288
17 Tháng 01 5:27 pm

"Phantom Thread" và cơn ác mộng của người thợ may

 Với lối thể hiện tao nhã, bộ phim "Phantom Thread" của đạo diễn Paul Thomas Anderson xoay quanh câu chuyện tình cảm lãng mạn một cách thất thường, khó diễn tả, luôn hiện diện trong cuộc sống này.

“Phantom Thread”, tạm dịch ra tiếng Việt với tên “Bóng ma sợi chỉ”, là bộ phim đánh dấu cuộc hội ngộ sau một thập kỉ của đạo diễn tài ba Paul Thomas Anderson và bậc thầy diễn xuất của điện ảnh đương đại Daniel Day- Lewis. Giống như tác phẩm đình đám của bộ đôi này 10 năm về trước với tựa đề “There will be blood”, đã từng chiếm 8 đề cử tại kì Oscar 2008, siêu phẩm lần này được dự đoàn sẽ mang lại thành công vang dội tại kì Oscar 2018.

“Phantom Thread” càng trở nên đặc biệt hơn nữa bởi đây chính là hồi kết đóng lại con đường sự nghiệp đồ sộ của tài tử Day- Lewis. “Người hiệp sĩ” đã từng đoạt 3 giải Oscar cho hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

“Bóng ma sợi chỉ” dựa trên cảm hứng từ những câu chuyện của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Cristóbal Balenciaga. Bộ phim lấy bối cảnh tại kinh đô thời trang London vào những năm 1950, Day- Lewis vào vai một nhà thiết kế huyền thoại mang tên Reynolds Woodcock, cùng với đó là nhân vật nữ chính Alma, thủ vai bởi diễn viên mới nổi Vicky Krieps. Vai diễn nam chính là một người có ảnh hưởng lớn tới làng thời trang bấy giờ, ông là đồng sở hữu một hiệu may nổi tiếng dành cho giới thượng lưu, một đế chế thời trang “Nhà Woodcock” với người chị gái của mình Cyril (do nữ diễn viên Lesley Manville thủ vai).

Cuộc sống của ông luôn đầy đủ mọi thứ, tất cả đều thật chỉn chu và phải hoàn hảo đến từng chi tiết. Một ngày làm việc bắt đầu tại ngôi nhà riêng lộng lẫy với 5 tầng đồ sộ và những bức tường màu kem. Ông ngồi bên tách trà và dĩa bánh ngọt, không quên đặt trên bàn bản phác thảo tuyệt tác của mình. Woodcock hiện ra là một thợ may đầy mơ mộng, nhiệt huyết, sự ám ảnh bởi thời trang và hoàn thiện. Ban đêm, nhân vật lại như một quý ông lịch lãm, nhấm nháp ly martinis tại các nhà hàng sang trọng cùng những quý cô giàu có, những minh tinh màn bạc, người mẫu xinh đẹp, nữ thừa kế. Ông luôn trong tư thế của một nhà sưu tầm độc tấu tài ba.

Tuy vậy, mọi sự hoàn hảo trong cuộc sống của ông dường như đã bị gián đoạn từ khi nàng thơ Alma xuất hiện. Cô là một nữ phục vụ trẻ đẹp, có ý chí mạnh mẽ và khôn ngoan. Alma đã trở thành một điểm nhấn trong cuộc đời của Reynolds với vai trò như một tình nhân. Tuy rằng Alma là nguồn cảm hứng bất tận cho những thiết kế của ông, tình yêu cuồng nhiệt đó đã vô tình khiến cho Reynolds ngày càng mất kiểm soát giữa tình cảm cá nhân và sự nghiệp của mình. Với những khác biệt trong tính cách và quan điểm của hai người, dần dần họ tự tạo ra khoảng cách và đẩy mối quan hệ vào những lưới rắc rối khó có thể gỡ ra.

Daniel Day- Lewis được nhận xét đã thể hiện xuất sắc những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật. Điều này không hề khó đoán bởi trước đó để có thể thủ vai, tài tử điện ảnh đã trau dồi thêm nhiều kiến thức về thời trang cùng với hàng loạt các nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới. Tác phẩm này dự đoán sẽ một lần nữa đưa tên tuổi của ông vào danh sách đề cử kì Oscar 2018 cho hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

Đây cũng là tác phẩm tự quay đầu tay của chính đạo diễn Paul Thomas Anderson. Thay vì quay với máy kĩ thuật số hiện đại, ông đã quyết định sinh ra đứa con này với máy quay bằng phim. Chính vì điều này mà “Phantom Thread” sẽ là một món quà vô giá với những người yêu màu sắc cổ điển của phim nhựa.

“Phantom Thread” còn hứa hẹn sẽ khiến cho khán giả mãn nhãn với rất nhiều cảnh quay đậm chất thời trang cao cấp cùng với những tác phẩm vô cùng lộng lẫy. Không những thế, người xem còn được chứng kiến quy trình thiết kế, đo đạc, tạo ra chúng một cách chi tiết tỉ mỉ đến từng đường may, sợi chỉ thông qua những thước phim chỉn chu. Những trang phục trong phim cũng được dự đoán sẽ chiếm hữu vị trí cao tại hạng mục thiết kế trang phục xuất sắc nhất trong kì Oscar sắp tới.

Với ai yêu thích âu phục phương Tây vào thập kĩ 1950, chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với dáng đầm nổi tiếng của Cristóbal Belenciaga. Cũng như vậy, lấy bối cảnh là thế giới thời trang trong thời gian này, khán giả của “Phantom Thread” sẽ được chiêm ngưỡng nhiều các thiết kế váy, đầm mang đậm dấu ấn của Balenciaga. Từ phom váy bồng bong bóng, đầm thụng bao bố, đầm lưng cao hay kiểu cổ áo ngang, hở vai và xương cổ, giấu eo và cắt ngắn bớt tay áo đều là những cuộc cách mạng thời trang của Balenciaga.

Ngoài Balenciaga, trang phục trong phim cũng được lấy cảm hứng từ một loạt các nhà thiết kế lớn tại London thời điểm bấy giờ như John Cavanagh, Digby Morton hay Michael Sherard.

Đặc biệt có sự xuất hiện của chiếc váy cưới độc đáo, được đánh giá là siêu phẩm thiết kế nổi bật nhất trong “Phantom Thread”.

Nguồn từ Fashionnet tổng hợp 

Fashionnet Film 2018 

 

NTK Tài Lê và sự phát triển bền vững của thương hiệu thời trang cao cấp

NTK Tài Lê và sự phát triển bền vững của thương hiệu thời trang cao cấp

Designer Với phong cách thời trang mang tính hiện đại, thời thượng và cá tính, thương hiệu TAILE ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình trong làng thời trang Việt Nam. Là một thương hiệu thời trang cao cấp, TAILE mang trong mình những dấu ấn riêng biệt với những giá trị cốt lõi của một thương hiệu với sự đầu tư bài bản.

Virgil Abloh: Vị thủ lĩnh tinh thần của Off-White

Virgil Abloh: Vị thủ lĩnh tinh thần của Off-White

Designer “Theo một cách nào đó, cuộc sống của tôi đã trở thành một dự án trình diễn nghệ thuật khổng lồ, tuy nhiên tôi không phải người đứng dưới ánh đèn sân khấu. Thay vào đó, tôi gợi ý những ý tưởng, làm việc để phát triển chúng, giúp đỡ các nghệ sĩ chia sẻ chúng với thế giới và theo dõi những phản hồi.”

Bach Mai: Nhà thiết kế couture gốc Việt xuất hiện trên Vogue

Bach Mai: Nhà thiết kế couture gốc Việt xuất hiện trên Vogue

Designer Với kinh nghiệm làm việc cùng John Galliano, nhà thiết kế gốc Việt Bach Mai đang trên hành trình trở thành nhà mốt couture tiếp theo tại Mĩ. Được thừa hưởng tinh thần tò mò từ người bố làm kiến trúc sư, các tác phẩm của anh luôn thử nghiệm với những chất liệu độc đáo và sở hữu vẻ đẹp nữ tính cùng sự sang trọng quyến rũ


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us