288
30 Tháng 07 2:32 pm

Karl Lagerfeld, "bố già" của làng mốt đương đại

 Xuất thân từ một chàng thư sinh người Đức gai góc, suốt sự nghiệp của mình, nhà thiết kế đại tài không ngừng xây dựng cho mình một đế chế mang tên "Karl Lagerfeld " tồn tại vững chắc trong làng thời trang thế giới

Paris, Pháp

Cuộc trò chuyện với Karl Lagerfeld là một cuộc phiêu lưu kì thú. Những câu từ của ông ấy đến với bạn cùng sức mạnh và tốc độ của một khẩu súng máy, nổ súng khắp phòng với độ chính xác hoàn hảo, bạn phải cố gắng để theo kịp ông ấy.
“Tôi ghét những kẻ nghiệp dư. Tôi ghét những kẻ không chuyên nghiệp”, ông ấy nói khi tôi giải thích rằng ‘polymaths và multitaskers’ sẽ là chủ đề cho lần phát hành BoF 500 tổ chức hàng năm lần thứ hai của chúng tôi. “Chúng tôi đủ người có khả năng làm việc tử tế, chính vì vậy, không lí do nào những người không có khả năng (nên) giả vờ rằng họ làm tốt.”
Lagerfeld dĩ nhiên không phải là kẻ “giả vờ”, ông ấy là “lão quái nhân tóc trắng”. Buổi phỏng vấn của chúng tôi diễn ra ở trong văn phòng riêng của ông ấy tại rue des Saint-Pères ở quận 7 của Paris, ông đang trong tâm trạng vui vẻ. Karl đang chuẩn bị những khâu cuối cùng cho bộ sưu tập thời trang cao cấp Thu Đông 2018-2019 của Chanel, một trong nhiều dự án mà ông đang “tung hứng”.


“Thiết kế là câu chuyện không bao giờ có hồi kết” ông vừa nói, vừa kể tôi nghe về lịch trình sắp tới của mình.”Tôi hiện đang làm dự án “ready-to-wear”. Tôi cũng đã hoàn thành BST “pre-collection” truớc đó tại Chanel và Fendi. Nhưng BST “pre-collection” cùng với BST len phải được chuẩn bị ngay sau “Couture”. Sắp tới tôi sẽ đi Rome vào thứ Tư để hoàn tất chuẩn bị cho Fendi vì buổi trình diễn sẽ diễn ra ở Ý”
“Ngày mai tôi cũng phải đi chụp mẫu cho dự án “Couture”, à và nộp cả những bản phác thảo mà tôi trễ hẹn với các tạp chí “,ông ấy tiếp lời. “Sau đó tôi phải làm “dossier de presse” cho trang phục Chanel. Trước đó thì tôi có buổi hẹn chụp hình Frank Gehry, một kiến trúc sư, cho Harper’s Bazzar. Và cuối cùng là gặp mặt Marc Newson, chúng tôi hiện đang có dự án với Vuitton. Cậu đã nghe về nó chưa?”
Lagerfeld là một trong sáu “biểu tuợng” thời trang toàn cầu từng hợp tác với Delphine Arnault, phó chủ tịch điều hành của Louis Vuitton, trong một dự án đặc biệt kỉ niệm sinh nhật 160 của LV. BST túi và vali cao cấp này lấy cảm hứng từ hoạ tiết monogram đầy bản sắc của Louis Vuitton. Đây có thể xem là dự án hợp tác hoành tráng nhất của Karl cùng các nhà thiết kế đình đám khác.


Marc Newson, Rei Kawakubo, Christian Louboutin, Cindy Sherman, Karl Lagerfeld, Frank Gehry trong buổi ra mắt BST Monogram LV

Tất nhiên, Lagerfeld cũng đồng ý chụp hình một số đồng nghiệp của mình cho dự án. “Tôi đã chụp Cindy Sherman và tôi nghĩ tôi cũng nên có một vài bức ảnh của (Christian) Louboutin, nhưng tôi không rõ nữa. Rei (Kawakubo), cô ấy không muốn đuợc chụp hình nữa, cô ấy bảo chỉ cần làm một bản phác thảo về cô ấy và tôi đã làm sáng nay. Vì vậy mà tôi vẽ bức này.Mang một chiếc găng tay hở ngón đen, ông ấy rút Iphone ra và cho tôi xem bức tranh màu nước ông đã vẽ về Kawakubo, một trong những nhà thiết kế khó nắm bắt nhất. Đó là bức chân dung tuyệt đẹp.
Lagerfeld là nhà thiết kế tài giỏi, ông luôn có cách cân bằng thời gian bản thân cho Fendi, Chanel và Karl Lagerfeld, cũng như tham gia rất nhiều dự án khác. Và ông đã chứng minh được một khả năng vượt quá sức tuởng tượng của nhiều người, khi cùng lúc đứng sau nhiều thuơng hiệu khác nhau, ông đưa vào quỹ đạo của mình mọi thứ mới mẻ, hấp dẫn, trẻ trung. Tôi hỏi ông ấy về những khả năng hiếm hoi để làm tốt nhiều việc cùng một lúc. Ông ấy đã bắt đầu từ một điều nhỏ, rồi dần dần xây dựng nên những thứ khác hay sao? Liệu ông ấy có luôn luôn làm nhiều thứ như vậy? Tất cả mọi việc diễn ra như thế nào?

Lagerfeld khi còn trẻ. Càng về sau ông càng xây dựng hoàn hảo hình ảnh bố già tóc trắng với trang phục đen - một biểu tượng tuyệt đẹp của thời trang cao cấp 

“Cũng thật khó để diễn đạt vì một thứ đem lại rất nhiều thứ”. “Khi tôi còn nhỏ, tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể kiếm sống bằng thời trang. Tôi chưa bao giờ lên kế hoạch gì cho cuộc đời mình nhưng tôi luôn sẵn sàng cho những bất ngờ. Tất cả điều này thật sự thú vị. Tôi yêu thiết kế nội thất. Tôi thích thời trang và tôi chìm đắm trong những quyển sách”.
“Khi còn bé, tôi không bao giờ chơi với những đứa trẻ khác. Tôi không làm bất cứ gì ngoài vẽ và đọc. Tôi thích vẽ vì trong giai đoạn đầu của cuộc đời, tôi muốn trở thành một họa sĩ hoạt hình”, ông nói. “Tôi tìm thấy một quyển tạp chí hoạt hình nổi tiếng từ năm 1900s trên gác mái nhà bố mẹ tôi, và từ giây phút ấy, tôi chợt nhận ra “hoạt hình” thật sự là một bức tranh rất đẹp.”
Hiện nay, Lagerfeld cũng đóng vai trò như một nghệ sĩ tranh biếm họa cho “Karikatur” trong tạp chí Frankfurter Allgemeine, một trong những tờ báo tiếng tăm nhất của Đức, với khả năng hội họa của mình, Lagerfeld qua các bức vẽ phê phán tình hình chính trị nuớc Đức, đặc biệt ông từng nhắm vào nữ thủ tuớng Angela Merkel và tổng thống Nga- Putin, cũng như nhà thiết kế Miuccia Prada. “Ở Pháp, tôi phải cẩn trọng hơn”, ông nói, dường như để ám chỉ về bức trang biếm họa mình đã vẽ một vài tuần truớc đó, về một nhà chính trị gia Pháp-Marine Le Pen mặc một bộ dirndl (loại trang phục truyền thống của phụ nữ Đức). Cha cô, nhân vật chính trị gây nhiều tranh cãi, đã nói đùa về việc gửi ca sĩ Pháp người Do Thái đến “fournées”, cách chơi chữ “oven” (lò nướng). 
Lagerfeld lớn lên vào những năm 1930s ở Đức, khoảng thời gian mà Hitler lên nắm quyền. Gia đình ông chuyển từ quê huơng Hamburg sang miền bắc nước Đức. Chỉ cho đến khi họ trở về Hamburg sau chiến tranh, khoảng đầu thời niên thiếu của ông, ông mới bắt đầu trói buộc mình với thời trang. Khi ông 14 tuổi, ông đã xin bố mẹ mình đến định cư ở Paris để theo đuổi đam mê. “Đó là một phép màu khi bố mẹ cho phép tôi sang Paris trước khi tốt nghiệp.”, ông ấy nói “Mọi người đều nói tôi sẽ lạc lối, nhưng tôi nhận ra rằng không phải ai sinh ra cũng để lạc lối, và tôi là một trong số ít đấy.” Thực vậy, Lagerfeld không giống với bất cứ ai. “Tôi luôn luôn tập trung mọi bước đi của mình”, ông nhớ lại. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng những lời khuyên chân thành của mẹ ông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Lagerfeld. ”Những gì bà ấy từng nói khi tôi còn nhỏ là đúng. Nó giống như kiểu, bạn biết đấy”, ông ấy nói. “Thật sự rối trí, cảm tưởng như đầu óc tôi có thể nổ tung vậy. Chính vì vậy mà tôi phải bình tĩnh và tỉnh táo lại. Tôi nghĩ đó cũng là điều tốt. Đôi khi bạn phải lạc lối để thấy được những gì mới mẻ. Anh biết đấy, chúng ta có thể cười bản thân khi thất bại nhưng quan trọng là phải thành thật với chính mình.”
Thành công đầu tiên của Karl Lagerfeld là vào năm 1954 khi ông giành được giải thưởng từ cuộc thi International Woolmark Secretariat (bây giờ là The International Woolmark Prize), đã giúp ông trở thành trợ lý cho Pierre Balmain, một thợ may lừng danh người Pháp. “Đó là một sự tình cờ. Tôi vẫn đang đi học khi tôi thắng giải thưởng. Tôi chưa từng lên kế họach gì cả, anh biết đấy”, ông nói. “Mọi thứ đến giống như “boule de neige”, một quả cầu tuyết, lăn xuống. Và sau đó, nó trở thành, có thể nói là một “trận lở tuyết”. 
Sau 3 năm ở Balmain, Lagerfeld chuyển sang làm việc cho thương hiệu thời trang cao cấp Patou. “Tại Patou, tôi học được tất cả các kĩ thuật cũ và chất liệu thiết kế, chính vì vậy, tôi dễ dàng nắm bắt và đi theo sự phát triển của công nghệ. Sự thật là tôi hiện đã biết rất nhiều về kĩ thuật thiết kế, cho nên không có câu hỏi nào về quá trình thiết kế, hay những thắc mắc về kĩ thuật mà tôi không trả lời được trong vòng 3 giây”.

 

Lagerfeld cũng phát triển thêm kỹ năng phác họa, một thứ mà có thể giúp ông ấy thiết kế với độ chính xác cao, tốc độ và sự tỉ mỉ như hiện nay. “Tôi vẽ theo cách để mọi người hiểu và có thể tự làm chiếc váy khi không có sự hiện diện của tôi. Từng chi tiết, từng tỷ lệ, từng vết cắt..- tất cả mọi thứ”.


Vậy, mọi thứ dễ dàng chứ?
“Không, tuy nhiên,tôi vẫn cố làm việc chăm chỉ để cải thiện mình. Mọi thứ sẽ không suôn sẻ như khi bạn còn trẻ. Bạn phải vật lộn từng chút một. Nó cũng rất tốt cho sức khoẻ đấy. Còn không, công việc sẽ trở nên nhàm chán, đúng không?”
Sau khi rời Patou vào năm 1963, Karl Lagerfeld hoạt động tự do thay vì làm một nhà thiết kế cố định cho một thương hiệu. “Khi tôi ra khỏi Patou với tư cách là một nhà thiết kế trang phục, tôi rất thích những ý tuởng làm việc tự do vì “freelancing” chính là “tự do””, ông nói. “ Và những suy nghĩ như vậy chưa từng xuất hiện khi tôi còn trẻ: "Sự trung thành tuyệt đối sẽ giết chết tính sáng tạo"”.
Ông vẫn giữ quan điểm này cho đến tận ngày nay.”Điều tội tệ nhất là bị bó buộc trong quá khứ vì mọi công ty đều muốn độc quyền. Nếu bạn muốn huỷ hoại một ai đó, chỉ cần ném họ vào thùng rác, hoặc cô lập họ trong một tòa tháp. Nó rất tệ đấy.”
Khoảng thời gian sau đó, ông cũng hợp tác thiết kế ở Anh,Pháp,Ý,Đức với nhiều thương hiệu đình đám như Ballantyne,Krizia,Charles Jourdan và Chloé, nơi mà ông cuối cùng cũng đánh dấu tên tuổi mình trong giới thời trang. Năm 1965, Fendi mời ông hợp tác thiết kế đồ lông (Ngày nay, 50 năm sau, ông vẫn thiết kế cho nhiều BST của Fendi như ready-to-wear, giày dép và cả BST lông thú).
Năm 1983, Lagerfeld đảm nhận thêm vị trí giám đốc sáng tạo của Chanel. Chỉ hơn một thập kỉ sau cái chết của huyền thoại Coco Chanel, thưong hiệu Chanel gần như đứng truớc bờ vực phá sản. Tuy vậy, Lagerfeld đã làm cho Chanel trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Đánh bay nét mộng mơ, lãng mạn trong các thiết kế cũ, ông thổi hồn vào đó những hơi thở hiện đại, phù hợp với thị hiếu công chúng yêu thời trang. Dưới khối óc và bàn tay của kẻ thức thời Karl Lagerfeld, Chanel đã phát triển ở một đẳng cấp chẳng ai so kè được.

 


“Chúng ta sống trong thế giới mà đối với những loại hình kinh doanh như vậy, cần nhanh chóng và chính xác. Thỏa thuận của tôi và Chanel, đó là bản kí kết dài hạn - 4 BST trong một năm: 2 bộ Couture và 2 bộ ready-to-wear. Thực chất, tôi làm đến 8 bộ. Không phải để tôi có thêm tiền. Mà vì ý tưởng của tôi là làm đến 6 BST ready-to-wear, mọi thứ đều có thể thay đổi sau 2 tháng. Tiếc là chưa ai nhận thấy điều đó.”
Chính “đôi mắt sáng tạo” của Lagerfeld đã đặt nhịp điệu thời trang của Chanel ở đâu đó khoảng giữa của chuỗi thời trang fast-fashion như Zara, vài tuần lại có một BST mới, cũng đã làm khoảng 4 BST ready-to-wear trong năm.
Sau khi tham gia Chanel, Lagerfeld cũng quyết định tạo nên một thương hiệu riêng của mình. “Thật ra, lúc đấy tôi tạo nên nó dù chưa thật sự mong muốn làm vậy, nhưng tôi cũng không thể nào làm chủ Chloé mãi đuợc. Có rất nhiều vấn đề xảy đến.” ông nói. Trong khi Chanel đang rất thành công, thì thuơng hiệu riêng của ông lại phải trải qua nhiều thăng trầm cũng như sự thay đổi trong quyền sở hữu. “Tôi đã có rất nhiều đề xuất và mục tiêu, cùng với sự khởi đầu khá tốt nhưng mọi thứ lại không được đón nhận. Sau đó, tôi bán cho công ty khác, họ làm rất tốt, được một thời gian, họ cũng tiếp tục chuyển nhượng cho bên khác thì mọi việc lần nữa không may mắn lắm. Bây giờ, khi tôi nhìn lại những BST ấy, tôi đã nghĩ nó thật sự rất nực cuời với những gì từng xảy ra. Nhưng, đời là vậy đấy.”
Năm 1998, Lagerfeld bắt đầu tự mình thành lập doanh nghiệp, duới thuơng hiệu Lagerfeld Gallery. ”Tôi giữ nó chỉ vì tôi muốn Caroline (Lebar), Sophie (de Langlade) và tất cả chúng tôi có thể hợp tác cùng nhau.” Lebar đã đồng hành cùng Lagerfeld suốt 30 năm. “Tôi quan tâm mọi người nhiều hơn công ty. Đó là lí do tôi không muốn sở hữu nó. Tôi không muốn điều hành một doanh nghiệp. Mọi người làm điều đó tốt hơn tôi.”
Năm 2004, Lagerfeld bán thương hiệu mình cho Tommy Hilfiger Corporation để biến thương hiệu theo “chiều hướng toàn cầu” cũng như “cung cấp cho Tommy Hilfiger một nền tảng phát triển mới trong giới thời trang cao cấp”, dựa theo một số thoả thuận khi giao dịch. Năm đó, ông cũng bắt tay hợp tác với H&M, hợp đồng này đã biến ông từ một nhà thiết kế nổi tiếng trở thành thuơng hiệu toàn cầu. “Tôi muốn biết những gì đang xảy ra ở nơi khác”, ông nói. “Và bạn chỉ có thể học từ đó thôi.”
Vào tháng Tư vừa rồi, sau khi chuyển nhượng cho các nhà đầu tư như tập đoàn PVH, Silas Chou và Tommy Hilfiger, thương hiệu Karl Lagerfeld cũng đã tìm được chỗ đứng của mình trong “chiến trường thời trang”. “Nó cuối cùng thực sự đi theo huớng mà tôi mong muốn”, Lagerfeld nói. “Mức độ phát triển kinh doanh của Lagerfeld chính xác với điều tôi từng làm cho H&M”. Vì lẽ đó, Lagerfeld chỉ như một thuơng hiệu bán lẻ, chứ không trình diễn catwalk, và giá cũng thấp hơn nhiều so với Chanel và Fendi. “Đối tác kinh doanh cũ của tôi nghĩ rằng nó sẽ trở thành một hãng thời trang cao cấp và đó là sai lầm. Lagerfeld là một thương hiệu hoàn toàn khác.”
Ngày nay, thương hiệu Karl Lagerfeld là một thương hiệu thực sự xây dựng trên hình ảnh và lối sống của con người, đặc biệt nhắm vào giới trẻ, ông gọi đây là “sự quyến rũ của trí tuệ” với những thiết kế mang màu sắc tươi sáng và sợi dệt kim nhẹ nhàng thể hiện toàn bộ tài năng ông tinh chế được trong sự nghiệp của mình.


Biểu tượng thời trang - một kho tàng văn hóa 
Trong một buổi tham quan phòng triển lãm vài ngày trước, tôi thấy được bộ sưu tập thời trang da Monster Choupette được thiết kế dựa trên “nàng thơ” rất được yêu thích của Karl Lagerfeld, chú mèo trắng Birman. Ngoài ra, trong cửa hàng cũng như trên mạng trưng bày rất nhiều thiết kế nước hoa và đồng hồ độc lạ nhưng cũng rất cuốn hút của Lagerfeld, đồng thời cũng trưng bày những bức tượng tokidoki nhỏ của Karl.


“Chúng tôi có kế họach đầy tham vọng cho việc kinh doanh và đã bắt tay vào một chiến lược phát triển trong 6 tháng qua, cứ ba tuần lại mở một cửa hàng”, Pier Paolo Righi, giám đốc của Karl Lagerfeld, phát biểu tại buổi đầu tư của PVH vào tháng Tư .Righi cho biết sẽ có đến hơn 40 cửa hàng mở ở Trung Quốc Đại Lục trong khoảng 5 năm tới,10 cửa hàng nữa thì dự tính sẽ mở ở Trung Đông. Công ty đã từ chối tiết lộ doanh thu, nhưng báo cáo thị trường ước tính giá bán lẻ hàng năm của doanh nghiệp là khoảng 200 triệu đô.
Vậy làm sao Lagerfeld có thể quản lí được toàn bộ - 3 thương hiệu, 8 bộ sưu tập cho Chanel; BST ready-to-wear, giày dép cũng như BST lông thú cho Fendi; 3 mảng kinh doanh của Karl Lagerfeld – nhiếp ảnh, tranh biếm họa hoạt hình chính trị, thiết kế nội thất và rất nhiều thứ nữa?
“Anh biết không, tôi không bao giờ tự hỏi bản thân mình đã làm cách nào. Tôi cứ bắt tay vào thôi”, ông tiếp lời, “Có một dạng suy nghĩ, bạn nghĩ về nó càng ít thì nó càng trở thành thói quen thứ hai của bạn. Tôi là loại máy móc như vậy, thật sự nó không hẳn khiến tôi phải nỗ lực nhiều. Tôi không có vấn đề gì với bản ngã chính mình. Đa số những nhà thiết kế, đặc biệt là nhà thiết kế trẻ, họ đều có vấn đề với bản thân họ. Tôi không thể quan tâm ít đi hay làm ít đi. Thương hiệu là thương hiệu, tôi cố gắng với những gì tôi có thể làm.”
“Nếu bạn không tách riêng ra, bạn sẽ làm mọi thứ rối tung lên” ông ấy thêm vào, “Bạn phải được tách biệt. Khi tôi làm những đôi giày, tôi không nghĩ về bất kì thứ gì khác.”
Lagerfeld cũng là một kho tàng văn hoá, “Tôi muốn biết tất cả mọi thứ. Tôi đến các hiệu sách gần như là mỗi ngày. Bạn phải trở thành Google riêng của bạn. Tôi có thể nhìn và nhớ rất nhanh, tôi nhớ mọi thứ và điều đó thật sự rất quan trọng”, vừa nói ông vừa đặt những quyển sách chất đống xuống sàn, “ Nó giống như một căn bệnh. Tôi nghĩ rằng mình đã có đến 300000 cuốn sách tính đến hiện tại. Nhưng tôi ghi nhớ tất cả, thậm chí khi đi công tác ở nước ngoài, tôi có thể gọi cho bạn và nói về cuốn sách, vị trí cuốn sách, trong phòng đó, trên giá sách ấy, mọi thứ được ghi nhớ trong đầu tôi kĩ càng đến từng chi tiết”.

 

Thư viện sách trong căn hộ của ông có tới 300000 cuốn sách tính đến hiện tại. Lagerfeld ghi nhớ tất cả, thậm chí khi đi công tác ở nước ngoài, ông có thể nói về cuốn sách, vị trí cuốn sách, trong phòng đó, trên giá sách ấy, mọi thứ được ghi nhớ trong đầu ông kĩ càng đến từng chi tiết

“Thật sự rất chán khi nghe mọi người nói về quá khứ, sức khoẻ của họ - Tôi không muốn nghe những điều đó. Đó là một sự phân tâm. Tôi không nhớ quá khứ của bản thân. Hiện tại của tôi đã dễ chịu lắm rồi nên tôi không muốn bản thân mình quá đằm chìm trong kí ức”."Khi người ta nói mãi về những ngày xưa cũ tươi đẹp, tôi nói với họ những ngày đó không xưa cũ, mà là do họ đã già cỗi. Tôi ghét những ngày xưa cũ tươi đẹp. Điều quan trọng là ngày hôm nay có tươi đẹp hay không"
Tách biệt. Sống cho hiện tại. Liệu phong thái sống của Phật giáo có thể là chìa khoá cho sự thành công của Karl Lagerfeld? “Miễn là tôi không phải mặc y phục màu da cam đó thì mọi thứ được hết” , ông ấy cười.
Nhưng cuối cùng, có lẽ chìa khoá cho mọi việc là quyết định trở thành một nhà thiết kế tự do, làm việc cho các thương hiệu theo cách riêng của mình thay vì bị trói buộc. “Tự do là đỉnh cao của sự cao cấp. Khi tôi trở lại làm thời trang cao cấp cho Chanel, tôi trở lại cùng ý tưởng về sự tự do. Bạn không thể mua chuộc tôi, nhưng bạn có thể thuê tôi!. Tôi là một khẩu súng sẵn sàng cho bạn cầm, nhưng tôi đồng thời cũng biết cách cầm súng. Đó là điều duy nhất tôi muốn.”
Nguyên tắc này cũng được áp dụng tương tự với thương hiệu riêng của ông ấy. “Những lúc mà họ làm điều gì đấy mà tôi không nghĩ nó sẽ thành công, tôi sẽ rất mau chán”, ông tiết lộ, “Nếu tôi cảm thấy như mình đang đi sai hướng hoặc họ không thể nhìn mọi thứ theo cách tôi nhìn, tôi sẽ quên nó. Tôi không có hứng thú. Nó có thể là thương hiệu mang tên tôi, nó có thể là mọi thứ. Tôi không quan tâm đến việc đó cho lắm.”
“Động lực là nếu làm thì phải làm cho thật chính xác và hoàn hảo, không phải làm cho xong rồi thôi”, ông kết luận. “Tuyệt vời là trong cuộc sống này, bạn có thể làm một điều gì đó mà bạn thật sự muốn làm, bạn thích thú khi làm nó và bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán. Tôi không cảm thấy chán chút nào. Thậm chí tôi còn quan tâm đến rất nhiều thứ hơn truớc nữa.”
“Nơi tôi sống giống như một studio lớn với rất nhiều sách, một phòng tắm, một phòng ngủ, một phòng để quần áo lớn và một nhà bếp nhỏ để có thể nấu ăn. Không ai đến đó và tôi cũng không muốn có người đến nhà mình. Nơi đó không phải để giải trí. Nó dành riêng cho tôi và cho Choupette nổi tiếng. Tôi dậy sớm và ngồi vẽ những bản thảo, điều đó khiến tôi vui và tôi thật sự say mê với kiểu sống này.

 

Bài dịch Chip Phan - nguồn Business Fashion 

FASHIONNET là một ngôi nhà lạc quan, sống động nhưng tràn đầy cảm xúc, với sự ấm áp, thân tình. Fashionnet, nơi chiếu những bộ phim tuyệt vời, những buổi gặp gỡ yêu thương của những người yêu nghệ thuật, trà và lụa. FASHIONNET là thời trang, làm đẹp, nhiếp ảnh, hội họa là một nguồn vui sống tích cực và sinh động, vì phụ nữ hạnh phúc thì thế giới mới tốt đẹp. Fashionnet tại 7 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phưòng Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 093 406 8088

 
NTK Tài Lê và sự phát triển bền vững của thương hiệu thời trang cao cấp

NTK Tài Lê và sự phát triển bền vững của thương hiệu thời trang cao cấp

Designer Với phong cách thời trang mang tính hiện đại, thời thượng và cá tính, thương hiệu TAILE ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình trong làng thời trang Việt Nam. Là một thương hiệu thời trang cao cấp, TAILE mang trong mình những dấu ấn riêng biệt với những giá trị cốt lõi của một thương hiệu với sự đầu tư bài bản.

Virgil Abloh: Vị thủ lĩnh tinh thần của Off-White

Virgil Abloh: Vị thủ lĩnh tinh thần của Off-White

Designer “Theo một cách nào đó, cuộc sống của tôi đã trở thành một dự án trình diễn nghệ thuật khổng lồ, tuy nhiên tôi không phải người đứng dưới ánh đèn sân khấu. Thay vào đó, tôi gợi ý những ý tưởng, làm việc để phát triển chúng, giúp đỡ các nghệ sĩ chia sẻ chúng với thế giới và theo dõi những phản hồi.”

Bach Mai: Nhà thiết kế couture gốc Việt xuất hiện trên Vogue

Bach Mai: Nhà thiết kế couture gốc Việt xuất hiện trên Vogue

Designer Với kinh nghiệm làm việc cùng John Galliano, nhà thiết kế gốc Việt Bach Mai đang trên hành trình trở thành nhà mốt couture tiếp theo tại Mĩ. Được thừa hưởng tinh thần tò mò từ người bố làm kiến trúc sư, các tác phẩm của anh luôn thử nghiệm với những chất liệu độc đáo và sở hữu vẻ đẹp nữ tính cùng sự sang trọng quyến rũ


AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

AI có thể xác thực nghệ thuật thực hay giả không?

Storytelling Tính xác thực và độc đáo là tiền tệ của thế giới nghệ thuật. Một Van Gogh giả không có ý nghĩa gì, nhưng một Renoir thật có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, giống như mọi hoạt động theo đuổi sáng tạo, AI có khả năng phá vỡ thế giới nghệ thuật, cả quá khứ lẫn hiện tại. AI, được hỗ trợ bởi các bộ dữ liệu được tuyển chọn, đang tự định vị mình là một công cụ để hiểu rõ hơn về lịch sử nghệ thuật và là phương tiện mới cho các nghệ sĩ trong tương lai.

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Nguyễn Tư Nghiêm - Màu của nguồn suối tâm linh sâu thẳm

Art_Painting Những gì làm nên một Nguyễn Tư Nghiêm như "một mệnh đề đứng riêng", theo cách nói của Thái Bá Vân, là các đề tài mang màu sắc văn hoá dân tộc, và cùng với đề tài là các hoạ tiết xuất xứ từ di sản nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm là những điệu múa cổ, là hình ảnh Thánh Gióng, là hình ảnh Thuý Kiều & Kim Trọng - những nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 12 con giáp trong vòng xoay hoa giáp biểu tượng cho chu trình thời gian theo lịch pháp Á Đông...

Subscription

Fashionnet

Follow us