Mặt nạ giấy: Cứu tinh làn da hay tác nhân gây hại môi trường?
Green Lady Mặt nạ giấy từ lâu đã được xem là một trong những vị cứu tinh đầy tiềm năng của làn da phụ nữ, tuy nhiên, việc chứa đựng nhiều hỗn hợp gây hại cho môi trường dần biến nó thành "những chiếc ống hút nhựa" khác.
"Mặt nạ giấy là rác thải", Lauren Singer khẳng định. Chúng tôi đang trò chuyện về sự phát triển bền vững của các sản phẩm chăm sóc da sử dụng một lần, và tôi bắt đầu cười khi vượt qua cô ấy bằng những lời đùa nhưng Singer cũng tăng tốc ngay sau đó. "Nó không thật sự cần thiết, dơn giản vì nó cũng chỉ là những tấm mặt nạ được bọc trong nhựa." Đối với nhà hoạt động môi trường và người sáng lập Package Free Shop, mặt nạ giấy, theo nghĩa đen là những "đống rác được đóng gói sẵn sau lớp bìa hoa mĩ."
Những lời tuyên bố trên có thể không tinh tế và đụng chạm tới rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu xét bối cảnh vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và lượng carbon thải ra mỗi ngày tăng lên không ngừng thì chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được những quan điểm gay gắt của cô ấy. Không chỉ riêng cô mà thế giới đều đang theo dõi sát sao vấn đề môi trường này: ngày càng nhiều thành phố ban lệnh cấm ống hút nhựa và túi nhựa; nhiều buổi biểu tình, diễu hành diễn ra như cuộc biểu tình của tổ chức Extinction Rebellion (Tuyệt chủng Nổi loạn) tại London Fashion Week mới đây hay bài phát biểu đầy cảm xúc của Greta Thunberg tại Buổi Hội nghị Hành động vì Môi trường của Liên Hiệp Quốc. Các thương hiệu thời trang cũng đang tích cực nghiên cứu và sử dụng những biện pháp giảm thiểu lượng carbon thải ra. Còn ngành mỹ phẩm làm đẹp thì sao? Những sản phẩm làm đẹp thân thiện với môi trường ngày càng được ưu chuộng, và nhiều thương hiệu cũng đang đề ra những giải pháp đối với vấn đề môi trường về mặt lâu dài, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng những sản phẩm sử dụng một lần vẫn là mối nguy hại lớn.
"Các sản phẩm dưỡng da được sản xuất để sử dụng một lần và vứt đi, như khăn tẩy trang và mặt nạ giấy, rất không cần thiết", theo ông Susan Stevens, người sáng lập và CEO của Made With Respect, chia sẻ với Vogue. "Trong trường hợp của mặt nạ giấy, một túi đựng, một tấm mặt nạ, và đôi khi mặt nạ còn được bọc trong một tấm nhựa." Thông thường, không có thành phần nào có thể tái chế được và tất cả chúng đều kết thúc ở bãi rác, việc làm cho nó trở thành một trong những điều lãng phí hơn người ta đều có thể làm trong 20 phút hoặc ít hơn. Đa số chúng thường không thể tái chế được và không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ vứt đi.
"Những chiếc túi giữ mặt nạ giấy thường làm từ nhôm và nhựa, đó là những vật dụng không thể tái chế được", ông Stevens giải thích. Lauren cũng nói thêm rằng các tấm nhựa bên trong rất ít khả năng có thể được xử lý tại các nhà máy tái chế. Tốt nhất, những vật liệu này nên kết thúc tại bãi thải; hay tồi tệ hơn, nó kết thúc trong lòng đại dương.
“Có lẽ ai cũng biết rằng nhựa tốn hàng trăm năm để phân hủy hoàn toàn, tuy nhiên trong quá trình đó chúng sinh ra vô số vi nhựa vô cùng độc hại. Những mảnh nhựa li ti chỉ dài khoảng 5mm này là sự kết hợp của nhựa với các độc tố tự nhiên và các tác nhân hóa học gây ung thư,” Stevens nói. “Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vi nhựa xuất hiện đầy rẫy trong không khí, nước và đồ ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày.” Ngoài những nguy cơ về mặt sức khỏe, chúng còn là một nguồn methane khổng lồ.”Lượng methane thải ra môi trường hàng ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu ứng nhà kính và dẫn đến sự thay đổi trong khí hậu, tạo ra những hiện tượng thời tiết khó lường và tác động trầm trọng đến hệ sinh thái nói chung.” Stevens giải thích.Sau đó, tất nhiên, có cả mặt nạ. "Hầu hết chúng được tạo ra và pha trộn nhiều loại vật liệu tổng hợp (nylon, microfibers nhựa, polyester). "Các phiên bản gần đây như mặt nạ "hydrogel", được chế tạo bằng polyme tổng hợp, về cơ bản, nhựa dẻo hoặc biocellulose khá thân thiện với môi trường, nhưng mặt nạ giấy có thể phân hủy sinh học luôn luôn tốt hơn. Một số chúng được ngâm trong huyết thanh dày với silicones, một nhóm các thành phần để lại một lớp màng mỏng bằng nhựa trên bề mặt da để tái tạo. Thay vào đó, mặt nạ giấy lại phủ silicon kết hợp với các thành phẩm tổng hợp khiến chúng như một chất độc bị rò rỉ dưới lòng đất trong nhiều năm", theo Stevens. "Điều tương tự cũng xảy ra với mặt nạ mắt, khăn tẩy trang, và miếng tẩy tế bào chết và cũng như những sản phẩm tẩy tế bào chết hàng ngày".
Ở một tầm nhìn vĩ mô hơn, một chiếc mặt nạ cotton hữu cơ có thể cần đến hàng nghìn lít nước và phí vận chuyển quốc tế cũng không hề thấp. Biết bap nhiêu công sức và khói bụi, rác thải cho một sản phẩm sử dụng trong vòng 20p và sau đó vứt đi. Dù để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng nhu cầu đối với các loại sản phẩm sử dụng một lần thì lại tăng không ngừng. “Doanh thu của bông tẩy trang tăng gần 15% mỗi năm, và tổng doanh thụ thị trường mặt nạ giấy dự kiến sẽ đạt hơn 50 tỉ đô-la vào năm 2025.” Stevens cho biết. “Tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng những sản phẩm này sẽ để lại ảnh hưởng trầm trọng đến với môi trường nếu sản xuất ở số lượng lớn.” Ai cũng biết rằng môi trường càng ô nhiễm thì da mặt chúng ta cũng sẽ bị tổn hại nặng nề, vì thế việc cắt giảm rác thải ra khỏi môi trường cũng là bảo vệ chính bản thân chúng ta.
Nguồn Vogue - Bài Chip Phan
FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương củanhững người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088