5 điều hiểu lầm về thời trang bền vững
Green Lady Quần áo mua online trả lại thường sẽ bị đốt hoặc vứt vào bãi rác. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với phần lớn quần áo bạn quyên góp. Sau đây là 5 điều sai lệch về thời trang bền vững mà ai cũng nên biết.
Chất liệu quần áo càng đắt tiền càng ít rủi ro nhân công tạo ra nó bị bóc lột
Nhiều thương hiệu tầm trung và xa xỉ có chung nhà máy với những thương hiệu rẻ tiền và thời trang nhanh. Điều này có nghĩa là các nhân công đều có khả năng bị bóc lột sức lao động, bất kể số tiền bạn bỏ ra cho quần áo của mình. Thêm vào đó, giá tiền của chất liệu cũng không đảm bảo các công nhân sẽ được trả lương tương xứng, bởi vì chi phí nhân công chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số chi phí sản xuất.
Tuy nhiên nhiều thương hiệu xa xỉ cũng đã góp phần giúp ngành công nghiệp thời trang bền vững hơn. Nhiều nhà mốt như Blueberry đã có những bộ sưu tập ‘trung lập carbon’, còn Gucci cũng khẳng định điều tương tự với quy trình sản xuất của mình. Stella McCartney trong những năm gần đây luôn tiên phong trong việc khiến ngành công nghiệp thời trang bền vững hơn, và họ cũng là một trong số những nhà mốt cam kết rằng đến năm 2030 sẽ giảm đi 30% tổng lượng khí carbon thải ra.
Quyên góp quần áo cũ là một cách hay để vừa dọn tủ quần áo vừa bảo vệ môi trường
Quả thật là các tổ chức thiện nguyện và cửa hàng đồ cũ sẽ bán một phần trong số quần áo mà họ nhận được, nhưng đa số các món đồ quyên góp thường sẽ bị chuyển đến những khu chợ tại các nước đang phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp địa phương, hoặc chúng sẽ bị chuyển đến những bãi rác. Mỗi năm, hàng triệu tấn đồ đã qua sử dụng tại Mĩ được chuyển đến các nước khác. Châu Phi tiếp nhận 70% lượng quần áo cũ trên toàn thế giới.
Một dự án nghiên cứu năm 2016 với tên gọi “Dead White Man’s Clothes” báo cáo rằng tại Kantamanto, chợ đồ cũ lớn nhất ở Ghana, 15 triệu sản phẩm được chuyển đến mỗi tuần. Dự án kết luận rằng 40% quần áo trong mỗi lô hàng bị vứt vào bãi rác, Vịnh Ghi-nê, hay bị đốt.
Đa số quần áo đều có thể được tái chế
Quần áo có thể khó được tái chế, tùy thuộc vào cách tạo ra nó. Các vật liệu tổng hợp (như cotton và polyester), cần phải được tách rời trước khi tái sử dụng nó. Tại Mĩ, ít hơn 14% lượng quần áo và giày dép vứt đi được tái chế. Còn tại châu Âu, ít hơn 1% lượng quần áo quyên góp có thể tái chế thành chất liệu mới, theo như Circle Economy báo cáo.
Quần áo rẻ tiền không đáng sửa lại
Chi phí sửa lại quần áo thời trang nhanh có thể bằng với giá tiền mà bạn đã bỏ ra để mua nó, nhưng việc giữ nó lại là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường. Bạn có thể tự học những cách sửa chữa đơn giản để giảm thiểu chi phí, như thay nút, sửa khóa kéo hay may lại những đường chỉ bung.
Quần áo mua online bị trả lại sẽ được bán cho các khách hàng khác
Quần áo bạn trả lại có thể bị đốt hoặc đưa vào bãi rác. Các công ty sẽ tốn ít tiền hơn để vứt bỏ những sản phẩm được trả lại thay vì xem xét và đóng gói lại nó, nhiều thương hiệu cũng không muốn quyên góp bởi vì e sợ điều đó sẽ làm giảm giá trị thương hiệu của họ và ảnh hưởng đến tính độc quyền. Một bản báo cáo từ CBC vào năm 2019 cho thấy lượt trả lại quần áo đã mua qua mạng cũng tăng 95% so với 5 năm trước đó.
Nguồn CNN - Bài dịch PD
Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM.
Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.