủ. Khi ngủ khoảng 20 phút vào giữa ngày, tôi thức dậy và cảm thấy tươi mới cũng như sáng tạo hơn như lúc ngủ 8 tiếng đồng hồ vậy.
Thói quen của Dalí minh họa một cách thức hoạt động vô cùng thông minh giữa hai chế độ riêng biệt cả bộ não. Tư duy chủ động trong nhận thức sẽ thực hiện bức vẽ và suy nghĩ phân tán trong tiềm thức là nhân tố khơi gợi nội dung của đối tượng cần vẽ.
Khi thiếu đi cả hai, sức sáng tạo của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Một tâm trí quá chủ động sẽ tạo ra các tác phẩm tương tự nhau, thiếu đi sáng tạo và cơ hội. Một tâm trí quá phân tán sẽ khó có thể tạo ra sản phẩm nhất quán – dòng sáng tạo xuất chúng sẽ bị mất đi và rơi vào những thứ không quan trọng.
Nguồn iDesign - Bài PD
________________________________________________
Art Design Center
vietnamcolor.vn - fashionnet.vn
Contact: 0903788646 - 0903975081
Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com \
Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)
30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City
Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.
HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.