Kaiku: Sắc màu từ thiên nhiên
Green Lady Sinh viên tốt nghiệp tại trường Imperial College London, Nicole Stjernsward đã phát minh ra Kaiku, một hệ thống giúp chuyển hoá thực vật thành các loại bột màu từ quá trình ứng dụng công nghệ bay hơi.
Trái bơ, lựu, củ cải đường, chanh và hành tây là một vài những loại trái cây và rau củ có thể bỏ vào Kaiku để biến thành chất liệu màu vẽ, mực và màu nhuộm.
Vỏ của chúng được luộc qua để sản xuất màu nhuộm, sau đó sẽ được chuyển đến buồng bảo quản trong hệ thống Kaiku. Cùng với khí áp cao và nóng, màu nhuộm này bị ép đi thẳng qua một vòi phun và tiến vào một máy hút chân không bằng thuỷ tinh.
Phần bột mịn được sản xuất nóng đến nỗi nó bốc hơi gần như ngay lập tức, và các phân tử khô sẽ chạy qua một căn buồng để tới nơi chưng cất cuối cùng.
Stjernsward thiết kế ra Kaiku để tạo ra vật liệu tự nhiên thay thế cho những màu nhân tạo độc hại trên thị trường hiện nay.
“Bằng cách chuyển hoá những loại màu từ thiên nhiên, chúng ta sẽ dễ dàng tái chế sản phẩm hữu cơ”, Stjernsward chia sẻ, “Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại màu tổng hợp độc hại được làm từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, màu sắc gần như bị xem là một yếu tố “làm nhiễm độc” trong mảng kinh tế tuần hoàn,” cô nói thêm. “Tôi mong sản phẩm của mình có thể giúp thay đổi mô hình này.”
Stjernsward đã bắt đầu dự án bằng cách phỏng vấn nhiều nghệ sĩ và gặp gỡ David Peggie, một nhà hoá học làm việc tại phòng Triển lãm Quốc gia London để hiểu hơn về màu vẽ từng được sử dụng bởi những bậc kì tài cổ điển và các hoạ sĩ hiện đại.
Màu sắc vốn được chiết xuất từ thiên nhiên, như màu lam từ đá xanh da trời, màu vàng từ đất sét hoàng thổ và màu đỏ lấy từ quá trình nghiền nát cánh bọ cánh cứng. Các loại củ như hành tây thì dùng để nhuộm vải.
Ngày nay, những phương pháp này đã bị xói mòn trong ngành thời trang công nghiệp hoá do sự xuất hiện của các loại màu rẻ hơn được chiết xuất từ dầu mỏ nhưng tác hại của chúng lên con người và môi trường là vô cùng nghiêm trọng.
Những loại màu này có thể thải ra hoá chất dầu mỏ vào không khí sau khi đã khô, tạo ra những vấn đề về hô hấp và làm nguy hại đến tầng ô-zôn. Những chất thải công nghiệp trong màu nhuộm tổng hợp được thải vào hệ thống nước sinh hoạt, làm ô nhiễm môi trường nước và gây ra nhiều căn bệnh ngộ độc nguy hiểm cho con người.
Kaiku giúp tạo ra một hệ thống thay thế có thể tận dụng nguồn thức ăn thừa, những thứ có lẽ chỉ đợi mục rữa ở bãi rác, để tạo ra những loại màu không độc hại.
“Khi sử dụng loại bột này như màu vẽ thông thường, tôi đã thành công khi thử chúng với màu keo, màu nước và mực. Về mặt chất liệu, tôi thử chúng với nhựa sinh học agar, giấy, vải, thạch cao, và trên gỗ. Tôi có thể ứng dụng chúng như những vật liệu sinh học, màu vẽ cho các hoạ sĩ truyền thống, mực in, mực vẽ, và thậm chí là mỹ phẩm.”
Kaiku có nghĩa là ‘tiếng vang’ trong tiếng Phần Lan, ngôn ngữ của bà ngoại cô.“Cái tên thể hiện giá trị thừa kế khi so sánh với những màu thông thường khác vì chúng không có câu chuyện hoặc lịch sử,” cô nói.
Hiện tại, Stjernsward đang làm việc với nhiều hoạ sĩ và nhà thiết kế textile để thử nghệm thêm về cách sử dụng màu.
Nguồn Dezeen - Bài Chip Phan
FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương củanhững người yêu nghệ thuật, champagne, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088