288
31 Tháng 05 8:27 pm

Những bộ phim thời trang có sức hút nhất mọi thời đại

 Không chỉ thành công về mặt nghệ thuật, đây còn là những bộ phim được đánh giá là có sức ảnh hưởng lớn đến các tín đồ yêu thích thời trang trên toàn thế giới.

Gilda (1946)


Rita Hayworth thực sự đã tạo nên những tác phảm kinh điển, nổi tiếng nhất của cô là bộ phim Gilda, xoay quanh Gilda – người đàn bà đầy cám dỗ và là vợ của một ông chủ song bạc láu cá (George Macready) ở Buenos Aires. Hơn 50,000 đô để sắm sửa trang phục cho Rita xuyên suốt bộ phim. Chuyên gia phục trang Jean Louis cũng đã sử dụng sự sáng tạo của mình để tạo nên các thiết kế lộng lẫy như đầm sequin, chiếc váy satin đen cùng đôi găng dài huyền thoại của nhân vật.

Paris, Texas (1984)


Có thể nói, bộ phim là chuyến hành trình thực tế trên khắp đất Hoa Kì. Trong suốt chuyến đi của nhân vật chính Travis Henderson (Harry Dean Stanton), cuộc phiêu du từ Texas sang California, mọi tinh tuý của thiên nhiên nước Mỹ đều được đưa lên màn ảnh: từ những thực khách được ánh đèn neon chiếu sáng quanh bàn ăn tối, đến thiên nhiên nơi xa mạc phía Tây Nam. Bộ phim là trải nghiệm được đắm mình vào sự hào nhoáng cổ điển nước Mỹ và tủ quần áo của Jane Henderson.

Romeo + Juliet (1996)


Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm kinh điển của Shakespeare cũng không kém cạnh với trang phục đầy thanh lịch, phong cách, làm bật lên sự khác biệt giữa các gia đình. Những chàng trai Montague khoác lên mình chiếc áo Hawaii loà loẹt, với mái tóc neon cùng đôi giày Chuck Taylors nổi bật. Trong khi đó, nhà Capulets lại xuất hiện trong trang phục da, và nhung được trang trí tinh xảo, cùng trang sức bạc. Nhà Luhrmann chọn cho mình thiết kế Miuccia Prada với vẻ ngoài đơn giản, gọn gang, khác hẳn những gia đình khác.

Marie Antoinette (2006)


Marie-Antoinette là bộ phim được sản xuất năm 2006 do nữ đạo diễn trẻ Sofia Coppola viết kịch bản và đạo diễn, xoay quanh cuộc đời của công chúa nước Áo - Marie Antoinette. Có thẻ nói xuyên suốt bộ phim là tuyển tập những trang phục xa hoa cầu kỳ theo tone màu pastel được thực hiện hết sức công phu bởi đội ngũ thợ may lành nghề khéo léo. Ngoài ra phim còn sử dụng rất nhiều các thiết kế Haute Couture của Chanel, Dior...

Gone With The Wind (1939)


Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết kinh điển của Margaret Fleming đã phá vỡ mọi kỷ lục Hollywood khi ra mắt năm 1939. Trang phục có thể xem là điểm nổi bật nhất giúp bộ phim thành công, từ chiếc váy màu kem mà cô mặc ở buổi tiệc ra mắt, đến chiếc váy nhung xanh được cô tự tay thêu từ tấm màn còn sót  lại ở đồn điền của gia đình sau chiến tranh

Chinatown (1974)


Trong bộ phim Noir kinh điển này, Faye Dunaway với vai diễn Evelyn Mulwray, người vợ quyến rũ của một ông chồng tham nhũng những năm 1930. Ngay cả khi hỗn chiến, giữa những tiếng nổ súng của cảnh sát, Dunaway vẫn giữ vẻ thanh lịch trong bộ vest được thiết kế tinh tế cùng đôi môi đỏ sắc xảo

Funny Face (1957)


Mỗi bộ phim có sự tham gia của Audrey Hepburn đều là một chiến thắng vang dội - nhưng Funny Face có thể được xem là tuyệt đỉnh nhờ các thiết kế đầy cảm hứng. Là bộ phim hài lãng mạn được lấy cảm hứng từ cuộc đời của nhà quay phim Richard Avendon, do Stanley Donen làm đạo diễn và huyền thoại điện ảnh Audrey Hepburn đóng chính. Audrey vào vai Jo Stockton, nhân viên của một hiệu sách ở Greenwich Village. Jo vốn thờ ơ với thời trang nhưng lại vô tình lọt vào ống kính của chàng nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng Dick Avery.  Nhờ sở hữu gương mặt đặc biệt cuốn hút, phảng phất nét tinh nghịch, hài hước nên Dick quyết định sẽ biến Jo trở thành người mẫu thời trang. Hình ảnh tuyệt đẹp của Paris cùng những trang phục lộng lẫy khoác trên người Audrey Hepburn đã giúp Funny Face trở thành bộ phim về thời trang nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Suspiria (1977)


Chuyển thể từ tác phẩm kinh dị kinh điển thập niên 70 của Dario Argento, bộ phim tuy từng có nhiều nhận xét khá thờ ơ, nhưng vẫn giữu được giá trị sau hơn 40 năm kể từ lúc ra mắt. Lấy bối cảnh tại một học viện khiêu vu danh tiếng ở Đức, nỗi khinh hoàng nước Ý theo chân diễn viên ba lê Suzy suốt từ khi cô phát hiện ra giao ước siêu nhiên ngự trị ở đó. Trang phục cùng tạo hình các cô cậu học sinh, một phần nào đó đã làm nổi bật vẻ đẹp ẩn sau kiệt tác kinh dị mà Luca Guadagnino tạo ra.

Belle de Jour (1967)


Yves Saint Laurent đã thiết kế trang phục cho Catherine Deneuve trong Belle de Jour – một bộ phim  về Séverine, người vợ thuộc tầng lớp trung lưu vì ham muốn quá lớn của mình, đã quyết định kín đáo hành nghề gái mại dâm tại một nhà chứa sang trọng. Đạo diễn của bộ phim , Luis Bunuel đã rất mạo hiểm khi nói về một khía cạnh tự chủ của phụ nư theo cách đó, đúng vào thời điểm mà những người phụ nữ trên khắp thế giới đứng lên đòi quyền bình đẳng. Séverine của Belle Des Jour lại muốn tự chủ theo cách khác, bằng cách vượt qua mọi rào cản vì ham muốn của chính bản thân. Có thể nói, bộ phim đạt được một thành tựu to lớn về nghệ thuật phục trang, với những trang phục ôm sát cơ thể, đường chỉ tinh tế cùng các hoạ tiết tối giản, đầy thanh lịch, đặc biệt là bộ trang phục tối giản ở cuối phim đã cho ta thấy đôi mắt nhìn xu hướng xuất sắc của YSL.

Annie Hall (1977)


Nếu nói đến những bộ phim phong cách, hẳn sẽ không thể thiếu Annie Hall. Tác phẩm kinh điển thập niên 1970 đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người, từ Kate Moss đến hedi Slimane (với bst đầu tiên tại Saint Laurent) Những chiếc áo sơ mi cùng quần ống rộng với các khăn choàng hoạ tiết tạo điểm nhấn cho cô. Những chiếc váy với tông màu trung tính, kiểu dáng trẻ trung mang đến cho Annie nét phóng khoáng như chính tính cách bản thân: một người phụ nữ hiện đại.

La Dolce Vita (1960)


Siêu phẩm kinh điển “La Dolce Vita” với nguồn cảm hứng từ mối liên hệ ngọt ngào giữa thời trang và điện ảnh nước Ý. Lấy bối cảnh thủ đô Rome của Ý, bộ phim xoay quanh nhân vật chính Marcello Rubini (Marcello Mastroianni), một phóng viên chuyên chuyên săn lùng những ngôi sao điện ảnh (Anita Ekberg), nữ quý tộc (Yvonne Furneaux) xung quanh Rome. Có thể nói, trang phục trong bộ phim là điểm nhấn đầy ấn tượng về sự quyến rũ nước Ý – từ cufflinks của Mastroianni đến bộ trang phục đen Anita Ekberg vừa mặc vừa nhảy ở đài phun nước Trevi.

Phantom Thread (2017)


Với bối cảnh là ngôi nhà thời trang House of Woodcock vào những năm 1950 ở Anh, sự hợp tác giữa Paul Thomas Anderson và Daniel Day Lewis như một tác phẩm nhằm thể hiện sự tôn kính thời trang tinh tế trong thời kỳ này. Nhà thiết kế Mark Bridges là người phụ trách trang phục, ông đã khởi đầu công việc bằng cách tham khảo những bộ sưu tập cổ điển của Vogue và Harper's Bazaar, sau đó đến các bảo tàng để nghiên cứu cách ăn vận thập niên 1950. Sau cùng, ông ngồi lại với Anderson và Day-Lewis để đặt triết lý vào những thiết kế "giàu sắc màu và chiều sâu, có nhiều ren và họa tiết tương đồng với chất liệu nhung và satin. Tạo ra chiếc váy màu oải hương trong bộ phim, được dệt nên bởi mảnh ren dài 3 mét của thế kế 17.

Nguồn Vogue - Bài dịch Chip Phan

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088.

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Miền ký ức: Phim về nghi thức tang lễ Việt Nam công chiếu tại liên hoan phim Berlin 2022

Movies Memoryland (Miền Ký ức) là một bộ phim Việt Nam được chiếu 6 suất ở Liên hoan phim Berlin và được mời tham dự chiếu ở MOMA. Được đạo diễn bởi Bùi Kim Quy, cách bộ phim khai thác các nghi thức tang lễ truyền thống đã thể hiện mối quan hệ cần thiết nhưng đôi khi cũng mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

7 bộ phim thời trang giật gân đáng xem bên cạnh House of Gucci

Movies Những thước phim kịch tính và đầy “drama” luôn có một sức hút khó cưỡng, đặc biệt khi lấy bối cảnh thế giới thời trang xa xỉ. Những cái tôi cao vút trời, những tham vọng vô đáy, sự ghen ghét, đố kị hay những cái chết bí ẩn là những chủ đề càng trở nên hấp dẫn hơn khi đi kèm với những khoảnh khắc thời trang kinh điển


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us