288
11 Tháng 08 8:10 am

Tại sao thời trang bền vững lại đắt đỏ?

 Nhu cầu mua sắm những bộ quần áo thân thiện với môi trường ngày càng tăng, nhưng hầu hết người tiêu dùng lại không muốn trả nhiều tiền hơn cho điều này. Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?

Trừ khi bạn mua đồ đã qua sử dụng hoặc đồ vintage, thì những món đồ thời trang luôn đi kèm với giá thành đắt đỏ. Nhưng nếu xét lại những tác hại về mặt môi trường mà ngành công nghiệp thời trang đã gây ra - ví dụ như khoảng 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu chỉ từ ngành thời trang mà ra. Điều quan trọng mà chúng ta cần phải nhận ra ngay hôm nay, là không biến những bộ quần áo thân thiện với môi trường trở thành vật xa xỉ, đặc biệt là khi có sự gia tăng về nhu cầu quần áo bền vững trên toàn thế giới.


 
Một mặt tích cực của nạn dịch là thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường của con người, người tiêu dùng đang ngày càng ủng hộ những lựa chọn thân thiện với môi trường. Một khảo sát được thực hiện vào tháng Tư cho thấy có tới 67% người tiêu dùng coi việc sản phẩm làm từ vật liệu bền vững là một yếu tố quan trọng khi họ mua sắm; Trong khi đó 63% người cũng quan tâm đến cách các thương hiệu coi trọng và đề cao việc bảo vệ môi trường. Thế vấn đề là gì? Ít hơn một phần ba người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, dựa trên một báo cáo gần đây.
 
Theo ông Brittany Burns, giám đốc chiến lược và phát triển doanh nghiệp tại tổ chức phi lợi nhuận Fashion For Good, nhận thấy rằng người tiêu dùng thường nghĩ thời trang thân thiện với môi trường sẽ rất mắc tiền. "Tôi hi vọng rằng sẽ có những thay đổi trong tương lai, sự đột phá trong công nghệ và các thiết kế mới có thể khiến cho giá tiền giảm đi và sẽ thay đổi cách nhận thức của người tiêu dùng."
 
Cách định giá những sản phẩm thân thiện với môi trường

Một thiết kế của thương hiệu Ninety Percent


Hiện nay, những sản phẩm thân thiện với môi trường thường có mức giá cao, mặc dù nhiều thương hiệu như Ninety Percent đang cố gắng thay đổi điều này. Nhãn hiệu có trụ sở tại London đã cam kết dành 90% lợi nhuận của mình cho các tổ chức từ thiện, và định vị mình ở trên các nhãn hiệu thời trang fast-fashion và dưới những thương hiệu đương đại như Acne, với những chiếc áo phông có giá từ £30 tới £55." Thế hệ Millenials và Gen Z sẽ có đủ khả năng mua quần áo của chúng tôi. Tôi muốn đạt được chất lượng tương đương với Acne, có tất cả các quy trình sản xuất bền vững nhưng giá chỉ bằng một phần ba."
 
Để gán mức giá phải chăng cho sản phẩm của mình là việc không hề đơn giản với các thương hiệu. " Chúng tôi có thể định được những mức giá này vì chúng tôi sở hữu nhà máy sản xuất," Hassan giải thích, ông còn cho biết thêm rằng tất cả công nhân may mặc đều được trả một mức lương công bằng và được bảo hiểm y tế ở Bangladesh. Mặt khác, hàng dệt kim của nhãn hiệu này có giá cao hơn (một chiếc áo len Merino có giá £ 150) do lsử dụng vật liệu cao cấp và có số lượng sản phẩm sản xuất thấp - mặc dù nó vẫn có giá cả phải chăng hơn các nhãn hiệu khác .

 
Vai trò của thương hiệu thời trang nhanh

Chiếc đầm thuộc bộ sưu tập Concious của H&M


Các thương hiệu lớn như H&M - vốn đã tự khẳng định mình là người đóng vai trò quan trọng trong thị trường thời trang bền vững - H&M có lợi thế rõ ràng về giá cả, nhờ vào khối lượng sản xuất vượt trội. Bộ sưu tập H&M’s Conscious, bao gồm các sản phẩm may mặc được làm từ ít nhất 50% nguyên liệu có nguồn gốc thân thiện với môi trường (ngoài trường hợp là bông tái chế) - hiện đang cung cấp áo phông có giá từ £ 6,99 đến £ 19,99. Giorgina Waltier, giám đốc thời trang bền vững của H&M tại Vương quốc Anh cho biết: “Sứ mệnh của H&M  là đưa thời trang bền vững đến tất cả mọi người với mức giá hợp lí nhất.”
 
H&M cũng cho phép hãng đầu tư và mở rộng quy mô các công nghệ mới, chẳng hạn như Circulose - một loại sợi mới được làm từ vải bông loại bỏ đi mà nhà bán lẻ đã sử dụng lần đầu vào tháng Hai. Waltier giải thích: “Chúng tôi muốn sử dụng quy mô và kích thước lớn của mình để thực sự thúc đẩy sự thay đổi mang tính hệ thống trong toàn bộ ngành công nghiệp thời trang. Chúng tôi đang đầu tư vào các cải tiến mới để tận dụng hiệu quả những vật liệu bền vựng, từ đó đưa ra mức giá vừa túi tiền nhất.”
 
Tuy nhiên, chuỗi cửa hàng thời trang nhanh đã phải đối mặt với các cáo buộc truyền đạt ấn tượng sai lệch về sản phẩm thân thiện với môi trường để đánh lừa người tiêu dùng và đánh bóng thương hiệu từ một số nhà vận động môi trường. Họ cho rằng toàn bộ mô hình kinh doanh của H&M -  bán số lượng lớn quần áo với giá thấp - là phản lại ý nghĩa của từ ‘bền vững’. Tuy nhiên, H&M lập luận rằng họ hoàn toàn cam kết để trở thành một “doanh nghiệp 100% tuần hoàn”, mặc dù rõ ràng họ còn phải trải qua một chặng đường dài trước khi đạt được điều đó.
 
Một mối quan tâm lớn khác là liệu công nhân trong toàn bộ chuỗi cung ứng có được trả mức lương đủ sống hay không, với những mức giá thấp mà H&M đang định cho sản phẩm của mình. Đang có một sự quan tâm lớn đến những công nhân may dệt, những người bị bỏ rơi trong tình cảnh tuyệt vọng khi mà các thương hiệu hủy đơn đặt hàng, thiệt hại 3,18 tỷ đô la chỉ tính riêng ở Bangladesh vào thời điểm mới bắt đầu đại dịch (Riêng H&M đã cam kết thanh toán đầy đủ cho các đơn hàng của mình). Theo chiến dịch Clean Clothes, có tới 93% thương hiệu không trả mức lương đủ sống cho các nhà cung cấp của mình. Trong khi H&M đã vạch ra chiến lược nhằm tạo ra “những điều kiện tiên quyết tốt nhất để có mức lương đủ sống”, các nhà vận động kêu gọi một cam kết cụ thể hơn để đảm bảo tất cả người lao động đều được trả lmức lương xứng đáng.

 
Đầu tư vào thương hiệu bền vững, thân thiện với môi trường


Người tiêu dùng ngày nay đã quen với việc mua quần áo với giá cả thấp, nên họ có thể phải bắt đầu làm quen với việc trả tiền nhiều hơn để đảm bảo hàng may mặc họ mua được sản xuất theo một cách đạo đức và không gây hại tới môi trường. “Nếu bạn đang trả € 3 cho một chiếc áo sơ mi, hãy suy nghĩ về những người đã tạo ra chiếc áo sơ mi đó và những hy sinh đi kèm với nó” Burns nói. “Điều đó không có nghĩa là một chiếc áo sơ mi cần có giá 900 €. Tôi nghĩ rằng ta hoàn toàn có thể đưa ra một mức giá hợp lí ở tầm trung."
 
Hãy luôn nhớ câu thần chú "Mua đồ chất lượng và mua ít đồ hơn". Nếu bạn đầu tư vào một bộ quần áo mà bạn có thể mặc trong nhiều năm tới, thay vì mặc một vài lần rồi bỏ đi, chi phí cho mỗi lần mặc sẽ tự động trở nên thấp hơn. Burns bổ sung: “Bạn cũng cần phải thay đổi thói quen tiêu dùng. Mua ít hơn, nhưng mua những thứ bạn muốn giữ lâu hơn."
 
Chính nhu cầu của người tiêu dùng là yếu tố biến thời trang bền vững trở nên phù hợp hơn với túi tiền của tất cả mọi người. Bằng cách ủng hộ những nhà mốt đề cao sự bền vững, và đòi hỏi nhiều hơn ở những thương hiệu hiện chưa làm tròn vai trò bảo vệ môi trường của mình,  các thương hiệu sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào các vật liệu và công nghệ tân tiến và từ đó mới có thể giảm giá những sản phẩm của họ. “Đó là lý thuyết cung và cầu; Khi nhu cầu phát triển, ngành công nghiệp phải làm việc tích cực hơn để đáp ứng nhu cầu này ”. Burns kết luận rằng:“Quyền lực luôn nằm trong tay người tiêu dùng.”

Nguồn Vogue - Bài Irina

Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

Creative Class PRO I Trường "đại học 6 ngày" với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.

5 điều hiểu lầm về thời trang bền vững

5 điều hiểu lầm về thời trang bền vững

Green Lady Quần áo mua online trả lại thường sẽ bị đốt hoặc vứt vào bãi rác. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với phần lớn quần áo bạn quyên góp. Sau đây là 5 điều sai lệch về thời trang bền vững mà ai cũng nên biết.

Làn sóng di cư khỏi đô thị của thế hệ Milenials

Làn sóng di cư khỏi đô thị của thế hệ Milenials

Green Lady Từ San Francisco đến London và Tokyo, thế hệ Milenials đang rời khỏi những đô thị để đến các thành phố nhỏ hơn hay những vùng thôn quê. Vậy điều gì đang thúc đẩy trào lưu này? Một nhà văn chia sẻ kinh nghiệm bản thân mình về xu hướng này.


VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

VietnamColor I ra mắt triển lãm nghệ thuật & thiết kế “ĐI & VỀ, ĐI”

Pro_Creative ĐI & VỀ, ĐI để vẽ nên màu của mình, chúng ta là Màu Việt Nam. Khi người nghệ sĩ chọn chất liệu, họ say mê bề mặt của giấy, toan, đất, vải, vóc, sơn hay bất kỳ kết cấu nào tạo ra cảm xúc để sáng tạo. Người thưởng ngoạn hít thở sâu, nhắm mắt, lắng nghe từ trực giác, mở mắt để thấu cảm màu sắc, hình, khối, vẻ quyến rũ từ chất liệu, tài năng của người nghệ sĩ, hòa nhịp làm nên câu chuyện sáng tạo. Khi bắt đầu chạm, sẽ hiểu rồi yêu, điều này vô cùng quý giá cho hành trình khám phá nghệ thuật ĐI & VỀ, ĐI của mỗi người.

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Subscription

Fashionnet

Follow us